Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

CHÚC MỪNG LỄ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU - Bổn mạng Giáo khu 3 và Ca đoàn Têrêsa tại Giáo xứ Cầu Lớn





Các bạn muốn được lên thẳng thiên đàng ?
Hãy theo đường lối của
THÁNH TÊ-RÊ-SA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU

Thật khiêm tốn, tự đặt mình vào chỗ thấp nhất, làm những điều bình thường nhỏ bé bằng đường lối phi thường:

Với tất cả tình yêu thương Tư tưởng của Thánh Teresa 


Một Cuộc Sống Rất Bình Thường

Sự thánh thiện của Thánh Têrêsa không phải từ hiện tượng phi thường nào. Đây là vấn đề:" làm những điều bình thường bằng đường lối phi thướng".

Rất nhiều người khó có thể nhận thức rằng Therese Martin đã có một cuộc sống rất bình thường. Bởi vì bây giờ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giê Su, được cả thế giới biết đến và được vinh danh với nhiều tước hiệu: ( Quan thầy các đoàn truyền gíao, Quan thầy thứ hai của nước Pháp, Tiến sỹ Giáo Hội v..v..) chúng ta quên rằng ngài đã ra đi không được chú ý trong gia đình ngài, giữa bạn hữu, trong tu viện Carmelite, ngay cả vị linh hướng của ngài cũng ít chú ý đến ngài.

Dù thế, Lisieux người ta đã nói với nhau rằng một cô gái đã dám nói với Đức Giáo Hoàng Leo XIII trong một cuộc triều kiến ở La Mã ( một tờ báo quốc gia đã tường thuật truyện này). Sau đó ngài vào tu viện Carmel ở 15 và 3 tháng tuổi. Nhưng ngài qua đời âm thầm trong tu viện Carmelite và chỉ có khoảng 30 người hiện diện trong đám tang ở nghĩa trang thành phố Lisieux. Đã có 500.000 người hiện diện trong buổi lễ phong thánh của ngài tại Nhà thờ Tháng Phê-rô ở La Mã ngáy 17 tháng 5 năm 1925.

Vâng đó là một cuộc sống bình thường và âm thầm.

Ở Alencon- Lisieux ( 1873-1888)

Trong một gia đình Thiên Chúa Giáo ở Alencon: Người cha là ông Louis Martin, một thợ làm đồng hồ và thợ kim hoàn, và người mẹ bà Zelie Guerin , là thợ làm đăng ten. Ông bà có 8 người con: bốn người con đã mất khi còn nhỏ. Còn lại 4 chị em gái và bà mẹ lại mang thai lần nữa ở tuổi 40: 

Therese sinh ngày 2 tháng 1 năm 1873. Cô là một bé gái rât là linh hoạt. Cô về sống với gia đình một năm rưỡi sau đó sống với bà vú vì bà mẹ cô không thể cho cô bú. Cô sống rất hạnh phúc trong gia đình với tình thương mến của bó mẹ và các chị. Cô thừa hưởng một đức tin mạnh mẽ từ gia đình cô.

Mọi sự tốt đẹp cho đến khi biến cố đau lòng xảy ra: bà Zelie Martin qua đời vì bệnh ung thư vú vào năm 1877, lúc đó bé Therese mới 4 tuổi rưỡi.

Bé Therese bị xúc động mạnh. Cô chọn chị Pauline là người mẹ thứ hai, nhưng vết thương qúa sâu phải mất mười năm mới nguôi ngoai được. Vì phải nuôi 5 cô con gái nên ông Martin đã theo lời khẩn khoản của người em trai rể dọn về Les Buissonets, Lisieux.

Bé Therese tìm thấy một không khí ấm cúng tại đây, tuy vậy 5 năm đi học tại trường Benedictine lại trở nên "buồn bã nhất trong đời". Bé là một cô học trò nhút nhát cho nên không chịu nổi cuộc sống ở trường học. Khi chị Pauline rời nhà để nhập tu viện Carmel, vết thương của cô đau đớn trở lại.

Ở tuổi lên 10, Therese đã mang một căn bệnh trầm trọng. Cô bị bệnh ảo giác. Các bác sỹ đã bó tay. Gia đình cô và các nữ tu dòng Carmel cầu nguyện rất nhiều.

Vào này 13 tháng 5 năm 1883, bức tượng Đức Trinh Nữ đã mỉm cười với cô và cô đã khỏi bệnh tức thì.

Năm sau đó, vào ngày 8 tháng 6 năm 1885, Therese được Chịu Lễ lần đầu.

Từ đó cô đã nghĩ tới việc nhập dòng Carmel. Sau đó người mẹ thứ ba là Marie lại nhập tu viện khiến cô lại một lần nữa khô đau về sự chia lìa.

Cô đã phải vượt nhiều khó khăn trong việc đi tu. Cô đã phải tranh đấu với ông chú, vị tu viện trưởng , vị Giám Mục địa phương và ngay cả với Đức Giáo Hoàng Leo 13. Cô đã cương quyết theo đuổi nguyện vọng được " yêu Chúa Giê-Su và làm cho Người được yêu"

Được biết việc một kẻ giết người đã giết 2 người đàn bà và một bé gái 12 tuổi ở Paris, Therese đã cầu nguyện thật nhiều và làm nhiều việc nhân đức cho anh ta, cầu xin cho anh Henry Pranzini, kẻ giết người, được ơn cứu độ. Anh ta đã bị xử trảm nhưng giây phút chót anh đã hôn tượng Chúa Chịu Nạn.

Therese đã khóc lên sung sướng, việc câu nguyện của cô đã được nhậm lời, cô gọi anh Panzini là " đứa con đầu tiên"

Trong một cuộc hành hương đi nước Ý, cô xin được có phép của Đức Giáo Hoàng để nhập tu viện ở tuổi 15. Cô chỉ nhận được sự trả lời một cách thoái thác. Dù vậy vào ngày 9 tháng 4 năm 1888 cô đã lìa xa cha, chị Celine, chị Leonie và con chó Tom mãi mãi.

Therese đã thật hạnh phúc nhập dòng Carmel mãi mãi, một "tù nhân" với Chúa Giê-Su và với 24 nữ tu khác. Cô nhiệt thành chấp nhận cuộc sống cầu nguyện ở tu viện .

Sự đau khổ lớn nhất của Therese vào lúc đó là bệnh tình của cha cô, ông đã phải nhập viện tâm thẩn ở Caen. Sau đó ông qua đời và người chị cô là Celine, người săn sóc ông đã cũng nhập tu viện, như vậy trong tu viện đã có 4 chị em: Therese, Leoni, Pauline, Celine.

Sau nhiều năm tìm kiếm Therese đã thấy được linh đạo. Cuộc đời của cô đã đổi hẳn. Cô nhận được ơn thông hiểu về Thiên Chúa. Cuộc sống Ki-Tô hữu không gì khác hơn cuộc sống một em nhỏ với Người Cha Nhân Từ, bắt đầu từ Lễ Thanh Tẩy và tiếp tục trong sự phó thác trọn vẹn. " Nếu anh em không trở nên như trẻ em thì anh em sẽ không được vào Nước Trời."

Ngày 9 tháng 6 năm 1895 trong ngày Lễ Chúa Ba Ngôi, một linh cảm đột nhiên nổi lên trong Therese: cô phải tận hiến làm vật hy sinh toàn thiêu cho Tình Thương Xót Chúa. Sau đó Therese bị bệnh lao, tuy vậy cô đã dùng hơi sức trong hai năm còn lại đểû dạy dỗ cho 5 tập sinh và linh hướng cho 2 sư huynh truyền giáo một ở nước Trung Hoa, một ở Phi Châu.

Therese lại bị kiệt sức về bệnh đau cuống họng, tuy vậy cô đã vâng lời viết những dòng hồi ký cuối cùng.

Therese đã viết: cô ngợi ca Tình Thương Xót Chúa trong cuộc sống ngắn ngủi của cô.

Cô đã cầu nguyện rằng:" sẽ làm điều tốt cho trái đất sau khi cô chết, cho tới ngày tận thế". Cô đã khiêm nhượng tiên tri rằng sứ mạng của cô sau khi chết là hướng dẫn Linh Đạo Nhỏ cho các linh hồn. Cô qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897.

