Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Hành trình 400 năm nhà truyền giáo đầu tiên của Dòng Tên đến Việt Nam




Những cử hành đánh dấu kỷ niệm 400 năm các nhà truyền giáo đầu tiên của Dòng Tên đến Việt Nam đã được ấn định khởi đầu bằng Thánh Lễ vào ngày 18 tháng 1, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà, Sài Gòn.

Để công bố cho sự kiện này, Dòng Tên đã lập trang mạng loanbaotinmung.net

Linh mục Giuse Phạm Thanh Liêm, Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam cho biết: Để kỷ niệm sự kiện này các tu sĩ Dòng Tên Việt Nam “sẽ tổ chức Năm Thánh, tổ chức những cuộc hội thảo chuyên đề về truyền giáo và chữ quốc ngữ, tổ chức các cuộc hành hương về quê hương và nơi hành quyết chân phước Anrê Phú Yên.”

Anrê Phú Yên là vị Chân Phước tử đạo tiên khởi của Việt Nam, ngài đã từng làm việc với các tu sĩ Dòng Tên thời đó và đã bị giết vào năm 1644. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho ngài vào năm 2000.

Các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đã đặt chân đến cảng Hội An thuộc miền trung Việt Nam vào ngày 18 tháng 1 năm 1615, tháp tùng các Kitô hữu Nhật Bản di tản tránh cuộc bách hại tôn giáo tại Nhật.

Mặc dù không phải là các nhà truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam – vì đã có các nhà truyền giáo đầu tiên đến trước đó vào năm 1533 và năm 1550 là các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh – nhưng việc đến Việt Nam của các Tu sĩ Dòng Tên có một ý nghĩa cho sự khởi đầu của Giáo Hội Việt Nam và có ảnh hưởng lớn cho nền văn hóa cũng như những đóng góp quan trọng cho lịch sử công cuộc loan báo Tin Mừng.

Mục đích của việc cử hành Năm Thánh này là canh tân đời sống thiêng liêng của các tu sĩ Dòng Tên Việt Nam và tất cả những ai đã đón nhận linh đạo thánh Inhã thành Loyola.

Ước mong của việc canh tân này là cũng cố tinh thần truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam, đồng thời giúp các kitô hữu Việt Nam biết một số điều về lịch sử truyền giáo trên quê hương mình.


Linh mục Giuse Liêm nói rằng một phần của Năm Thánh này sẽ là các cuộc hội thảo và diễn đàn nhằm “học biết và cổ võ cách thức loan báo Tin Mừng thích hợp với thế giới và con người ngày nay, qua việc nhìn lại lịch sử Loan Báo Tin Mừng tại quê hương Việt Nam. Những gì chúng ta có thể khám sẽ đưa ra những cách thức tốt hơn cho sứ mạng dấn thân với con người Việt Nam hôm nay.”

Linh mục Dòng Tên, Alexandre de Rhodes, mà công trình của ngài đã giúp La tinh hóa tiếng Việt từ chữ Nôm, được gọi là chữ “Quốc ngữ “.

Trước khi các tu sĩ Dòng Tên đến, những cố gắng đơn lẻ trong việc truyền giáo đã xuất hiện trong suốt thế kỷ XVI. Năm 1533, một giáo sĩ phương Tây tên là “I-Ni-Khu” đến đất nước này, giảng đạo trong khu vực ở Nam Định.

Năm 1550, các tu sĩ Dòng Đa Minh, Luis Fonseca, Gregory La Motte và Gaspar de Santa Cruz từ Malacca đến tỉnh Hà Tiên.

Năm 1580, có thêm bốn tu sĩ Đa Minh từ Philippines đến tỉnh Quảng Nam ở miền Trung Việt Nam. Và 1584, bốn tu sĩ Dòng Phanxicô đến Hà Nội.

Sự xuất hiện của các tu sĩ Dòng Tên tại Việt Nam gồm hai lượt. Lượt đầu tiên tại cảng thương mại Hội An gồm hai linh mục – François Busomi và Diego Carvalho – cùng với ba Kitô hữu Nhật Bản.

Các tu sĩ Dòng Tên khác không lâu sau đã đến gia nhập nhóm trên, gồm có các linh mục – François de Pina, Borri Christopho và đặc biệt là Alexandre de Rhodes, người nổi tiếng nhất trong số họ.

Bên cạnh việc đóng vai trò quan trọng trong phát triển chữ Quốc ngữ, thì nỗ lực trước hết của họ được dành để phát triển bộ giáo lý thích hợp cho người Việt.

Năm 1627, linh mục Alexandre de Rhodes chịu trách nhiệm truyền giáo ở Bắc Kỳ. Ngài đến tỉnh Thanh Hóa, sau đó thành lập các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên ở Hà Nội.

Tuy nhiên, với lệnh cấm Kitô giáo vào năm 1629, ngài bị trục xuất đến Macao năm 1630. Ngài trở lại Nam Kỳ năm 1640, và bị trục xuất lần nữa vào năm 1644.

Năm 1650, cha de Rhodes đề nghị với Thánh Bộ Truyền bá Đức tin (Propaganda Fide) ở Rôma gửi giám mục đến Việt Nam, đào tạo và truyền chức cho giáo sĩ người Việt bản địa.

Sáng kiến ​​này đã được Tòa Thánh thực hiện khi bổ nhiệm vị Đại Diện Tông Tòa đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1659, là Đức giám mục Pallu, người đứng đầu Giáo Hội mới ở Bắc Kỳ, và Đức giám mục Lambert de la Motte, người nhận trách nhiệm lãnh đạo Giáo hội mới ở phía Nam của đất nước sau đó được gọi là Nam Kỳ.

Các giám mục đầu tiên này là thành viên Hội Thừa Sai Pari mới được thành lập.

(UCAN 14.01.2014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét