Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Tin Mừng Chúa nhật VI Phục Sinh - Năm C

suy-niem-chu-giai-chua-nhat-vi-phuc-sinh-lm-inhaxio-ho-thong-2

PHÚC ÂM: Ga 14, 23-29

"Thánh Thần sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con".


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. Kẻ không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Lời các con nghe, không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Đấng đã sai Thầy. Thầy đã nói với các con những điều này khi còn ở với các con. Nhưng Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con. Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin".

Nguồn: http://www.kinhthanhvn.net/01-05-chua-nhat-6-phuc-sinh/

CHÚC MỪNG LỄ THÁNH GIUSE THỢ - Bổn mạng Giáo khu 2


Kết quả hình ảnh cho thánh giuse thợ?

Đời sống lao động luôn gắn liền với con người: người ta có thể làm việc chân tay và có người dùng tới trí óc. Tất cả đều là lao động.Có một thời giới thợ thuyền đã đứng lên tranh đấu để nâng cao phẩm giá và nâng cao đời sống của họ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX tại Aâu Châu. Nhiều phong trào đấu tranh đã nổi dậy đòi giới chủ ông phải tăng lương và xem xét lại giờ giấc, điều kiện lao động. Giáo Hội qua các vị lãnh đạo tinh thần đã lắng nghe tiếng nói, tiếng cầu cứu của họ. Đức Thánh Cha Lêô XIII và Piô XI đã mở ra những chân trời mới trong giới lao động. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng của giới cần lao. Thế giới đã dùng ngày 01 tháng năm để mừng ngày lễ lao động.

THÁNH GIUSE LÀ AI ?

Thánh Giuse sinh tại Nagiarét, một thôn nhỏ bé và nghèo thuộc nước Do Thái. Thánh Giuse thuộc hoàng tộc vua Đavít, nhưng vì gia cảnh sau bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ lâm cảnh sa sút, nên thánh Giuse phải sống cuộc đời khó khăn, nghèo nàn với nghề thợ mộc để kiếm sống, nuôi gia đình. Thánh Giuse là một người lao động chân chính. Cuộc đời của Ngài là một chuỗi những thử thách triền miên. Tuy nhiên, Thiênn Chúa đã chọn Ngài làm bạn Đức Trinh Nữ Maria và là Cha của Chúa Giêsu Cứu Thế. Suốt đời của Ngài năm chìm bảy nổi chín long đong. Được chọn lựa làm bạn với Mẹ Maria để săn sóc Con Một Thiên Chúa và để giúp nhau sống đời tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa. Thánh Giuse đã gặp thử thách ngay khi đính hôn với Maria. Đức Trinh Nữ Maria đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần:” Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu”( Lc 1, 31). “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà…”( Lc 1, 35 ). Thánh Giuse lúc đó chưa hiểu ý Chúa, nên Ngài đã bị thử thách lớn lao. Rồi, thánh Giuse và Mẹ Maria đi về quê quán làm sổ hộ khẩu, Mẹ Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa, đã đản sinh Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem(Lc 2, 1-20 ). Như thế vẫn chưa hết, khó khăn và thử thách hầu như lúc nào cũng gắn liền với thánh Giuse: thánh Giuse đưa Mẹ Maria, Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập để tránh sự tàn bạo của Hêrôđê, rồi khi Hêrôđê băng hà, Ngài lại đưa Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu trở về Nagiarét( Mt 2, 13-23 ). Rồi tới tuổi, thánh Giuse lại đưa Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria dâng Chúa vào đền thờ: Oâng già Siméoon nói ngôn sứ về Hài Nhi( Lc 2, 22-28 ). Trong mọi biến cố, trong mọi sự chông gai khó khăn, thánh Giuse luôn can đảm, phó thác và sống hoàn toàn công chính, tin cậy tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa Giavê. Thánh Giuse đã được các thánh sử viết Tin Mừng ca ngợi là người công chính, người được ơn nghĩa với tHiên Chúa. Giáo Hội ca ngợi thánh Giuse:” Người công chính tươi tốt như cây dừa, lớn lên như cây hương nam núi Liban trồng nơi nhà Chúa trong đền thánh Người (Tv 92, 13-14 ) và ca nhập lễ, lễ thánh Giuse 19/3 đã viết:” Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan. Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa”( Lc 12, 42 ). Thánh Giuse quả thực trở thành gương mẫu cho mọi người về mọi nhân đức.

THÁNH GIUSE LÀ MẪU GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ


Đứng đầu gia đình thánh tại Nagiarét, thánh Giuse đã cần cù lao động, âm thầm thinh lặng và làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Thánh Giuse đã chấp nhận một công việc, một nghề tay chân: nghề thợ mộc. Với nghề thợ mộc, một nghề không có gì là vinh dự lắm trong xã hội Do Thái, thánh Giuse vẫn kiên trì phục vụ. Ngài làm việc với tất cả ý thức trách nhiệm của mình. Qua việc làm, qua nghề thợ mộc, thánh cả Giuse đã âm thầm chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng đang sống nhờ nghề thợ mộc của Ngài. Nơi Nagiarét, thánh Giuse đã phục vụ hết mình: mồ hôi, sự mệt nhọc và lòng hy sinh, quảng đại cố gắng của thánh Giuse đã mặc cho lao động một ý nghĩa tốt đẹp.  Chúa Giêsu trong gia đình thánh nagiarét đã học nơi thánh Giuse sự cần mẫn lao động, đã học nơi Mẹ Maria sự kiên nhẫn, đơn sơ phục vụ trong những công việc gia đình hết sức tầm thường nhưng là những công việc của đời thường, là những lao công của cuộc đời con người. Khởi đi từ gia đình Nagiarét, người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, quan thầy và là Đấng bảo trợ của giới lao động. Trong một thế giới đan xen ánh sáng và bóng tối, trong một thế giới văn minh tuyệt đỉnh, lao động dù trí óc, chân tay hay kỹ thuật máy móc điện tử vẫn luôn cần thiết. Sự im lặng: nói ít, làm với hết khả năng, với óc sáng tạo luôn được đề cao, trân trọng. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của Ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin , với lòng yêu mến.

Trong năm thánh hoá gia đình, việc lao động cũng cần được mọi gia đình xem xét lại vì cuộc đời của từng con người liên kết với công ăn việc làm của mình. Gia đình có đủ ăn, đủ mặc, gia đình có bảo đảm được vật chất, kinh tế của mình, đời sống tâm linh mới tốt hơn. Thánh Giuse đã nêu gương cần lao, đã biến gia đình Nagiarét thành trường đào tạo công ăn việc làm với tất cả lòng tin yêu. Chúa Giêsu cũng đã xuất thân trong gia đình Nagiarét, đã chấp nhận một công việc và làm cho việc lao động tràn đầy ý nghĩa. Mẹ Maria cũng đã làm việc nội trợ với tất cả ý thức, với tất cả lòng tin yêu của mình. Mừng lễ thánh Giuse thợ 01 tháng 5, xin thánh cả Giuse cầu thay nguyện giúp để mọi người, mọi gia đình luôn yêu mến công việc của mình vì những công việc chân chính sẽ giúp cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa.

Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gưong Người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao phó, hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành(  lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giuse thợ ).

Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/suyniem/saints/Thang5/Ngay1.htm

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Hong Kong: Người Công giáo xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho việc chấm dứt các vụ bách hại đạo tại Trung Quốc


WHĐ (28.04.2016) – Nhân Ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc sẽ diễn ra vào tháng tới, Đức hồng y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Tổng giám mục Hong Kong, đã chủ tọa một cuộc tập họp gồm khoảng 100 tín hữu trước văn phòng liên lạc Trung Quốc của thành phố hôm Chúa nhật 24-04 vừa qua.

Đức hồng y Quân tuyến bố: “Đứng trước các vụ bách hại này, chúng tôi không thể cam lòng chịu đựng. Chúng tôi không thể ở yên, thụ động. Nếu chúng tôi im lặng, chúng tôi trở thành những kẻ đồng lõa”.

Cuộc tập họp nhằm mục đích cầu nguyện và yêu cầu chấm dứt các vụ bách hại các Kitô hữu tại Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc vốn xem các tôn giáo như một công cụ du nhập ảnh hưởng của nước ngoài, nên luôn có thái độ từ nghi ngờ đến thù địch. Gần đây nhất, ngày 14-04, vợ của một vị mục sư Tin Lành đã bị chôn sống khi cố ngăn cản không cho người ta triệt hạ nhà thờ của họ.

Vào hai ngày 22 và 23 tháng Tư, trong một cuộc họp lãnh đạo về các vấn đề tôn giáo, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người chủ trương “Trung Quốc hóa” các tôn giáo, đã tuyên bố rằng các nhóm tôn giáo “phải hòa trộn các học thuyết tôn giáo của họ với văn hóa Trung Quốc”. Ông còn đòi hỏi các tôn giáo này, đồng thời, “phải một lòng với cuộc cải tổ Trung Quốc, với phong trào mở cửa và hiện đại hóa theo hướng chủ nghĩa xã hội bằng cách góp công sức cho việc thể hiện giấc mơ đem lại sức sống cho quốc gia Trung Quốc”.

Một thỉnh cầu kính gửi Đức Thánh Cha Phanxicô

Tại cuộc tập họp nói trên, một thỉnh cầu cũng đã được gửi tới Đức Thánh Cha Phanxicô để xin ngài cầu nguyện cho sự tự do tôn giáo và cho việc chấm dứt các cuộc bách hại, nhân dịp Ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc. Ngày cầu nguyện này, do Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thiết lập vào năm 2007, được tổ chức hằng năm vào ngày 24 tháng Năm, ngày người Công giáo Trung Quốc mừng kính Đức Bà phù hộ các giáo hữu, được sùng kính cách riêng tại Đền Thánh Xà Sơn ở Thượng Hải.

Thỉnh nguyện này, do sáng kiến của Ủy ban Công lý và Hòa bình giáo phận Hong Kong, đã thu thập được khoảng 800 chữ ký. Một thành viên của Ủy ban cho biết: “Chúng tôi hy vọng Đức Thánh Cha trong khi cầu nguyện, ngài sẽ thêm lời cầu nguyện cho việc chấm dứt chiến dịch loại bỏ thánh giá và cho hai giám mục mất tích”.

Những người ký vào bản thỉnh cầu tỏ dấu lo ngại về số phận của hai vị giám mục người Trung Quốc: Đức cha Giacôbê Tô Triết Dân (84 tuổi), giám mục Bảo Định và Đức cha Cosma Sư Ân Tường (95 tuổi), giám mục Dịch Huyền. Cả hai giám mục này đã bị giam giữ từ nhiều năm nay, và từ hơn mười lăm năm nay, người ta không còn tin tức gì về các ngài. Theo các thông tin chưa được xác nhận, Đức cha Cosmas có thể đã chết trong tù.

Bản thỉnh nguyện nói rằng “hai giám mục này đã bị giam giữ hơn nửa đời người của các ngài”, và xin Đức Thánh Cha “tìm hiểu về số phận của các ngài khi đối thoại với nhà cầm quyền Trung Quốc”.

(La Croix)

Mai Tâm
Nguồn: http://hdgmvietnam.org/hong-kong-nguoi-cong-giao-xin-duc-thanh-cha-cau-nguyen-cho-viec-cham-dut-cac-vu-bach-hai-dao-tai-trung-quoc/7863.57.7.aspx

Thiên Chúa đã bị khước từ

Kết quả hình ảnh cho 11-9?
Sau biến cố 11.9.2001 tại Mỹ, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô ta như sau: Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy ? Câu trả lời của thiếu nữ này thật sự là một lời cảnh tỉnh đối với chúng ta:
“Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là… người quân tử, nên Ngài đã lẳng lặng rút lui. 
Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình ? 
 Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý
Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: 'Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình v.v… và chúng ta cũng đã đồng ý
Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. Con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta lại nói rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều gì thì chẳng quan trọng, và chúng ta cũng đồng ý luôn. 
Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta lại không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một người lạ, một người thân hay chính mình. Có thế sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận: chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. 
Thật kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục ?!? Thật kỳ lạ là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói. Thật kỳ lạ là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp. 
Bạn cười à ?Thật kỳ lạ là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì vể bạn. Thật kỳ lạ khi chúng ta lại lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta.
Hãy chia sẻ thông điệp này nếu bạn nghĩ nó đáng gửi đi. Nếu không, bạn cứ vứt nó đi, cũng chẳng ai biết đâu. Nhưng nếu bạn cắt đứt chuỗi suy nghĩ này, thì đừng than phiền về tình trạng tồi tệ của thế giới chúng ta đang sống nhé !


KHUYẾT DANH
Nguồn: Ephata 691

Jean Vanier, người sáng lập các cộng đoàn “Con Tàu” và các nhóm “Đức tin và Ánh Sáng”


Jean Vanier sinh năm 1928 tại Geneve, trong một gia đình Công giáo Canada gốc Pháp. Thời niên thiếu Jean được hưởng nền giáo dục Anh Pháp ở Canada, và sau đó ở ngay tại Anh và Pháp. Năm 1945, khi cha của Jean trở thành đại sứ Canada tại Pháp, Jean đã có dịp đến Paris. Tại đây, Jean và mẹ của mình đã giúp đỡ những người sống sót trong các trại tập trung của Đức quốc xã. Nhìn thấy các nạn nhân gầy gò, khuôn mặt co quắp vì sợ hãi và đau khổ, là một cuộc gặp gỡ gây ấn tượng sâu sắc mà Jean không bao giờ quên. Sau đó anh tham gia vào Hải quân Hoàng gia Anh và hải quân Hoàng gia Canada. Nhưng anh cảm thấy có một tiếng gọi nội tâm thúc giục anh làm một việc khác, anh từ giã hải quân, trở lại Paris để học đại học và sau đó bảo vệ luận án tiến sĩ triết tại học viện Công giáo Paris và trở thành giáo sư dạy triết tại Toronto.

Cuối năm 1963, khi ấy còn là một giáo sư trẻ, Jean đã đến thăm một cơ sở nuôi 80 người bệnh tâm thần. Ông chứng kiến những con người này bị đối xử tàn tệ không ra con người. Ông hiểu đây chính là những người dễ bị thương tổn nhất và muốn thay đổi tình trạng tồi tệ này nhưng không biết làm sao. Ông cảm thấy Chúa muốn ông làm gì đó nhưng không biết bắt đầu thế nào và ở đâu. Và rồi Chúa đã chỉ cho ông con đường, ơn gọi của ông. Ông đã gặp 2 người bị thiểu năng trí tuệ là Raphael và Philip và ông đã mời họ bỏ viện tâm thần nơi họ đang sống để đến sống với ông tại Trosly-Breuil, một làng nhỏ ở miền Bắc nước Pháp, nơi ông vẫn sống cho đến bây giờ.Việc làm của ông là một cuộc cách mạng xuất phát từ đức tin ôm trọn cả nhân loại, vì vào thời gian đó, những người bệnh tâm thần bị hắt hủi bỏ rơi, vì bị coi như sự nhục nhã của gia đình và ngăn trở cho xã hội, bởi vì tật nguyền của họ bị xem như là sự trừng phạt của Thiên Chúa.

Cộng đoàn “Arche” – Con Tàu – đầu tiên đã ra đời như thế. Hiện nay phong trào này đã có 140 cộng đoàn rải rác khăp 5 châu, là những nơi mà những người bị xã hội bỏ rơi sống chung với những người tiếp nhận họ. Đầu tiên đây là cộng đoàn Công giáo nhưng dần dần cộng đoàn đón tiếp các bệnh nhận thuộc mọi tôn giáo và chủng tộc. Nghi thức rửa chân được xem như biểu tượng của lãnh đạo phục vụ, hiệp thông và hiệp nhất của những điều khác nhau. Công giáo là phổ quát và Chúa Giê-su đã dạy một tình yêu phổ quát. Mọi người dù thuộc tôn giáo hay sắc tộc nào cũng điều quý giá đối với Thiên Chúa. Jean cũng đã thành lập phong trào “Đức tin và Ánh sáng” với cùng ý tưởng như “Con Tàu”, nơi các người bệnh cùng sống trong các buổi gặp gỡ, tĩnh tâm, nghỉ hè với nhau. Ngày nay đã có 1500 nhóm của phong trào trên khắp thế giới. Ông đã đi khắp thế giới, gặp gỡ các Đức giáo hoàng, các lãnh đạo quốc gia, nhận nhiều giải thưởng, vv.

Con đường ngoại thường và hạnh phúc của Jean là con đường khiêm nhường, chia sẻ những cử chỉ nhỏ nhặt hàng ngày như đi chợ, dọn nhà cửa gọn gàng, nấu nướng, giữ mối liên hệ tốt với những người xung quanh, và tất nhiên chữa bệnh. Ông đã tìm ra chân lý trong lời của Chúa Giê-su: khi các con đãi tiệc, đừng mời gia đình, hàng xóm giàu có nhưng mời những người nghèo, người què, đui mù và các con sẽ vui mừng. Niềm vui là dấu hiệu đầu tiên, tài liệu đầu tiên của Lòng Thương xót. Những người có hoàn cảnh khó khăn, bao lực cũng đến với cộng đoàn “Con tàu”. Lịch sử của “Con tàu” không phải là dễ dàng, nhưng Lòng Thương Xót đã đồng hành với ông trong cuộc sống, giúp cho công việc phát triển tốt đẹp.

Ông Jean nghĩ đến Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đã bao lần mời gọi đi đến các biên cương của sự hiện hữu, mời gọi đến với những người nghèo để gặp gỡ họ và học từ họ. Theo ông, những người nghèo, khiêm nhường, bên lề xã hội, hay lạc đường, họ có trái tim thánh thiện và rộng mở. Điều họ cần và khao khát là biết có người yêu thương họ. Chỉ có điều này đủ sức đổi ngược sự nhát sợ, ý nghĩ mình không có giá trị, sự chán ghét chống lại Thiên Chúa và chống lại chính mình. Điều tuyệt vời là không chỉ chúng ta thay đổi những người bệnh nhưng chính họ cũng giúp chúng ta thay đổi. Chúng ta thay đổi người khác là giúp họ trở nên giống người và giống Chúa Giê-su hơn. Ông hy vọng người ta khám phá ra là những người khuyết tật là những người đáng yêu và không phải chỉ là làm những gì cho họ nhưng còn trở thành bạn thật sự của họ.

