Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Chỉ nam mới về Huấn giáo: làm cho Tin Mừng luôn phù hợp thời đại, với văn hóa gặp gỡ

Chỉ nam mới về Huấn giáo

Sau hai cuốn“Chỉ nam Huấn giáo” được ban hành trong năm 1971 và 1997, hôm thứ Năm 25/6/2020 “Chỉ nam Huấn giáo” mới được Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng công bố. Tài liệu được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn ngày 23/3/2020, ngày lễ nhớ thánh Turibio Mogrovejo, ở thế kỷ XVI, vị thánh đã thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc loan báo Tin Mừng và giảng dạy giáo lý.

Nét đặc thù của Chỉ nam mới về Huấn giáo là mối liên hệ chặt chẽ giữa việc loan báo Tin Mừng và huấn giáo, nhấn mạnh việc kết hợp giữa lời loan báo đầu tiên và trưởng thành của đức tin, dưới ánh sáng của nền văn hóa gặp gỡ.

Nét đặc thù này rất cần thiết khi Giáo hội phải đối diện với hai thánh đố trong thời đại ngày này: văn hóa kỹ thuật số và toàn cầu hóa văn hóa. Trong hơn 300 trang, được chia thành 3 phần với 12 chương, bản văn nhắc nhở mỗi người được rửa tội là môn đệ truyền giáo và kêu gọi sự dấn thân và trách nhiệm để tìm ra những ngôn ngữ mới trong việc thông truyền đức tin.

Có ba nguyên tắc cơ bản được tài liệu đề cập trong hoạt động huấn giáo: Trước hết chứng tá, bởi vì “Giáo hội không phát triển bằng chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự thu hút”. Tiếp đến là lòng thương xót, là huấn giáo chân chính làm cho việc loan báo đức tin trở nên đáng tin cậy. Ngoài ra, là việc đối thoại, tự do và nhưng không, không ép buộc, nhưng đi từ tình thương, góp phần xây dựng hòa bình. Nhờ đó, việc huấn giáo các tín hữu Kitô mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống của mình.

Đào tạo các giáo lý viên

Trong phần đầu tiên, tựa đề "Giáo lý trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội", bản văn đặc biệt tập trung vào việc đào tạo giáo lý viên: để trở thành những chứng nhân đáng tin cậy của đức tin, họ phải "là giáo lý viên trước khi dạy giáo" và do đó họ phải hoạt động cách nhưng không, trao ban, nhất quán, theo một linh đạo truyền giáo, giúp tránh xa "lo lắng hoạt động mục vụ không đem lại kết quả" và chủ nghĩa cá nhân.

Các giáo viên, nhà giáo dục, chứng nhân, giáo lý viên phải đồng hành bằng sự khiêm nhường và tôn trọng tự do của người khác. Đồng thời, cần phải "cảnh giác với quyết tâm trong việc đảm bảo cho mọi người, đặc biệt trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương được bảo vệ tuyệt đối khỏi mọi hình thức lạm dụng". Giáo lý viên cũng được mời áp dụng một "phong cách hiệp thông" và là những người sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ và ngôn ngữ.

Ngôn ngữ của huấn giáo: kể chuyện, nghệ thuật, âm nhạc

Trong phần thứ hai với tựa đề "Tiến trình giáo lý", Chỉ nam nói đến thánh đố của ngôn ngữ. Có nhiều phương thức diễn cảm được trích dẫn.

Trước hết là kể chuyện, được định nghĩa là "một mô hình giao tiếp sâu sắc và hiệu quả" bởi vì chúng có thể đan xen câu chuyện về Chúa Giêsu, đức tin và cuộc sống của con người.

Tiếp đến là nghệ thuật, qua việc chiêm ngắm vẻ đẹp, cho phép con người trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa.

Cuối cùng là âm nhạc, đặc biệt thánh nhạc, là ngôn ngữ làm thấm nhuần trong con người tinh thần ước muốn vô tận.

Huấn giáo trong đời sống con người: tầm quan trọng của gia đình

Khi giáo lý đi vào đời sống cụ thể của con người, vai trò của gia đình rất quan trọng: gia đình là chủ thể tích cực của việc loan báo Tin Mừng và nơi tự nhiên để sống đức tin một cách đơn giản và tự phát. Trong thực tế, gia đình cung cấp một nền giáo dục Kitô giáo "được làm chứng ​​nhiều hơn là dạy", qua một cách thức khiêm tốn và lòng trắc ẩn. Trước những tình huống bất thường và những bối cảnh gia đình mới xuất hiện trong xã hội đương đại, trong đó có một sự trống rỗng về ý nghĩa siêu việt của gia đình, Giáo hội kêu gọi đồng hành đức tin với sự gần gũi, lắng nghe và thấu hiểu, quan tâm, tôn trọng và ân cần, để khôi phục niềm tin và hy vọng cho tất cả và giúp vượt qua sự cô độc và phân biệt đối xử.

Tài liệu còn nhắc đến việc dạy giáo lý phải được thực hiện theo các nhóm tuổi: trẻ em, người trẻ, người trưởng thành, người già. Mặc dù đa dạng về ngôn ngữ, việc dạy giáo lý phải có một phong cách duy nhất, đó là đồng hành, làm cho các chứng tá của các giáo lý viên đáng tin cậy, thuyết phục và lôi cuốn. Truyền đạt giáo lý cách kín đáo nhưng hiện diện, có thể nâng cao phẩm chất của mỗi tín hữu và khiến họ cảm thấy được đón tiếp và nhìn nhận trong cộng đồng Kitô giáo.

"Văn hóa hòa nhập" và tiếp nhận người khuyết tật, người di cư

Tài liệu không quên đến việc dạy giáo lý cho người khuyết tật và người di cư. Tài liệu khẳng định, đón tiếp và nhìn nhận là những từ khóa phải đồng hành trong huấn giáo dành cho người khuyết tật. Khi đối diện với sự bối rối và sợ hại, điều quan trọng là phải đáp lại bằng một "văn hóa hòa nhập" vượt qua "sự loại bỏ". Thực tế, người khuyết tật là nhân chứng của sự thật thiết yếu của cuộc sống con người: dễ bị tổn thương và mong manh, và do đó họ phải được đón nhận như một món quà lớn, trong khi gia đình họ xứng đáng được "tôn trọng và cảm phục".

Một thành phần đặc biệt khác được Chỉ nam đề cập là những người di cư, xa quê hương, họ có thể gặp khủng hoảng đức tin: đối với họ, giáo lý phải tập trung vào lòng hiếu khách, tin tưởng và liên đới, để họ được hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại định kiến ​​và những nguy hiểm nghiêm trọng mà họ có thể phải gánh chịu, chẳng hạn như nạn buôn người.

Nhà tù, vùng đất đích thực cho việc loan báo Tin Mừng, lựa chọn ưu tiên người nghèo

Và một lần nữa, tài liệu chú ý đến các nhà tù, như là “một vùng đất đích thực cho sứ vụ loan báo Tin Mừng”: đối với các tù nhân, huấn giáo sẽ là một loan báo ơn cứu độ trong Đức Kitô, tha thứ và giải thoát, cùng với việc lắng nghe cách ân cần cho thấy khuôn mặt người mẹ của Giáo hội. Giữa các hình thức bị loại trừ, Giáo hội không quên người nghèo.

Chỉ nam yêu cầu “lựa chọn ưu tiên dành cho các tù nhân cũng phải chú ý đến đời sống tâm linh của họ”. Bác ái và tầm quan trọng của sự năng động truyền giáo trong khi gặp gỡ với người nghèo, hiện thực hóa cuộc gặp gỡ với Đức Kitô.

Bản văn khuyến nghị “Giáo hội cũng được kêu gọi sống khó nghèo như một sự phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, không quá cậy dựa vào các phương tiện thế gian”. Trong lãnh vực này, huấn giáo phải giáo dục về khó nghèo Tin Mừng, thúc đẩy văn hóa huynh đệ và khuyến khích các tín hữu biết “phẫn nộ” trước những hoàn cảnh khốn cùng và bất công.

Giáo xứ, hiệp hội và trường học Công giáo

Trong phần thứ ba, tài liệu dành riêng cho “Huấn giáo trong các Giáo hội địa phương”, nhấn mạnh trước hết vai trò của giáo xứ, hiệp hội và phong trào Giáo hội và trường Công giáo. Trước đây, các tổ chức này được định nghĩa là "mẫu gương về hoạt động tông đồ cộng đoàn", nhấn mạnh "tính mềm dẻo", làm cho các tổ chức này có khả năng sáng tạo trong huấn giáo, "lắng nghe" và "đi ra ngoài".

Mặt khác, đối với các hiệp hội và phong trào, Chỉ nam nhắc rằng các tổ chức này “có khả năng lớn trong việc loan báo Tin Mừng, làm cho Giáo hội phong phú”, miễn là các tổ chức này chăm sóc việc đào tạo và phải hiệp thông với Giáo hội.

Đối với các trường Công giáo, tài liệu khuyến khích chuyển từ các trường học-tổ chức sang trường học-cộng đoàn, hoặc cộng đoàn đức tin với một dự án giáo dục đặt nền tảng trên các giá trị Tin Mừng.

Giảng dạy các tôn giáo và huấn giáo: khác biệt, nhưng bổ sung

Trong bối cảnh này, một đoạn dành riêng cho việc giảng dạy tôn giáo được nhấn mạnh: khác biệt, nhưng bổ sung cho huấn giáo, có hai khía cạnh: bước vào các mối quan hệ với các tri thức khác và biết cách biến kiến ​​thức thành sự khôn ngoan. Chỉ nam khẳng định: "Tôn giáo là một chiều kích của tồn tại và không được bỏ qua. Vì thế, "đó là quyền của cha mẹ và học sinh" được nhận một sự huấn luyện toàn diện. Điều quan trọng là điều này luôn được thực hiện qua một cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng, không vấp phải ý thức hệ.

Đa nguyên văn hóa và đa nguyên tôn giáo: mối quan hệ với Do Thái giáo và Hồi giáo

Sau đó, một chương lớn tập trung vào các bối cảnh đương đại khác mà giáo lý phải đối diện: đa nguyên văn hóa dẫn đến đối xử hời hợt đối với các vấn đề đạo đức; bối cảnh đô thị thường vô nhân đạo, bạo lực và cô lập; đối với người bản địa đòi hỏi kiến ​​thức đầy đủ để vượt qua định kiến; lòng đạo đức bình dân và sự hiện hữu của nó, một mặt là "nơi thần học" và "vùng dành cho đức tin", nhưng mặt khác nó có nguy cơ mở ra cho các mê tín và giáo phái. Trong tất cả các lĩnh vực này, huấn giáo được kêu gọi mang lại hy vọng và phẩm giá, thúc đẩy bảo vệ môi trường.

Tiếp đến, lĩnh vực đại kết và đối thoại liên tôn với Do Thái giáo và Hồi giáo: Đối với Do Thái Giáo, Chỉ nam nhấn mạnh làm thế nào huấn giáo phải "khơi dậy mong muốn hiệp nhất" giữa các Kitô hữu, để trở thành "một công cụ đáng tin cậy của công cuộc truyền giáo". Đối với Do Thái giáo, Chỉ nam mời gọi một cuộc đối thoại, đấu tranh chủ nghĩa bài Do Thái và thúc đẩy hòa bình và công lý. Bên cạnh đó, trong khi phải đối phó với khuynh hướng cực đoan bạo lực đôi khi có trong Hồi giáo, Giáo hội kêu gọi tránh những khái quát hời hợt, thúc đẩy hiểu biết và gặp gỡ với người Hồi giáo. Trong mọi trường hợp, trong bối cảnh đa nguyên tôn giáo, giáo lý phải "đào sâu và củng cố căn tính của các tín hữu", giúp họ phân định và thúc đẩy truyền giáo qua chứng tá, hợp tác và đối thoại "nhã nhặn và thân tình".

Thế giới kỹ thuật số: ánh sáng và bóng tối

Tiếp theo, Chỉ nam chuyển sang chủ đề kỹ thuật số: trước hết, tầm quan trọng của việc đảm bảo sự hiện diện các chứng nhân cho các giá trị của Tin Mừng trong "mạng lưới" được nhắc lại. Do đó, các giáo lý viên được khuyến khích giáo dục mọi người sử dụng tốt kỹ thuật số: đặc biệt, những người trẻ phải được đồng hành, bởi vì thế giới ảo có thể có những tác động sâu sắc đến việc quản lý cảm xúc và xây dựng căn tính.

Tài liệu tiếp tục: “Ngày nay, văn hóa kỹ thuật số được coi là "tự nhiên", đến mức nó đã thay đổi ngôn ngữ và thứ bậc các giá trị trên phạm vi toàn cầu. Giàu về mặt tích cực (ví dụ, nó làm phong phú các kỹ năng nhận thức và thúc đẩy thông tin độc lập để bảo vệ những người dễ bị tổn thương), đồng thời thế giới kỹ thuật số cũng có một "mặt tối": nó có thể mang lại sự cô đơn, thao túng, bạo lực, đe doạ trực tuyến, định kiến, thù hận. Không chỉ vậy: kể chuyện kỹ thuật số là cảm xúc, trực quan và luôi cuốn, nhưng thiếu phân tích quan trọng, cuối cùng làm cho người nhận đơn giản là người dùng, thay vì là người giải mã một thông điệp.

Chống lại văn hóa tức thời

Vậy giáo lý có thể làm gì trong lĩnh vực này? Đầu tiên là giáo dục để chống lại “văn hóa tức thời”, không có phân cấp các giá trị và quan điểm, yếu kém về ký ức và không thể phân biệt sự thật và chất lượng. Trước hết, những người trẻ sẽ được đồng hành trong việc tìm kiếm tự do nội tâm giúp họ khác biệt với "đám đông xã hội". Chỉ Nam khẳng định: "Thách đố của công cuộc loan báo Tin Mừng đòi hỏi cần phải hòa nhập vào đại lục kỹ thuật số. Tầm quan trọng của việc cung cấp không gian kinh nghiệm đức tin đích thực, có khả năng cung cấp các bí quyết diễn giải cho các chủ đề mạnh mẽ, như tính cụ thể, ảnh hưởng, công lý và hòa bình.

Khoa học và đức tin: làm sáng tỏ những xung đột, tăng giá trị chứng tá của các nhà khoa học Kitô giáo

Sau đó, Tài liệu tập trung vào khoa học và công nghệ, khẳng định khoa học và công nghệ phải được định hướng theo hướng cải thiện điều kiện sống và sự tiến bộ của gia đình nhân loại, phục vụ của con người. Đồng thời, Chỉ nam khuyến nghị một giáo lý được chuẩn bị kỹ lưỡng và chuyên sâu biết cách chống lại sự phổ biến khoa học và công nghệ thường không chính xác. Vì thế, tài liệu khuyến khích loại bỏ những định kiến​​và ý thức hệ và làm rõ những xung đột rõ ràng giữa khoa học và đức tin, cũng như tăng giá trị chứng từ của các nhà khoa học Kitô giáo, thí dụ về sự hòa hợp và tổng hợp giữa hai. Trên thực tế, nhà khoa học tìm kiếm sự thật bằng sự chân thành, thiên về giao tiếp và đối thoại, yêu thích sự trung thực trí tuệ và do đó có thể khuyến khích hội nhập văn hóa của niềm tin vào khoa học.

Đạo đức sinh học: không phải mọi thứ khả thi về mặt kỹ thuật đều được cho phép về mặt đạo đức

Trái lại, một suy tư riêng biệt phải được thực hiện cho đạo đức sinh học, khởi đi từ giả định rằng "không phải mọi thứ khả thi về mặt kỹ thuật đều được cho phép về mặt đạo đức". Do đó, cần phải phân biệt giữa các can thiệp điều trị và thao tác trị liệu, và chú ý đến ưu sinh học và sự phân biệt đối xử mà nó đòi hỏi. Về việc đặt tên cho "giới tính", tài liệu nhắc lại rằng Giáo hội “luôn đồng hành và trong mọi hoàn cảnh", không phán xét, những người sống trong những tình cảnh phức tạp và đôi khi xung đột. Tuy nhiên, "trong một quan điểm của đức tin, phái tính không chỉ là một dữ liệu thể lý, mà nó còn là một thực tế cá nhân, một giá trị được giao phó cho trách nhiệm của con người", "một đáp trả với tiếng gọi ban đầu của Thiên Chúa". Do đó, trong lĩnh vực đạo đức sinh học, các giáo lý viên cần được đào tạo cụ thể bắt đầu từ nguyên tắc thánh thiêng và bất khả xâm phạm của cuộc sống con người và trái ngược với văn hóa sự chết. Về vấn đề này, Chỉ Nam lên án án tử hình, được định nghĩa là "một biện pháp vô nhân đạo làm nhục nhân phẩm con người".

Hoán cải sinh thái, dấn thân xã hội và bảo vệ việc làm

Trong số các vấn đề khác được tài liệu đề cập, đó là một "hoán cải sinh thái sâu xa" được thúc đẩy thông qua một huấn giáo chú ý đến việc bảo vệ Tạo dựng và truyền cảm hứng cho một cuộc sống đạo đức, tránh xa lối sống duy tiêu thụ, bởi vì "sinh thái toàn diện là một phần không thể thiếu của đời sống Kitô giáo". Ngoài ra còn có sự khuyến khích mạnh mẽ cho dấn thân xã hội tích cực của người Công giáo hành động vì lợi ích chung, trái ngược các cấu trúc tội lỗi với đạo đức ngay thẳng và cởi mở đối thoại.

Đối với thế giới công việc, tài liệu khuyến khích truyền giáo theo Học thuyết xã hội của Giáo hội, đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ quyền của những người yếu nhất.

Cuối cùng, hai chương cuối, Chỉ nam tập trung vào các bài giáo lý địa phương, với các chỉ dẫn liên quan để được Tòa thánh thông qua, và về các cơ quan phục vụ giáo lý, bao gồm Thượng Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Giám mục.

Người yêu mến họ đến cùng: Caritas et Amor - Gm Giuse Võ Đức Minh

Người yêu mến họ đến cùng: Caritas et Amor 
* * * * *
dTôi nhớ mãi lời chỉ dạy của Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền, Giám mục Giáo phận Đalat, trong một lần ở bên ngài, sau khi ngài vừa truyền chức linh mục cho tôi tại Fribourg, Thụy sỹ (24 tháng 4 năm 1971), ngài đã nói: “Chúa chọn con làm linh mục; con cũng phải chọn Chúa làm lẽ sống của mình. Con cố gắng học cho xong Thần học ở Đại học Fribourg; cha sẽ gửi con sang học chuyên về Kinh thánh ở Học viện Kinh thánh Roma; con hãy noi gương vị Chủ chăn tuyệt vời : một nhà thừa sai, một vị tông đồ, người mục tử mẫu mực trong Giáo phận chúng ta là Đức cha Gioan Baotixita Cassaigne. Cha kế vị ngài ở Saigon, từ năm 1955 đến 1960; bây giờ ngài ở Giáo phận Đalat, nơi cha đang là Giám mục. Chính cha đã học nơi ngài nhiều điều hữu ích cho đời sống tông đồ của mình. Đức cha Cassaigne là ông tổ mở ra công cuộc truyền giáo ở Giáo phận Đalat chúng ta“. Lời chỉ dạy nầy in đậm trong tâm trí của tôi. Đối với tôi lúc bấy giờ, một linh mục trẻ, tôi xem Đức cha Simon-Hòa như người cha và Đức cha Gioan Baotixita như ông tổ, mà tôi cần phải tìm hiểu, học hỏi, để noi gương các ngài hầu có thể sống hạnh phúc trong đời linh mục của mình.
Sau khi tốt nghiệp ở Học viện Kinh thánh Roma, ngày 30 tháng 5 năm 1974, tôi trở về Đalat. Trải qua dòng thời gian, tôi làm giáo sư Kinh thánh tại các Đại chủng viện và Học viện từ năm 1974; làm thư ký Đức giám mục Đalat từ năm 1975 đến 1991; làm quản xứ Chánh tòa Đalat từ năm 1991 đến 2005; làm giám mục phó Nha trang từ 2005 đến 2009 và làm giám mục Nha trang từ 2009 đến hôm nay. Bước vào năm thứ 50 của đời Linh mục và 15 năm trong sứ vụ giám mục, nhìn về nguồn cội của mình, tôi cám ơn người cha thiêng liêng là Đức cha Simon-Hòa và vô cùng hạnh phúc khi nhìn vào Đức cha Gioan Baotixita Cassaigne như vị Tổ của mình. Tôi thấm thía câu Lời Chúa trong Sách Cách Ngôn:
 “ Corona senum filii filiorum, Gloria filiorum Patres eorum “ –  “ Mũ triều thiên của bậc cao niên là đàn con cháu; Niềm tự hào của đàn con cháu là bậc cha ông “ (  Cn. 17, 6  ).
Tôi xin ghi lại 3 tư cách nầy mà tôi nhận ra và làm chứng nơi ông tổ Gioan Cassaigne của tôi :
  1. Người môn đệ của Chúa Giêsu, vị Thừa sai luôn sẳn sàng và nhiệt thành;
  2. Người Tông đồ trung tín và khôn ngoan luôn theo hướng dẫn của Thánh Thần;
  3. Người mục tử kiên trì từ Yêu thương (Amor=Philia ) đến  Bác ái (Caritas=Agape).
 
  1. Người môn đệ của Chúa Giêsu, vị Thừa sai luôn sẳn sàng và nhiệt thành.
Điều trước tiên tôi học được nơi Đức cha Gioan Cassaigne chính là tư cách “ người môn đệ của Chúa Giêsu, vị Thừa sai luôn sẳn sàng và nhiệt thành “. Ngài đã chọn Chúa làm Thầy của mình, đón nhận lệnh truyền của Chúa thông qua thư bổ nhiệm của Đức giám mục, để sẳn sàng đi đến nơi ngài chưa biết, sống giữa những người ngài chưa một chút thân quen. Ngài có  niềm tin : mình chọn Chúa và vâng phục lệnh truyền của Hội thánh.
Trong Bản tường trình năm 1920, Đức Cha Victor Quinton, Giám mục Đại diện Tông Tòa ở Saigon để lại cho chúng ta một cơ sở hết sức quý giá trong sứ mạng của Hội thánh là Loan báo Tin mừng cho những người nghèo khổ ở Cao nguyên Langbiang này. Ngài viết : “Khoảng một tháng sau khi từ Pháp trở lại Saigon, Cha Céleste Nicolas lại đau gan, căn bệnh đã khiến người trở về Pháp hai lần để điều trị. Bác sĩ đã nói rõ người không thể làm việc ở Nam Bộ do điều kiện khí hậu nóng bức ; cần phải tìm cho người một nơi khí hậu ôn hòa mát mẻ. Do đó, tôi nghĩ là phải lẽ khi quyết định gửi Cha Nicolas lên Đàlạt để sống cho có bạn với Cha Sidot mà tôi mới đặt làm Cha sở ở đó từ tháng 5 vừa qua. Như vậy, may ra người có thể thử đem Tin Mừng của Chúa đến cho các Bộ lạc Thượng ở vùng Cao nguyên Langbiang. Cuộc thử nghiệm này có đem lại kết quả gì không ? Tôi chưa biết. Nhưng dầu sao, chúng ta sẽ hết sức mãn nguyện khi có thể cống hiến cho những người Thượng nghèo khổ này một phương thế đón nhận ơn cứu rỗi. Cuộc thử nghiệm này đến đúng lúc vì ở ngay giữa những bộ lạc nầy đã hình thành trạm nghĩ dưỡng (installation sanitaire) chúng ta không có gì phải lo lắng cho vấn đề sức khỏe của các Thừa sai dấn thân vào công cuộc truyền bá Phúc Âm”.  Đó là quyết định, ý hướng của Đức Cha Quinton vào năm 1920.  
Trong bản Phúc trình năm 1927, Đức Cha Isidore Dumortier, Đại diện Tông Tòa ở Saigon, người đã có dịp tháp tùng Đức giám mục Lucien Mossard vào khoảng năm 1917 lên Cao nguyên Lang Biang, lúc bấy giờ trong tư cách là thư ký của Đức cha Lucien. Cha Isidore đã thấy những người sắc tộc ở vùng đất nầy và trong lòng có ước mong chớ gì mình được trở nên vị Thừa sai đến phục vụ những người nghèo khổ tại miền đất nầy. Nhưng rồi, ý Chúa lại muốn ngài làm giám mục đại diện Tông Tòa ở Saigon. Trái tim thừa sai của ngài luôn nhắc nhở về sứ mạng đó. Chính ngài đã viết như sau : “Năm nay, tôi có một niềm vui hết sức to lớn là có thể đặt một Thừa sai ở ngay trung tâm vùng người Thượng trên Cao nguyên. Tôi vừa nhận trách nhiệm đại diện Tông Tòa, nên chưa dám nghĩ tới việc thực hiện ước nguyện đã ấp ủ từ lâu trong tâm hồn tôi đối với những người Thượng trong cánh đồng truyền giáo của chúng ta. Nhưng Chúa quan phòng đã lo liệu tất cả và tôi chỉ có việc làm theo những chỉ dẫn của Ngài. Vào ngày 2 tháng 6 năm 1926, Cha Bề trên cả của Hội Dòng chuyển cho tôi lá thư của một số người Pháp đang sống ở Paris cho biết họ được phép khai thác đồn điền ở Cao nguyên Djiring và ước mong Hội Dòng mở diểm truyền giáo ở đó, để chăm sóc cho những lao công người Việt, đồng thời cũng lo cho những người Thượng ở đây. Cha Bề trên cả thấy đề nghị của họ thật hấp dẫn, đáng được lưu tâm. Phần tôi, tôi trả lời cho ngài là tôi thấy cơ hội Chúa quan phòng để khởi sự công cuộc loan báo Tin mừng cho người Thượng ở Cao nguyên. Tháng 9 vừa qua, sau khi tôi được diễm phúc truyền chức Linh mục cho 3 Phó tế và truyền chức Phụ Phó tế cho 4 Thầy Giúp lễ, tôi đã cùng với Cha De Coopman đi đến Djiring. Cha De Coopman đã có dịp lên Djiring và để ý nơi đó có  sẳn một căn nhà người ta muốn bán, có thể thích hợp cho một Thừa sai. Cao nguyên Djiring ở độ cao 1.000 mét, là trung tâm của Tỉnh Đồng Nai Thượng, hiện có khoảng 40.000 người Thượng sống rải rác trên các sườn núi … Chúa Quan phòng đã sắp đặt cho tôi một vị tông đồ như ý để khởi sự công cuộc truyền giáo này : Đó là một Thừa sai trẻ, Cha JEAN BAPTISTE CASSAIGNE người vừa tới Saigon, ngày mồng 5 tháng 5 ...Tôi thấy Cha Cassaigne được chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ, thiếu thốn. Vừa khi biết chương trình truyền giáo của tôi, Cha Cassaigne đã tình nguyện và bày tỏ niềm vui khôn tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm Ngài vào công cuộc này.
Với lệnh truyền gói ghém trong văn thư bổ nhiệm của Giám mục của mình, cha Cassaigne như những người môn đệ của Chúa Giêsu năm xưa, từ bỏ mọi sự, ngay cả ý riêng của mình: không chọn lựa nhiệm sở, chưa biết một chút nào vùng đất mình được sai tới, tương tự như Tổ phụ Abraham đón nhận và tin tưởng ở Lời Chúa, mau mắn lên đườngcha Cassaigne ra đi trong đức tin, với tâm trạng của người môn đệ, người thừa sai luôn sẳn sàng và nhiệt tình; ngài  lên đường từ Saigon qua ngả Phan Thiết để hướng tới Di Linh ngày thứ tư 20 tháng 10 năm 1926. Tới ga Ma Lâm, gặp trời mưa giông dữ dội do cơn bão to đang càn quét vùng Cao nguyên, những cơn lũ cuốn sập cầu sông Quao trên đường lên đèo Gia Bắc, nên phải quay trở về Sài Gòn chờ đợi. Thời gian này, ngài trở về Cái Mơn học tiếng Việt cho đến đầu năm 1927. Sau đó, ngài lên Đàlạt với cha Nicolas. Ngày 24 tháng 1 năm 1927, phái đoàn đưa Cha Cassaigne đến Di Linh gồm có : cha Nicolas, cha sở Đàlạt, Cha Barré và Cha Thomaret cha sở Phan Thiết và Cha De Coopman, quản lý Giáo phận, thay mặt Đức Cha Isidore Dumortier. Cha Nicolas cũng không quên tìm cho ngài một người bếp tên là ông Mười điếc, ngài dẫn theo chú giúp lễ 12 tuổi tên là Nhân đã theo ngài từ Cái Mơn. Cha Cassaigne với người bếp và chú giúp lễ cùng 2 giáo dân ở trước tại Di Linh làm thành “cộng đoàn” 5 người tín hữu của Chúa Kitô ở giữa vùng đồi núi hoang vu và ở giữa khoảng trên 40.000  cư dân chưa biết Chúa. Sứ mạng của Cha Cassaigne rõ ràng là hiện diện giữa những người Thượng nghèo khổ ở vùng Cao nguyên, để nói về Chúa với họ, giúp họ nhận ra và tin vào Chúa.

  1. Người Tông đồ trung tín và khôn ngoan theo hướng dẫn của Thánh Thần.
Là người Tông đồ, ngài sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chính Thánh Thần là Đấng soi sáng và hướng dẫn chương trình mục vụ, hoạt động tông đồ và ngay cả cách ứng xử của ngài với mọi người, mục đích là làm cho mọi người nhận biết khuôn mặt và sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu, chứ không phải là con người Gioan Cassaigne !
  • Gặp gỡ người phong cùi;
  • Lắng nghe, học hỏi với người bản địa và khai sáng chữ viết cho người K’ Ho;
  • Rảo bước trên mọi nẻo đường vùng đất Cao nguyên và thiết lập các giáo điểm truyền giáo góp phần hình thành gia sản của gia đình Giáo phận Đalat ngày nay.

Bước đường truyền giáo của Cha Cassaigne thật lạ lùng. Chính trong bối cảnh, thời gian đó, sức khoẻ của ngài bị thử thách nghiêm trọng ; thời gian đầu, hầu như sốt rét kinh niên, hầu như không làm gì được. Ngài không nản lòng, ngay cả khi chỉ dâng Thánh lễ một mình, vì cậu bé giúp lễ cũng bị sốt rét. Chính lúc đó, ngài nhìn vào Chúa Giêsu Thánh Thể và tin rằng các Thiên thần đang hiện diện để tham dự Thánh lễ, các Thiên thần giúp lễ cho ngài! Cuộc sống của ngài tập trung ở lời cầu nguyện, sự thánh thiện, lòng bác ái khiến cho người ta nhận ra nơi ngài là hình ảnh của Chúa Kitô.
Thật vậy, ngài nói tiếng Pháp, biết một chút tiếng Việt mà ngài đã học ở Cái Mơn. Nhưng người sắc tộc ở vùng Cao nguyên nầy không nói tiếng Pháp, cũng không nói tiếng Việt. Họ nói tiếng của sắc tộc họ mà sau nầy ngài nhận ra là tiếng K’ Ho. Vì thế, nhịp cầu thông cảm giữa ngài với những người chung quanh chính là đời sống của ngài : ngài sống ơn gọi không những của người môn đệ của Chúa mà còn là ơn gọi của người tông đồ của Chúa. Đương nhiên chúng ta không thể nào nói tới Cha Cassaigne mà không nhắc tới cuộc gặp gỡ hết sức cảm động và đầy tinh thần Phúc âm của Ngài với những người phong cùiMột ngày cuối Thu năm 1928, ( lúc bấy giờ ngài còn rất trẻ ),  trong chuyến đi thăm một làng Thượng xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu Ngài dừng lại. Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đói. Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sứt mũi, miệng chảy nước lòng thòng và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiểng, có người vừa bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo  bao vây lấy ngài và tất cả đồng gào lên thảm thiết:
“Ơ cau dơng! Ơ cau dơng! Dăn nđàc sơngit bol hi!”
  Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi!

 Rồi tất cả sụp lạy ngài và khóc rống. Cha Cassaingne vừa sợ hãi, vừa mủi lòng.  Vượt qua cơn sợ hải ngài bình tĩnh trở lại : câu chuyện năm xưa trong Phúc âm trở nên sống động đối với ngài : Đức Giêsu gặp những người phong cùi ( Luca 17, 11-19 ). Lời van xin của những người phong cùi hôm nay sao mà giống như lời van xin của những người phong cùi năm xưa đã thưa với Chúa : “ Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi “.Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ tập từng nhóm ngoài rừng xa, sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về “ ông lớn”  làm thuốc và hay thương giúp người phong cùi này. Họ chờ ngài trên khúc đường vắng để nhờ ngài giúp đỡ. Cuộc gặp gỡ đó như để lại trong tâm khảm của ngài : “ mình phải là hình ảnh sống động, đầy nhân từ của Chúa Giesu ở giữa những người cùng khổ”. Ngài đã mạnh dạn trả lời : “ Hãy theo cha. Cha thương chúng con “. Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay. Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
Ở xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh cùi khá cao. Khi mà có thể còn làm việc được thì người mắc bệnh cùi vẫn còn được sống chung với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn một cách thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói lạnh, mà chẵng có ai hay biết…” Trước khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc Ngài cảm thấy lo âu sợ sệt như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, Ngài run sợ như chính mình đang mắc chứng bệnh nan y nàỵ
Các việc làm nhân đức của Cha Jean Cassaigne đã đưa Ngài từ một căn lều tranh để phục vụ người hủi tới tận tai Tòa Thánh La Mã. Ngài được bổ nhiệm chức Giám Mục và Ngài phải tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðiạ Phận Sài Gòn. Trong hơn 14 năm giữ chức vụ này Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt địa phương hay tôn giáọ Vì nhớ đám dân cùi, Ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sài Gòn để trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con cùi hủi của Ngài tại làng cùi Di Linh.

Vì sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, Ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943, bịnh cùi đã đến với Ngài vì sống gần gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương làm không thuốc chữa Ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành hạ thân Ngàị Ðức Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt cái đau của những người hủi tại Việt Nam. Những ai may mắn sống gần Ðức Cha thường được nghe Người nói: – “Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi(Je ne demande que trois choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards); để qua đó, sau này khi được đặt làm Giám mục, Đại diện Tông Tòa ở Saigon, trái tim nhân hậu của Ngài vẫn không rời xa những người con cùng khổ về tinh thần cũng như vật chất. Ngài sống trọn vẹn khẩu hiệu Giám mục của mình : “Caritas et Amor” (Bác ái và Yêu thương). Ngay trong ngày được tấn phong Giám mục ở Saigon, giữa biết bao nhân vật vị vọng về đạo cũng như về đời, khi trông thấy những người Thượng từ Di Linh - Đàlạt về dự lễ, Ngài đã rẽ đám đông, tiến đến với họ trong sự xúc động hòa lẫn nước mắt. Đáp lại câu hỏi : “Cha chỉ thương người Thượng thôi à ?” Đức Cha Cassaigne đáp : “Người con nào mình cũng thương. Nhưng những người con khổ cực, thiệt thòi, thì mình thương nhiều hơn !”. Ngài vẫn sung sướng nhắc lại lần mà ngài rửa tội cho một người Thượng đầu tiên tại vùng truyền giáo Cao nguyên, vào ngày 7 tháng 12 năm 1927, đó là một người mẹ cùi ; chính ngài đã xác tín đây là một ơn mà Chúa ban cho công cuộc truyền giáo ; người đó đã nói với tôi : “khi con về Thiên Đàng, con sẽ nhớ tới Cha”, và Đức Cha Cassaigne nói : “ người đó đã giữ lời hứa, đã nhớ đến  tôi trên con đường truyền giáo !”. Thật vậy, Chúa Thánh Thần đã soi sáng và hướng dẫn bước đường truyền giáo của ngài, cho đến độ, sau nầy khi nhìn lại, chúng ta sẽ không ngần ngại xem ngài như hình ảnh của Thánh Phaolô trên bước đường đến với muôn dân. Chính cha Cassaigne đã mở ra cánh đồng truyền giáo trên vùng cao nguyên Đàlạt, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc. Chúng ta thật ngỡ ngàng khi thấy một con người như thế  được sai đến vùng đất mà hầu như chưa ai biết Tin mừng của Chúa ;  để rồi sau đó, mở mang đạo thánh Chúa không những ở vùng Di Linh, Ka la, mà còn lan rộng đến Bắc Hội ở vùng Fimnom, lên tới Xuân Trường, nay là Giáo xứ Cầu Đất (Đàlạt), trải dài đến Công Hinh, tức vùng đất rộng lớn và phong phú Bảo Lộc ngày nay. Ngài đúng là “Ông Tổ các vị Thừa sai truyền giáo Thượng đầu tiên Đàlạt”, là ông tổ mở ra công cuộc truyền giáo ở vùng đất nay là Giáo phận Đalat như lời của Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Giám mục Giáo phận Đalat.

 
  1. Người mục tử kiên trì:từ Yêu thương (Amor=Philia ) đến  Bác ái (Caritas=Agape).
Trong ngôn ngữ của “ tình yêu “, có 4 từ chuyên môn diển tả các đặc điểm :
  • Eros = Yêu thương bằng xúc cảm, nhằm chiếm hửu người mình yêu;
  • Storgê = Yêu thương, âu yếm những ai cùng huyết thống, gia đình, dòng tộc với mình;
  • Philia = Yêu thương với mối tình lý tưởng, cùng khuynh hướng, nghề nghiệp;
  • Agape = Yêu thương theo gương của Chúa Giêsu Kitô là đồng hành, phục vụ ngay cả chấp nhận chết đi cho người mình yêu thương.
Là người môn đệ, cha Cassaigne vô cùng thấm thía lệnh truyền của Chúa đã nói năm xưa“ Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo “ ( Mt. 16, 24 ). Do đó, thứ “ tình yêu “ theo kiểu “ Eros “ hay “ Storgê “ là những tình cảm ở đời mà người môn đệ của Chúa phải luôn chiến đấu để dứt khoát, từ bỏ trong cuộc đời của mình.
Sống xác tín bản chất của người môn đệ, người tông đồ, vị mục tử nhân lành theo gương Chúa Giêsu, cha Cassaigne đã trải nghiệm trong cuộc đời của mình những dấu ấn của tình yêu lý tưởng, thanh cao và trung tín của Philia (Amor) , để hoàn toàn với sự soi sáng của Thánh Thần, sống chan hòa trong nguồn ân sủng của Thiên Chúa, ngài đạt tới “ đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô, vị Mục tử nhân lành “, sống và thực hành triệt để lệnh truyền của Chúa : “ Thầy ban cho anh em một điều răn mới là hãy yêu mến nhau; như Thầy đã yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau. Ở điểm nầy, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy : là anh em có lòng yêu mến nhau “ ( Ga. 13, 34-35 ); “ Chính Tôi là người mục tử tốt. Người mục tử tốt hy sinh mạng sống mình vì chiên “ ( Ga. 10, 11 ); bởi lẽ : “ không ai có tình yêu cao cả hơn người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình “ ( Ga. 15, 13 ).
Đức cha Gioan Cassaigne đã yêu thương theo gương của Chúa là đồng hành, phục vụ ngay cả chấp nhận chết đi cho người mình yêu thương. Ngài sống viên mãn tình yêu Agape (Caritas).

Nha Trang, ngày 24 tháng 6 năm 2020
+ Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Nha Trang.

(đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức tại Nhà thờ Thánh Nicolas, Đalat do Đức giám mục Gioan Baotixita  Cassaigne ban vào mùa hè năm 1954).
                                                       *  *   *   *   *

Cáo phó: thân mẫu linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng - Chánh xứ Bùi Môn - qua đời, lễ An táng 9g ngày 02-7-2020 tại nhà thờ Bùi Môn


Trong niềm tin vào Chúa Kitô Tử Nạn và Phục Sinh
Gia đình chúng tôi trân trọng báo tin


Bà Cố TÊRÊSA VŨ THỊ HUỆ

Sinh ngày : 17/07/1935

Tại : Họ Đạo Củ, Giáo xứ Dưỡng Điềm, Giáo Phận Phát Diệm.

Đã an nghỉ trong Chúa lúc 22g40 ngày 28/06/2020 (Canh Tý)

Hưởng thọ : 86 tuổi

Nghi thức tẩn liệm lúc 15g00 ngày 29/06/2020 tại tư gia số 314B Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8.

   + Thánh lễ cầu nguyện cho Bà Cố Têrêsa lúc 05g00 ngày thứ Năm 02/07/2020, tại Thánh Đường Giáo xứ Bình Đông, số 119 Bến Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8.

   + Thánh lễ An táng sẽ do Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng - Tổng Giám Mục TGP. Sài Gòn cử hành vào lúc 9g00 ngày thứ Năm 02/07/2020, tại Thánh Đường Giáo xứ Bùi Môn, số 4/2 Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn.

Sau đó linh cửu được an táng tại Đất Thánh Giáo xứ Bùi Môn.


Thay mặt tang quyến

Trưởng nam : Phêrô Nguyễn Minh Hoàng

Thứ nam : Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng
– Chánh xứ Giáo xứ Bùi Môn.

Kính Báo

Xin Quý Cha đồng tế mang lễ phục tím.

Chẳng là gì cả


Anh bạn cùng nhà tâm sự rằng nhiều khi nghĩ cũng buồn, mấy người bên đạo Công giáo còn biết mình là thầy tu, hiểu ra chút ý nghĩa nào đó về con đường mình đang đi, còn mấy người ngoài Công giáo thì chịu. Anh kể có lần mấy đứa bạn cũ hỏi anh đang làm gì, anh trả lời là đang học. Nghe vậy họ phản ứng lạ lắm, ai đời thanh niên hơn ba chục tuổi đầu rồi mà còn phải đi học, không có công danh sự nghiệp gì ổn định, lại sống lang thang khắp nơi. Họ không hiểu về đời tu nên không kính trọng mình như những người trong đạo. Họ coi mình chẳng là gì cả. Tôi chia sẻ với anh rằng mình phải cám ơn những người như vậy mới đúng, bởi vì nhờ họ mà chúng ta được nhắc nhở một sự thật rất quan trọng về mình: chúng ta chẳng là gì cả!
Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu Dòng Tên từ giai đoạn ứng sinh. Ứng sinh là những bạn đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học, sống chung với nhau trong cộng đoàn, được dạy dỗ và hướng dẫn làm quen với đời tu. Do vậy xét về mức độ trưởng thành nhân bản thì chúng tôi chẳng khác gì với các bạn sinh viên bên ngoài là mấy. Thường thì ít ai trong chúng tôi tự nhận mình là “thầy” trong giai đoạn này. Tất nhiên có nhiều bà con giáo dân với lòng sốt mến và kính trọng vẫn gọi chúng tôi là thầy, nhưng có vẻ như danh xưng đó không hợp với chúng tôi lắm, hoặc ít ra là không hợp với tôi. Những người thân quen hơn với nhà ứng sinh thì gọi chúng tôi là “chú”. Tôi thích cách gọi này hơn, vì nó liên tưởng đến các chú tiểu ở chùa trong giai đoạn đầu tu tập.
Đời tu chính thức trong Dòng Tên được tính từ ngày bước vào nhà Tập. Do đó tuổi dòng được xác định từ cột mốc này. Bắt đầu từ giai đoạn này chúng tôi có thể được gọi là thầy một cách danh chính ngôn thuận, bởi vì chúng tôi đã thực sự sống đời tu. Nhà tập là giai đoạn có thể nói là cách ly với xã hội bên ngoài để chúng tôi có điều kiện trau dồi đời sống thiêng liêng, học hỏi và tìm hiểu thêm về Dòng, đồng thời qua đó cũng biết hơn về chính bản thân mình. Chính vì sống trong một điều kiện đặc biệt như thế nên trong 2 năm nhà Tập chúng tôi chẳng mấy quan tâm đến việc mình đã được gọi là thầy. Sự thật là khi chúng tôi sống chung với nhau chẳng có ai gọi người khác là thầy cả, chỉ xưng hô anh em với nhau thôi, riết mãi danh xưng “thầy” kia trở nên không cần thiết.
Xong 2 năm nhà Tập chúng tôi khấn lần đầu, sau đó là bắt đầu giai đoạn ở Học viện. Rất khác với nhà Tập, đời sống ở Học viện mở ra nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Giai đoạn này chúng tôi tiếp xúc và làm việc với nhiều người hơn. Tất nhiên người ta gọi chúng tôi là thầy. Có lần tôi tự hỏi không biết mình là thầy của người khác theo nghĩa nào. Nếu giúp giảng dạy giáo lý thì tôi chỉ là giáo lý viên thôi, sao lại là thầy được. Còn nếu hiểu theo nghĩa là thầy dạy hay người hướng dẫn đức tin thì chính giáo dân là thầy của tôi mới đúng chứ. Một cụ già chân yếu không còn đi được nên phải nhờ đến chút sức lực còn lại từ đôi tay để chèo con thuyền ba lá men theo các con rạch đến nhà thờ vào mỗi sáng Chủ nhật; cụ là thầy của tôi về lòng mến Chúa. Những đứa trẻ ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ thầy cô là thầy tôi về tấm lòng đơn sơ phó thác. Những cặp vợ chồng vượt qua nhiều trắc trở trong hôn nhân để sống trọn vẹn lời cam kết với nhau chính là thầy của tôi về tình chung thủy. Thầy của tôi về đức hy sinh chịu đựng chính là những người cha người mẹ chấp nhận sống kham khổ để lo cho tương lai con cái. Những tấm lòng quảng đại giúp đỡ người nghèo khổ khó khăn là thầy của tôi về tình yêu thương san sẻ. Tóm lại, tôi thấy người ta là thầy của mình chứ không phải ngược lại.
Giáo dân ở Việt Nam nói chung rất kính trọng giới tu sĩ. Thật lòng là tôi thấy ái ngại vì có những người đáng tuổi ông bà lại khúm núm trước mình. Tôi thực sự không đáng được như vậy. Trong nhà Tập Dòng Tên có một giai đoạn anh em chúng tôi phải tự ra ngoài làm việc kiếm sống như người ta. Lý tưởng là chúng tôi không nên để lộ thân phận của mình để tránh những chiếu cố không cần thiết. Có người trong chúng tôi làm công việc lau dọn ở một bệnh viện, sau tan ca thường nán lại trò chuyện với các bệnh nhân, cắt móng tay móng chân cho những cụ già. Công việc đó vẫn diễn ra điều đặn cho đến một hôm không biết ai xì xào mà người ta biết được chúng tôi là thầy. Chúng tôi vừa lôi cái kìm bấm móng tay ra là các cụ đã chắp tay lạy: “Con lạy thầy, con xin lỗi thầy, con không biết. Con mà để thầy làm vậy nữa là con mắc tội chết.” Giáo dân họ đơn sơ vậy đó, cứ nghĩ thầy là Chúa của họ. Một nhóm khác trong chúng tôi làm phụ hồ xây dựng công trình là ngôi nhà thờ ở một giáo xứ nọ. Ban đầu giáo dân chỉ ngạc nhiên vì có một nhóm thanh niên làm việc chăm chỉ, nét mặt luôn tươi cười, lại chẳng bao giờ nghe tiếng chửi tục như những người thợ khác. Sau này vì biết chúng tôi là thầy tu nên khi thì họ cho miếng thịt, khi thì biếu đòn chả, có khi còn cho nguyên nồi cá kho sẵn, ăn xong rửa nồi trả lại. Chung quy cũng bởi chúng tôi được mang danh là thầy.
Người ta thường nói “chiếc áo không làm nên thầy tu” nhưng cũng không hẳn hoàn toàn là như thế. Sự thật là chiếc áo đã làm nên “thầy”, tức bất cứ người nam nào bước vào nhà tu dù ở giai đoạn nào đi nữa cũng đều được gọi là thầy, còn thầy đó có thực sự “tu” hay không thì lại là chuyện khác. Ngày nay các dòng tu rất đa dạng về thành phần và lĩnh vực hoạt động, dòng trong nước cũng có, dòng từ nước ngoài vào Việt Nam cũng có. Bởi vậy mà ngày càng có nhiều “thầy” hơn. Đó là chưa kể tuổi đời của các thầy rất trẻ, vì có những dòng nhận ứng viên tốt nghiệp phổ thông trung học. Nói vậy để hiểu rằng được gọi là “thầy” không phải là điều gì đó ghê gớm lắm. Nếu các thầy tự biết mình để trau dồi học hỏi cho xứng đáng là thầy thì quá tốt. Tôi có dịp sống chung với một cha lớn tuổi, dù ở trong nhà nhưng cha luôn gọi tôi là thầy. Cha giải thích là không phải vì cha câu nệ hình thức, nhưng là vì cha muốn đề cao tính chính danh. Khi người khác gọi mình là thầy thì mình cũng phải ý thức sống sao cho ra thầy. Tuy nhiên, không ít các gia đình hay chính đương sự coi đời tu như một vị trí danh vọng, dựa vào chữ “thầy” người ta gọi mình để tự hào tự đắc, hay tệ hơn nữa là luôn coi mình là thầy thiên hạ. Như thế thật đáng buồn.
Thật diễm phúc cho những ai dù được gọi là thầy mà ý thức mình chẳng là gì cả trước mặt Chúa và trước mặt mọi người. Thầy đó sẽ khiêm tốn đón nhận lời sửa dạy, được nhắc nhở, được học hỏi để ngày càng trở nên giống với vị Thầy Giêsu hơn. Không liên quan nhiều lắm nhưng có lần tôi chứng kiến ông bà cố của một linh mục gọi con mình là “cha” ngọt xớt, nghe cứ trái tai làm sao ấy. Tôi thấy mình may mắn khi những người quen tôi không đề cao quá mức danh xưng “thầy” của tôi. Có người anh trong họ hàng thấy tôi làm điều gì đó sai liền nhắn tin nhắc nhở ngay. Có người giáo dân tôi quen cũng thẳng thắn góp ý rằng thầy không nên làm thế này hay thế kia. Tôi cám ơn họ vì đã nhìn ra được sự yếu đuối của tôi. Tôi càng phải cám ơn họ nhiều hơn nữa vì đã mong muốn và mạnh dạn sửa dạy tôi.
Để kết thúc, tôi xin kể câu chuyện truyền miệng về Đức Giáo hoàng Phanxicô trong chuyến thăm gần đây của Ngài tới một nước nhỏ. Trước buổi gặp gỡ chung với tất cả mọi người ở quảng trường, một cha trong ban tổ chức đã chia sẻ riêng với Đức Giáo hoàng: “Ngài coi, nhiều người đến đây từ nơi rất xa. Họ phải đem theo cơm gạo, đi bộ đường rừng cả ngày lẫn đêm để hôm nay được thấy mặt ngài.” Đức Giáo hoàng trả lời: “Vâng, họ đến đây để được gặp đấng kế vị thánh Phêrô. Tôi thấy mình thật xấu hổ. Tôi chẳng là gì cả!”
Lạy Chúa, con chẳng là gì cả, để Chúa là tất cả của con. Amen.

Giuse Lê Đắc Thắng SJ

[Vui bước Tin Mừng] Tiếng gọi giữa núi rừng Bù Đốp hoang vu

Anh Sarem, người mặc áo đỏ học với anh em
Anh Sarem, người mặc áo đỏ, học với anh em 

Mục Vui bước Tin Mừng là sự cộng tác giữa Vatican News Tiếng Việt và Uỷ ban Loan báo Tin Mừng của Hội đồng Giám mục Việt Nam với những chia sẻ kinh nghiệm sống động của những người đặt bước chân mình trên "cánh đồng".

Sarem, một chàng trai Stieng, sinh ra và lớn lên ở Bình Long. Năm 23 tuổi, anh theo vợ về Phước Long, suốt 10 năm trời hai vợ chồng cùng nhau gầy dựng nhà cửa nương rẫy, và Chúa cho 2 anh chị có được 4 cậu con trai lớn khôn khỏe mạnh. Thế nhưng năm 1994 thì chị bị đổ bệnh phải tìm thầy chạy thuốc cả năm trời, vì thế nhà cửa nương rẫy cũng không cánh mà bay.


Anh chị lại bồng bế cùng với một số gia đình đi tìm đất mới ở Bù Đốp. Việc khai khẩn rừng hoang cực nhọc lắm, nhiều gia đinh bỏ về, nhưng gia đình anh chị thì đâu còn đất còn nhà để về, phải cố bám đất bám rừng mà sống.

Năm 1997 khi đang loanh quanh làm thuê làm mướn ở Phước Long, anh Sarem nghe biết ở đây có một trạm xá dành cho người nghèo. Sẵn trong làng có người bệnh nặng, anh giới thiệu người này tới trạm xá. Nhưng vì bệnh quá nặng, trạm xá chuyển người anh ấy qua bệnh viện. Và rồi bệnh không qua khỏi, anh em trạm xá lại thuê xe đến đón anh ấy về để gặp mặt con cái lần cuối.

Thế nhưng đường về làng heo hút lắm, xe không thể chạy tới nơi, anh em phải thay nhau lúc khiêng lúc cõng, và anh đã nhắm mắt từ giã cõi đời ngay khi dòng nước thanh tẩy cũng vừa kịp tuôn trào trên trán, đưa anh vào cõi sống vĩnh cửu, trong vòng tay của anh em phục vụ trạm xá, cũng là nhóm anh em đang trên đường loan báo Tin Mừng.

Đưa người bệnh về tới làng, các anh về lại nhà trong đêm, và sáng hôm sau, cùng với ông bố đã bén gót vùng này, các anh trở lại đóng hòm để anh có một cái áo quan tươm tất, rồi cả nhóm xúm lại cầu nguyện, đặt anh trong vòng tay Chúa là đấng đã hứa ban Nước Trời cho những ai nghèo khổ.

Cái chết, với những vòng tay trìu mến, đã trở thành tiếng gọi của Thiên Chúa tình yêu.

Sau đám tang, anh bạn Sarem đã tìm đến với nhóm loan báo Tin Mừng, anh được dẫn vào học giáo lý cùng với các anh em sắc tộc khác. Khóa học chỉ gói gọn trong 3 ngày, vậy mà ngay khi kết khóa, anh được sai đi tháp tùng anh em nhóm loan báo Tin Mừng, thăm lại Bình Long, quê hương anh.

Về lại làng của mình, ngôi làng này khi gia đình anh dọn tới ở đã theo Tin Lành gần hết, anh bắt đầu dẫn dắt gia đình đến bên Chúa. Gia đình anh lúc này đã có 4 cậu con trai và một bé gái rất dễ thương.

Dù mới chỉ học với nhóm loan báo Tin Mừng 3 ngày, nhưng anh cứ dựa vào sách kinh nhỏ để dạy cho vợ con, thêm cuốn giáo lý bổn đồng ấu. Từ gia đình lân la qua hàng xóm, chỉ ít tháng sau là có thêm 4 hộ. Bản thân anh cũng có thêm những cơ hội học hỏi giáo lý và Lời Chúa sau đó.

Đến ngày 3 tháng 12 Năm Thánh 2000, anh đã dẫn đưa về bên dòng suối thanh tẩy được 16 gia đình.

Thời gian này, giáo xứ không có linh mục, cha xứ kiêm nhiệm ở tận Phước Long, mỗi 3 tuần mới tới dâng lễ một lần. Bà con thường tập trung ở nhà anh chị, các cháu nhỏ thì tối thứ Tư, người lớn thì tối thứ Bảy, cùng nhau tập đọc kinh và học thêm giáo lý. Các cháu nhỏ nhờ mấy túi kẹo thi đua thuộc kinh lẹ lắm. Thật tuyệt vời, một mái nhà cho những mái nhà, hai anh chị bề ngoài chẳng có gì hơn người, nhưng từ ngày nhận được ánh sáng Tin Mừng, anh chị không chỉ biết bám đất bám rừng mà sống, mà hơn thế, bám vào Chúa mà sống, tin tưởng bước đi theo lời Thiên Chúa hứa.

Làng của anh, vì là vùng đất mới, nên cứ kẻ này đến thì người khác lại đi, số gia đình tin theo có khi lên tới trên năm chục, nay thì tròn con số 42 với 127 nhân danh.

Năm 2005, có cha về ở luôn, anh xin hiến một phần đất của gia đình để dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ, chỉ cần khung sắt tiền chế và mái tôn là bà con có nơi sinh hoạt rộng rãi, qua năm 2007, được một nhóm anh em thành phố phụ giúp, cho xây tường chung quanh, nghiễm nhiên trở thành ngôi nhà nguyện đầu tiên vùng này. Từ đó, bà con hàng tuần có nơi thờ phượng.

Nhà nguyện bên trong khu đất của anh Sarem

Cũng từ năm 2005, anh bắt đầu tìm đến những làng chung quanh. Anh đi tới làng 134, gặp ông Hoàng, Ông Lâm, khởi đầu với 2 gia đình và cũng là 2 trụ cột cho xóm đạo mới, chẳng bao lâu số người trở lại tăng thêm mãi, nay đã được 35 gia đình, nghĩa là gần như cả làng: họp nhau mỗi chiều thứ Bảy. Đi tiếp qua ấp mới, cũng được 45 gia đình và cũng đã dựng được một nhà nguyện nhỏ. Đi tiếp đến Thiện Cư gặp được ông già Hớt, vùng này gần giáo xứ Thanh Hòa, nhưng cha xứ Thanh Hòa lại không nhận vào giáo xứ của mình, vì thế con số ban đầu là 16 gia đình, nay vẫn nguyện vẹn là 16.

Từ Thiện Cư, anh muốn đi xa hơn, vì vẫn còn một làng nữa, nhưng Thiên Cư đang trong cảnh bơ vơ thì làng kế tiếp nếu có người trở lại lấy ai chăm sóc.

Thế là từ năm 1997 tới nay, từ cái chết của một người trong vòng tay thương yêu chăm sóc của nhóm bạn đường, một con người đã tìm gặp Hội Thánh. Khởi đầu với bước chân của một người lên đường tìm kiếm, hôm nay, sau 23 năm, Hội Thánh đã lan rộng, số người trở lại đã trên 500, con số đủ để thành lập một giáo xứ. Thế nhưng vì thiếu mục tử, suốt 23 năm qua chỉ có một linh mục kiêm nhiệm 3 giáo xứ, không có người đứng ra để tổ chức các sinh hoạt chung, đặc biệt các sinh hoạt thiếu nhi.

Chỉ vài tháng gần đây mới có thêm 2 linh mục về hai giáo xứ bên, cha xứ có thể dễ dàng chăm sóc cho hơn 500 bà con sắc tộc thuộc 4 làng chung quanh. Tuy nhiên mọi thứ dự định phải dừng lại và chờ đợi qua cơn đại dịch Covid, để khởi động một chương trình tân Phúc Âm hóa, để các anh chị em vẫn còn xa lạ với đức tin Công giáo có thể gặp được nguồn mạch ân sủng và sự thật.

Một cặp vợ chồng trẻ tay trắng với 4 bé trai năm nào rời Phước Long, bồng bế nhau tiến vào cánh rừng Bù Đốp, một bước đường như thể phiêu lưu vô định. Thế nhưng rồi chỉ một năm sau đó, giữa cảnh nhiều gia đình cùng quay đầu về lại làng cũ vì núi rừng nghiệp ngã, thì người không có chỗ để trở về lại nghe được tiếng gọi để tiến sâu hơn nữa, tiến vào tận cung lòng Thiên Chúa tình yêu, ở đó anh chị gặp được không chỉ đất này, mà còn là Nước Trời Thiên Chúa hứa ban cho những ai nghèo khổ.

Thấm thoát đã 23 năm, 4 cậu con trai năm nào nay đã lập gia đình, anh chị đã có cháu nội bồng ẵm. 4 cô con dâu thương nhau như chị em ruột, đỡ đần nhau trong mọi chuyện. Chỉ còn cô gái út, đứa con sinh ra trên vùng đất mới, vẫn còn bên mẹ cha. Còn anh, năm nay đã ngoài 60, nhưng bước chân vẫn miệt mài, lòng anh vẫn mở rộng, mắt vẫn không ngừng tìm kiếm, bước chân vẫn không ngừng lao tới để chỉ ra chân trời của Nước Thiên Chúa rộng mở cho những ai nghèo khổ.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Thánh lễ mừng kính Thánh Phêrô và Thánh Phaolô - Giáo xứ Cầu Lớn, chiều 28.06.2020






























 

 





Nghi thức tuyên hứa và nhận ủy nhiệm thư
của Tân Hội Đồng Mục Vụ



















tiếp tục thánh lễ









Đại diện Giáo xứ chúc mừng
13 năm hồng ân Linh Mục của Cha Chánh xứ,
chúc mừng bổn mạng Thầy Phêrô hoàn thành sứ vụ giúp xứ,
và chào mừng hai Thầy sắp nhận sứ vụ giúp xứ.













Tân Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ

 


 

Bữa ăn Agapê