Ngày 15 tháng 3 vừa qua Jean Vanier đã được công bố là người đạt giải thưởng Templeton năm 2015. Đây là giải thưởng được thành lập năm 1972 nhằm vinh danh những người đã có những đóng góp đặc biệt để khẳng định chiều kích thiêng liêng, qua những ý tưởng, những khám phá, hoặc các hoạt động thực tế. Số tiền 1,7 triệu Mỹ kim được ông dành tặng cho mạng lưới cộng đoàn “Con Tàu”, vì theo ông, nhờ các cộng đoàn này ông mới được vinh danh ở giải thưởng này, và để các cộng đoàn có thể tiếp tục công việc thay đổi trái tim con người và đưa nhiều người đến với Chúa Giê-su. (Tracce 03/2016)

Hồng Thủy OP
Nguồn: http://vi.radiovaticana.va/news/2016/04/28/jean_vanier,_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_s%C3%A1ng_l%E1%BA%ADp_c%C3%A1c_c%E1%BB%99ng_%C4%91o%C3%A0n_%E2%80%9Ccon_t%C3%A0u%E2%80%9D_v%C3%A0_c%C3%A1c_nh%C3%B3m_%E2%80%9C%C4%91%E1%BB%A9c_tin_v%C3%A0_%C3%A1nh_s%C3%A1ng%E2%80%9D_/1226147

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Khóa Lãnh đạo với các nhân đức Kitô giáo

WGPSG -- “Phúc âm hóa xã hội mà không có giáo dân thì chỉ là lý  thuyết vì giáo dân chính là người sống và làm việc giữa đời. Mục vụ là đem lý thuyết vào hành động, nhưng muốn hoạt động giáo dân phải có khả năng đặc biệt nhất là khả năng lãnh đạo và tổ chức”.
Đó là nhận định của Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc Trung tâm Mục vụ TGP SG - vào lúc 18g chiều 22/04/2016 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn trong buổi khai giảng Khóa Lãnh đạo với các nhân đức Kitô giáo do Học viện Mục vụ Sài Gòn (SPI) và Viện Mục vụ Đông Á (EAPI) hợp tác tổ chức từ ngày 22-24/04/2016, nhân năm Phúc Âm Hóa Xã Hội và nhằm mục đích tăng cường khả năng lãnh đạo cho anh chị em tín hữu đang dấn thân trong các lãnh vực xã hội, giáo dục, y tế, luật pháp, kinh doanh với tiêu chuẩn khôn ngoan và đạo đức Kitô giáo.
Theo đúng tiêu chuẩn chiêu sinh, khóa tập trung 80 học viên giáo dân, với 23 doanh nhân, 18 giáo viên, 17 cán sự xã hội và công nhân viên chức, 16 kế toán viên, nhân viên ngân hàng và 4 y, bác sĩ, và như thế thật nhanh chóng các bạn thành lập những nhóm thảo luận theo ngành nghề.
Trong phần tuyên bố lý do, Lm. Phêrô phát biểu: Phúc Âm hóa xã hội mà không có giáo dân thì chỉ là lý  thuyết vì giáo dân chính là người sống và làm việc giữa đời. Nhưng muốn hoạt động giáo dân phải có khả năng đặc biệt nhất là khả năng lãnh đạo và tổ chức. Ngày trước học viện EAPI  chú trọng nhiều về lý thuyết và thần học. Ngày nay, EAPI  tập trung chuyên về mục vụ, chủ lực là lãnh đạo và quản trị cho sứ vụ. Như Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người bước ra ngoài chia sẻ niềm tin cho anh em, EAPI lên đường đến với Việt Nam, Myanmar... Những người anh em này đã bước qua rào cản ngôn ngữ mang theo tất cả những gì tốt đẹp nhất và chia sẻ cho người khác.
Nội dung của khóa học: Hiểu biết về các nhân đức: Khôn Ngoan, Công bằng, Can đảm và Tiết  độ. Lãnh đạo với Khôn ngoan và Đạo Đức. Khóa bao gồm phần lý  thuyết do Lm. Felipe Gomez, S.J- giảng viên EAPI- trình bày, giúp các tham dự viên hiểu các nhân đức và đạo đức theo Giáo hội Công giáo. Song song đó, Lm. Arthur Leger, S.J.- giám đốc EAPI- giúp các các tham dự viên áp dụng kiến thức gặt hái được vào đời sống nghề nghiệp của mình. Trợ giúp cho khóa học có Cô Anna Hoàng Thị Tường Vy- giảng viên SPI- và anh  Martino Nam Tiến- điều phối viên EAPI & SPI. Điều khá lý thú, đồng  thời mang đến sự thân tình gần gũi cho khóa học là cha Felipe Gomez trình bày bằng tiếng Việt Nam. Các thành viên chăm chú theo dõi bài giảng thật chăm chỉ và thích thú. Học viên ngỡ ngàng nhận ra vì sự phức tạp trong các tổ chức, vì có một khe hở giữa "Hiểu và Làm" và trước sự thay đổi như chong chóng trong thời đại hôm nay, nguyên lý đạo đức không còn hướng dẫn con người, nên cần có sự tái thành lập trật tự. Đôi lúc học viên cũng than với nhau "Thật khó khi sống đạo, vì từng ngày, từng bước, con người phải rèn luyện, phải đủ khôn ngoan và đạo đức để trở nên hoàn thiện như Cha Trên Trời là Đấng Hoàn Thiện". Nhiều vấn nạn được các tham dự viên nêu lên và quý cha vạch ra cho  các bạn tiến trình giải quyết từng bước tận cốt lõi.
Với 4 chữ V (Value, vision, voice, virtue) giá trị, viễn tượng, thông đạt và nhân đức, nhà lãnh đạo phải biết sống giá trị của mình, biết nhìn về tương lai, biết thông đạt những điều đó cho người khác và phải có thói quen sống giá trị đó bằng cách thực hiện nhân đức. Cuối cùng, xét lại xem tất cả những điều đó liên hệ với lợi ích chung như thế nào.
Trước một sự việc phải giải quyết, mọi người cần nhớ "Trung tâm đời sống đạo đức là lương tâm". Và thông thường người ta nhắm vào triết học, nhìn về lý trí. Ở đây ngài khuyên theo trình tự, bắt đầu cầu nguyện và sống linh đạo của chính mình. Bước thứ hai là nhận định dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, qua Kinh Thánh và cảm xúc của bản thân. Chú ý đến giá trị  thu hoạch được từ Kinh Thánh, kinh nghiệm và cảm xúc. Bước thứ ba, nhìn ra ngoài tìm hiểu về bối cảnh và tình huống. Bước thứ tư nhìn lại trong ta để hiểu những nguyên tắc từ thần học và các học thuyết. Đừng quên thông đạt những gì ta tin. Cuối cùng, áp dụng vào đời sống thật và thử nghiệm xem nó có mang lợi ích chung không.
Và khi đã biết "Bảo đảm giá trị tối hậu và viễn tượng một đời sống đạo đức là mến Chúa yêu người và Truyền đạt một thông điệp là bốn nhân đức sẽ dẫn ta đến một cộng đồng mà trọng tâm là các mối tương quan hình thành từ những con người biết thương nhau". Là người yêu thương thì giống Chúa Giêsu vì chính Chúa Giêsu đã sống bốn nhân đức: Khôn ngoan, công bằng, tiết độ và dũng cảm. 
KHÓA LÃNH ĐẠO VỚI CÁC NHÂN ĐỨC KITÔ GIÁO
Khóa học kết thúc bằng Thánh lễ Chúa nhật V Phục Sinh và đặc biệt cộng đoàn cũng cầu nguyện cho cha Felipe Gomez nhân dịp Kim khánh linh mục của ngài. Trong phần chia sẻ Tin Mừng, cha Felipe nhắc lại câu nói của Chúa Giêsu "Tôi đổi mới mọi sự". Kết quả của câu nói này là Phaolo và Barnaba đã hợp tác với nhau trong việc đem Phúc Âm đến tận cùng cõi đất. Ngày nay ta đổi mới được gì nếu ta không Ra Đi. Chúa muốn mọi người không chỉ là môn đệ mà còn là tông đồ của Chúa. Ngài mời gọi mọi người cầu xin Chúa gửi Chúa Thánh Thần đến để mỗi người được đổi mới, trở nên khí cụ của Chúa, ra đi loan báo Tin Mừng cho mọi người nhận biết mình có một Cha Chung trên trời.
Sau Thánh lễ, một đại diện cám ơn Cha Giám đốc Trung tâm Mục vụ, quý cha giảng viên và các anh chị cộng tác viên đã giúp thực hiện hoàn thành tốt khóa học, qua đó tham dự viên đã thêm tự tin phát triển quy tắc ứng xử thế nào để đạo đức có thể hướng dẫn bản thân một giáo dân đương đầu với những thách đố về đạo đức do những thay đổi phức tạp trong xã hội hiện nay.
Những bông hoa tươi thắm được gửi đến qúy ngài cùng với quyết tâm đem những gì đã học áp dụng vào đời sống nghề nghiệp của mình và dấn thân phục vụ tại giáo xứ. Cuối cùng, cha Giám đốc thông báo một tin vui:  Để giúp anh chị em giáo dân tự tin nhờ hiểu rõ vai trò và sứ mạng của mình trong Giáo hội và Xã hội, đồng thời phát triển kỹ năng lãnh đạo, một khóa học mới với chủ đề: Chúng ta được mời gọi để lãnh đạo sẽ được tổ chức vào chiều ngày 03-05/06/2016 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn.
Trước khi ra về, mọi người vui vẻ chúc mừng, cùng chia nhau thưởng thức chiếc bánh kem nhân lễ Kim Khánh Linh Mục của cha Felipe Gomez. Một tình thương giữa những anh chị em cùng Cha trên Trời đã nảy sinh. Họ quyến luyến chia  tay và không quên hẹn gặp lại trong khóa học mới.
Bài & Ảnh: Xuân Nguyên
Nguồn: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20160426/34604

Đức Thánh Cha chống trào lưu duy giáo sĩ


VATICAN. ĐTC kêu gọi bài trừ nạn duy giáo sĩ đồng thời thăng tiến lòng đạo đức bình dân ở Mỹ châu la tinh.

Trên đây là nội dung thư ĐTC gửi đến ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM kiêm chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh. Trong thư ngài nhắc đến khóa họp toàn thể của Ủy ban này từ ngày 1 đến 4-3-2016 tại Vatican về đề tài ”Sự dấn thân không thể thiếu được của giáo dân trong đời sống công cộng ở các nước Mỹ châu la tinh”. Ngài đã tiếp các tham dự viên ngày 4-3-2016 vào cuối khóa họp.

ĐTC cho biết lá thư của ngài là một sự tiếp tục suy tư về đề tài đã được bàn đến trong khóa họp của Ủy ban, qua đó sau khi đề cao ơn gọi của giáo dân là Dân Thánh của Thiên Chúa, ngài đặc biệt nhắc đến những nguy hiểm và tai hại của trào lưu duy giáo sĩ ở Mỹ châu la tinh. ĐTC viết:

”Thái độ duy giáo sĩ không những hủy bỏ nhân cách của các tín hữu Kitô nhưng còn nhắm giảm bớt và hạ giá ơn thánh của bí tích rửa tội mà Chúa Thánh Linh đã đặt trong tâm hồn những người dân của chúng ta. Thái độ duy giáo sĩ biến giáo dân trở thành những người thừa hành, giới hạn những sáng kiến và cố gắng táo bạo cần thiết để cho để mang Tin Mừng cho mọi lãnh vực hoạt động xã hội, nhất là lãnh vực chính trị. Trào lưu duy giáo sĩ dần dần làm tắt lịm ngọn lửa ngôn sứ mà toàn thể Giáo Hội được kêu gọi làm chứng tá trong tâm hồn dân Chúa..”.

ĐTC đặc biệt đề cao ”việc mục vụ bình dân”, cũng gọi là lòng đạo đức bình dân. Trong tông huấn ”Loan báo Tin Mừng” (Evangelii nuntiandi), ĐGH Phaolô 6 nhận xét rằng: ”Lòng đạo đức bình dân chắc chắn có những giới hạn. Nó thường bị nhiều hình thức tôn giáo lệch lạc xâm nhập, nhưng nếu được hướng dẫn đúng đắn, nhất là qua khoa sư phạm về việc loan báo Tin Mừng, thì lòng đạo đức bình dân rất phong phú về giá trị. Nó biểu lộ một lòng khao khát Thiên Chúa mà chỉ có những người đơn sơ và người nghèo mới có thể nhận biết được, làm cho họ có khả năng quảng đại và hy sinh đến mức độ anh hùng..”.

Sau cùng ĐTC kêu gọi các vị Chủ Chăn của Giáo Hội ở Mỹ châu la tinh hãy khuyến khích, đồng hành và cổ võ những sáng kiến và các nỗ lực của giáo dân dấn thân trong đời sống công cộng, nhắm duy trì niềm hy vọng và đức tin sinh động trong một thế giới đầy mâu thuẫn, nhất là cho những người nghèo nhất, và với những người nghèo nhất. Điều này có nghĩa là các vị Chủ Chăn cần dấn thân giữa dân, với dân, nâng đỡ đức tin và hy vọng của họ” (SD 26-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: http://vi.radiovaticana.va/news/2016/04/26/%C4%91%E1%BB%A9c_th%C3%A1nh_cha_ch%E1%BB%91ng_tr%C3%A0o_l%C6%B0u_duy_gi%C3%A1o_s%C4%A9/1225643

Ba cách thức KHÔNG thể đem con cái bạn quay lại với Giáo Hội

Nguyên bản tiếng Anh
3 WAYS NOT TO LEAD YOUR FALLEN-AWAY CHILD BACK TO THE CHURCH
Brandon Vogt


Ba cách thức KHÔNG thể đem con cái bạn quay lại với Giáo Hội
Bản dịch tiếng Việt của J.B. Đặng Minh An


Nếu con cái của bạn đã trôi dạt, rời xa Giáo Hội, bạn không cô đơn. Giáo Hội Công Giáo đang xuất huyết người trẻ. Một nửa số trẻ người Mỹ lớn lên trong các gia đình Công Giáo (đúng 50%) không còn nhận mình là người Công Giáo nữa. Khoảng tám trong mười người (79%) đánh mất đức tin của họ trước tuổi 23.

Một số thanh thiếu niên trôi dạt khi tìm kiếm bản sắc riêng của mình. Một số đã bị tổn thương bởi những người trong Giáo Hội. Những người khác trượt vào những lối sống xung đột với giáo huấn của Giáo Hội. Nhiều người vào đại học, kết thân với những người ngoài Kitô giáo hay những giáo sư hoài nghi, và dần dần mất đi niềm tin của mình. Một số bước vào thế giới, bắt đầu xây dựng một gia đình, bị cuốn trôi trong công việc, sở thích, và cuộc sống gia đình, và rồi mất niềm tin trong những tất bật này.

Có rất nhiều câu chuyện nhưng hầu hết đều có chung một hệ quả tương tự: những người trẻ tuổi rời xa khỏi Giáo Hội.

Tất nhiên, tất cả chúng ta đều cố gắng hết sức để lôi kéo họ trở lại. Nhưng sự tuyệt vọng đôi khi có thể dẫn chúng ta đến việc theo đuổi các mục tiêu đúng nhưng bằng các phương pháp sai. Vì vậy, nếu bạn muốn lôi kéo con bạn trở lại, chúng ta hãy nhìn kỹ vào ba chiến lược, mà bạn không nên sử dụng. Mỗi bước đi sai lầm sẽ chỉ tạo ra thêm một bức tường ngăn chặn con bạn trở về với Giáo Hội.

1. Buộc đi lễ.

“Chán quá! Ước gì tôi có thể làm cho nó bắt đầu đi lễ trở lại!” Maria phàn nàn với tôi, buồn phiền vì đứa con ở tuổi dậy thì. “Nó chẳng đoái hoài gì đến những gì tôi làm - cầu xin, nài nỉ, ra lệnh, khóc lóc – cũng chẳng làm sao lay động được nó. Một vài lần tôi đã có thể buộc nó phải đi lễ bằng cách đe dọa không trả tiền điện thoại di động của nó hoặc cắt không cho nó tiền tiêu xài nữa, nhưng nó chỉ đến ngồi trong nhà thờ mặt lạnh như tiền, cáu kỉnh ra vẻ không muốn đến đó.”

Đây là một mẹo rất quan trọng và có lẽ đáng ngạc nhiên: hãy ngừng buộc con em mình tham dự Thánh Lễ.

Điên à? Chắc chắn không điên đâu! Nếu bạn muốn con cái bạn có một tiến bộ lâu dài trong đức tin, hãy nhớ rằng tham dự Thánh Lễ phải là bước cuối cùng của bài toán đố, không phải là bước đầu tiên. Đó phải là điểm đến cuối cùng, là hoa quả và hệ quả của một mối quan hệ cá vị với Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ này.

Bạn phải đặt để những khối đá xây dựng đầu tiên khác ngõ hầu Thánh Lễ có thể mang lại những ơn ích cho linh hồn con bạn. Một linh mục gần đây nhận xét với tôi rằng: “Nếu ai đó đến dự Thánh Lễ, nhưng không muốn và không chuẩn bị trước, người ấy có nguy cơ lớn là bệnh hoạn về tâm linh. Nếu chương trình nghị sự của chúng ta chỉ đơn giản là làm cho mọi người đi lễ - nếu đó là tất cả những gì chúng ta cố gắng làm, mà không cần bất kỳ bước trung gian nào - thì tôi e rằng chúng ta có thể làm cho dân chúng bị bệnh nặng hơn, từ góc độ tâm linh”.

Ý tưởng đó có vẻ rắc rối đấy, nhưng nó bắt nguồn từ Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô. Ngài viết: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết.”

Thánh Phaolô đã ám chỉ đến những đau khổ thể lý người dân Côrintô đã phải chịu như là hậu quả của việc cử hành thánh lễ mà không có sự tôn kính thích hợp, và đặc biệt là không nhận ra sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Trong thời đại chúng ta, Thiên Chúa không mấy khi trừng phạt một người với bệnh tật hay tử vong chỉ vì ngủ gật trong Thánh Lễ hoặc đón nhận Bí Tích Thánh Thể không xứng đáng. Nhưng nếu chúng ta đến với Thánh Lễ mà không chuẩn bị trước, không tập trung, hoặc không muốn tham gia, thì chúng ta có thể bị ảnh hưởng tinh thần nghiêm trọng. Thay vì kết hiệp chúng ta với Thiên Chúa, Thánh Lễ có thể tách ly mối quan hệ đó.

Tất nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ không có ý định này. Khi họ buộc con mình đi lễ, họ đang hành động theo ý nghĩ tốt và biết rằng 1) Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Lễ một cách đặc biệt, vì vậy 2) họ phải làm mọi thứ có thể được để con mình có mặt ở đó.

Tư tưởng nhấn mạnh đến việc tham dự thánh lễ đã được thúc đẩy bởi nền văn hóa Tin Lành đang bao quanh chúng ta, trong đó các buổi thờ phượng chung được xem như là một cửa ngõ để tham gia đầy đủ trong đời sống Kitô hữu. Nếu anh chị em Tin Lành của chúng ta muốn đưa một người bạn lạc xa Giáo Hội của họ trở lại, động thái đầu tiên của họ là đưa người ấy đến nhà thờ, mọi chuyện khác tính sau. Một khi người đó đã chịu đến nhà thờ, họ tin là người ấy sẽ tìm thấy sự đón tiếp nồng nhiệt, một thông điệp mạnh mẽ và liên quan tới mình, và một lời mời gọi tham gia vào một nhóm nhỏ. Nói cách khác, nếu con đường trở nên người môn đệ của Chúa là một cái phễu, thì Tin Lành đặt các buổi nhóm trong nhà thờ ở phía trên, ở đầu cái phễu, trong khi những người Công Giáo đặt Thánh Lễ ở phía dưới, ở phần cuối của cái phễu.

Vì vậy, lần sau khi bạn đang muốn quyết liệt bắt con em mình phải tham dự Thánh lễ, cho dù bạn biết trong lòng nó đang muốn kháng cự, thì hãy lùi lại một chút. Đừng bắt buộc nó, và đừng lặp đi lặp rằng bỏ Lễ là một tội trọng – đúng là như thế, nhưng cơ bản là có nói như thế cũng là vô ích ở giai đoạn này. Trước hết, hãy gieo những hạt giống khác.

2. Chỉ trích lối sống của nó.

Abraham Piper, người trôi dạt khỏi Giáo Hội khi còn là một thiếu niên, có lời khuyên tốt cho cha mẹ của những đứa trẻ đã chọn một quyết định đạo đức xấu: đó là “Bất chấp những hành vi của con mình nhằm thể hiện sự bất tín của nó, luôn luôn chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta chú ý đến căn bệnh trong tâm hồn của nó chứ không phải là các triệu chứng bên ngoài”.

Bắt đầu với những mệnh lệnh về đạo đức thường là không lay động được những người trẻ tuổi. Nếu điều đầu tiên con bạn nghe là “đừng làm điều đó” hoặc “thay đổi cuộc sống của mày đi” hay “cắt đứt ngay cái mối quan hệ đó đi cho tao” nó sẽ nhanh chóng đẩy bạn ra ngoài. Bạn có thể sẽ làm mất đi luôn cơ hội để hùng hồn thuyết phục nó trở lại với Thiên Chúa và Giáo Hội của Người. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ nên quan sát cách yên lặng và thụ động khi con bạn đưa ra những quyết định sai lầm. Thay vào đó, nó có nghĩa là phương pháp tiếp cận đầu tiên của bạn nên được đánh dấu bởi sự dịu dàng và kiên nhẫn, chứ không phải là nóng giận chỉ trích nó.

Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên chỉ trích cách tiếp cận “mệnh lệnh đạo đức” như vậy. Trong cuộc phỏng vấn lớn đầu tiên của mình trong tư cách là giáo hoàng, ngài giải thích tại sao chiến lược tốt nhất là chúng ta nên giới thiệu ai đó về Chúa Giêsu Kitô trước khi nói đến các yêu cầu đạo đức bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ đó. Ngài nói: “Điều quan trọng nhất là việc công bố ngay từ đầu: Chúa Giêsu Kitô đã cứu rỗi bạn.. .. Tuyên bố trong một phong cách truyền giáo phải tập trung vào các yếu tố thiết yếu, về những điều cần thiết: đây cũng là những gì mê hoặc và thu hút hơn, những gì thiêu đốt con tim người ta, như đã xảy ra với các môn đệ trên đường Emmaus. Chúng ta phải tìm kiếm một sự cân bằng mới, nếu không, ngay cả công trình luân lý của Giáo Hội cũng sẽ sụp đổ như ngôi nhà làm bằng giấy, đánh mất sự tươi mới và hương thơm của Tin Mừng. Những đề xuất từ Tin Mừng phải đơn sơ, sâu sắc và rạng rỡ hơn. Chính từ đề xuất như thế, sẽ tuôn trào các hệ quả luân lý. Việc công bố tình yêu cứu độ của Thiên Chúa phải đi trước mệnh lệnh luân lý và tôn giáo. Hôm nay đôi khi dường như thứ tự ngược lại là phổ biến hơn.”

Hầu hết mọi người trẻ ngày nay tin vào một cái gì đó gọi là “moralistic therapeutic deism” (tức là thuyết cho rằng thế giới này có các thần minh nên con người phải ăn ngay ở lành), trong đó tập trung chủ yếu vào những điều được làm và những điều đức tin không cho phép làm (vì thế có hạn từ “moralistic”). Tuy nhiên, là một người cha, người mẹ, mục tiêu của bạn không chỉ đơn giản là cải thiện luân lý hoặc thay đổi hành vi. Mục tiêu của bạn phải là thu hút con em mình vào một mối quan hệ phát triển không ngừng với Chúa Giêsu trong Giáo Hội của Người. Một khi bạn làm điều đó, những thay đổi về đạo đức chắc chắn sẽ đi theo.

Nhưng chúng ta hãy thẳng thắn: điều này không dễ dầu gì. Nó đòi phải cắn lưỡi nhiều lần khi bạn cảm thấy sự thôi thúc phải quở trách con bạn khi biết rằng nó đang lìa xa Chúa. Tuy nhiên, như Bert Ghezzi khẳng định rỏ ràng, “Các vết sẹo sẽ có giá trị của nó!”

(Đôi khi, quở trách đạo đức là cần thiết để một đứa trẻ bắt đầu trở về với Giáo Hội. Những đứa con ngỗ nghịch đôi khi cần một ai đó kéo chúng ra khỏi những hoang mang về đạo đức của chúng và nói thẳng với chúng “Những quyết định này đang hủy hoại cuộc sống của con” hoặc “Con có thể đạt được nhiều hơn nữa nếu con chọn một con đường khác”. Nhưng thường thì sẽ tốt hơn nếu những sửa sai đó không phải là điều đầu tiên chúng nghe thấy và lý tưởng hơn khi nó đến từ một người bạn đáng tin cậy, người cố vấn, hoặc người khác quan trọng đối với nó. Mối quan hệ của bạn với trẻ bướng bỉnh thường là đã quá mong manh và cần được bảo vệ bằng mọi giá. Đừng mạo hiểm bắt đầu với một lời khiển trách dữ dội.)

3. La rầy liên tục

Nhiều bậc cha mẹ la rầy liên tục, thúc bách, và quấy rầy con cái của họ - thậm chí cả khi chúng đã trưởng thành - để buộc chúng đi nhà thờ thường xuyên hơn hoặc để thay đổi lối sống của chúng. Chiến lược này hầu như không bao giờ có tác dụng, và trong thực tế, nó thường có tác dụng ngược lại: nhiều người cố tránh xa Giáo Hội Công Giáo chỉ vì cha mẹ của họ liên tục quấy rầy họ.

Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy cố tránh đưa ra những câu hỏi như “Tại sao con làm như thế với cha mẹ?” Hoặc “Khi nào con hết lười biếng và đi nhà thờ trở lại?” Gần như không thể nào làm cho con cái cảm nhận được hoàn toàn nỗi đau của bạn, không thể nào làm cho chúng biết bạn tuyệt vọng đến mức nào để lôi kéo chúng trở lại với Giáo Hội. Vì vậy, không đáng để lãng phí năng lượng của bạn vào những lời cằn nhằn cố làm cho chúng có cảm giác tội lỗi.

Những tiếng thở dài thườn thượt, những lời than van thụ động dai dẳng kêu trời trách đất còn tệ hơn những lời cằn nhằn trách móc trực tiếp. Sarah, một phụ nữ trẻ đã lâu không đi lễ, nói với tôi: “Tôi không thể chịu đựng được khi mẹ tôi nói chuyện với tôi về nhà thờ nhưng tôi thậm chí còn ghét cay ghét đắng hơn nhiều khi mẹ tôi chỉ la một chút, rồi thở dài, hay chắc lưỡi. Mẹ tôi không ngớt lời khen em tôi đi dự Thánh Lễ và làm cho tôi có cảm giác rằng em tôi mới chính là một người con gái tốt.”

Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị, có lẽ là nhà truyền giáo hiệu quả nhất của thế kỷ 20, tổng kết một chiến lược khác tốt hơn. Ngài nói đơn giản như thế này “Giáo Hội đề nghị chứ không áp đặt gì cả.” Những bậc cha mẹ thành công trong việc lôi kéo con cái của họ trở lại với Giáo Hội không cằn nhằn hay ép buộc con cái họ về mặt tôn giáo. Thay vào đó họ mời gọi, nhẹ nhàng và trân trọng, thông qua trò chuyện ấm áp và tình yêu vô điều kiện. Đừng phàn nàn về những khuyết điểm của con quý vị; nhưng mời gọi chúng vươn tới một cái gì đó tốt hơn. Đề xuất, nhưng đừng áp đặt.

J.B. Đặng Minh An dịch
Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/183622.htm

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Tượng Đức Mẹ Vẫn Nguyên Vẹn Sau Trận Động Đất Tàn Phá Dữ Dội Tại Ecuador

Guayaquil, Ecuador, 23/04/2016 (MAS/SLM) – Mọi thứ sụp đ xung quanh, nhưng chiếc hộp kính chứa tượng Mẹ Ánh Sáng vẫn y nguyên sau một trận đng đt 7.8 độ diễn ra ở Ecuador vào ngày 16/04.Bức tưng đưc đặt ở trường Leonie Aviat ở Tarqui quận hành chánh ở Manta Canton, Ecuador, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của trận đng đất.
Nữ Tu Patricia Esperanza, một thành viên của Tu Hội Tận Hiến Thánh Francis de Sales ở Guayaquil, nói với CNA rằng trường học này do nhà dòng của Sơ qun lý đã bị biến thành đng đ nát. Nhưng mặc dù cả trường sụp đổ, chiếc hộp kính đng Đức Trinh Nữ - Đấng là bảo trợ của Hội Dòng – vẫn hoàn toàn không nguy hại gì. Các nữ tu không thể không kinh ngạc, Sơ nói.
Nữ Tu María del Carmen Gómez thuộc cộng đoàn ở Manta nói với CNA rằng vào Thứ Tư họ bắt đầu công việc dọn dẹp, thì đó là lúc họ phát hiện ra bức tượng.
“Không chỉ Đức Trinh Nữ không bị gì, mà kể cả Chúa Giêsu Trong Thánh Thể của chúng tôi nữa”, vị nữ tu nói.
“Bí Tích Thánh Thể ở trong một nguyện đường nhỏ ngay lối vào trường. Chúng tôi thấy Thánh Thể còn nguyên cùng với một số đồ dùng phụng vụ khác được sử dụng cho việc cử hành Thánh Thể và một bức tưng Đức Mẹ Ánh Sáng nhỏ khác nữa”.
Hiện giờ, sự việc mang lại niềm hy vọng cho cộng đoàn Tarqui và niềm an ủi cho những người Ecuador trên toàn quốc.
Hội Dòng đã hoạt động ở trường này kể từ năm 1960 và đã có hơn 900 hc sinh đăng ký nhập học năm học này.
Trận đng đất vào ngày 16/04 – đã được công bố là tồi tệ nhất ở Ecuador trong vòng 70 năm qua  đã làm thiệt mạng 600 ngưi và hàng trăm người khác bị thương.
Âu Dương Duy (Theo CNA)
Nguồn: http://muoianhsang.com/ban-tin/giao-hoi-toan-cau/tuong-duc-me-van-nguyen-ven-sau-tran-dong-dat-tan-pha-du-doi-tai-ecuador.html