Cô đã viết rằng cô muốn trở nên: một linh mục, một phó tế, một tiến sỹ Hội Thánh, một nhà truyền giáo, một người tử đạo" có nghĩa là cô muốn tất cả.

Một năm sau khi cô qua đời, cuốn sách Một Tâm Hồn, trích đoạn những bài viết của Therese được phát hành.

Therese đã được phong Thánh ngày 17 tháng 5 năm 1925.


NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA THÁNH TÊ-RÊ-SA trích trong sách Một Tâm Hồn

Linh Đạo Nhỏ là gì? Đó là phương cách dâng mình trẻ thơ, phương cách của một em bé nằm trong vòng tay của cha mình, em ngủ và không sợ gì cả. 

It is the way of child-like self-surrender, the way of a child who sleeps, afraid of nothing, in its father's arms.

Đó là linh đạo trẻ thơ, phương cách của tin cậy và hoàn toàn phó thác.

It's the way of spiritual chilhood, it's the way of confidence and total abandon.

Để ở trong tình trạng trẻ thơ: Đó là nhận ra sự hư vô, tầm thường của chúng ta, trông mong mọi sự nơi Chúa như một em bé kỳ vọng mọi sự từ người cha của em.

"Remaining a little child before God": It is to regcognize our nothingness, to expect everything from God as a little child expects everything from its father.

Tình yêu tự nó phải chứng minh bằng việc làm, em chứng minh tình yêu của em bằng cách nào?... Em có thể chứng minh tình yêu của em bằng rắc những bông hoa, nghĩa là, không để buông trôi một dịp hy sinh nhỏ nhoi nào, một ánh mắt nhìn nào, một lời nói nào; bằng cách làm lợi trong những hành động nhỏ nhất, bằng việc làm những điều ấy vì tình yêu.

Love proves itself by deeds, and how I prove mine?... I can prove my love only by scattering flowers, that is to say, by never slip a single sacrifice, a single glance, a single word; by making profit of the very smallest actions, by doing them for love. 

Để trở nên người của Chúa, người ta phải trở nên nhỏ bé, bé như một gịot sương!

To be His, one must be small, small as a drop of dew!

Chúng ta sống trong thời đại của những phát minh, những ngưười giầu có không phải chịu khó khăn leo những bậc thang, họ đi thang máy. Đó là điều em phải tìm kiếm, tìm một thanh máy đưa em lên thẳng tới Chúa Giê-Su, bởi vì em quá nhỏ bé để leo những bậc thang dốc của sự toàn thiện...Đây là điều em đã tìm thấy: "Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy". ( Sách I-sai-a 66:12,13. Bản dịch do Nóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)

We live in the age of inventions now, and the wealthy no longer have to take the trouble to climb the stairs; they take the elevator. That is what I must find, an elevator to take me straight up to Jesus, because I am too little to climb the steep stairway of perfection. This is what I found:
" You shall be carried at the breast and upon the knees; as one whom the mother caresseth, so I will comfort you". ( Isaiah 66:12,13.)

Chúng ta hãy nắm tay nhau chạy xuống chỗ cuối cùng, không ai còn tranh chấp với chúng ta nữa.

Let us take each other's hand and run to the last place, no one will dispute with us.

.Nữ tu Maria Thánh Thể muốn đốt những ngọn nến cho cuộc rước, chị không có hộp quẹt; tuy vậy, thấy một ngọn đèn nhỏ cháy trước di hài các Thánh, chị bước tới gần. Hỡi ơi, ngọn lửa đã gần tắt, chỉ còn một đốm sáng yếu ớt trên bấc đen.

Chị đã thành công châm ngọn nến trên ánh sánh yếu ớt ấy, và với ngọn nến này, chị đã thắp những ngọn nến khác của cộng đồng nữ tu.

Như vậy ngọn đèn nhỏ gần tàn, đến phiên của nó, đã có thể khơi nên nguồn vô biên của những người khác và ngay cả có thể thắp sáng toàn thể vũ trụ. Tuy thế, một ngọn đèn nhỏ luôn luôn là nguyên nhân đầ tiên của tất cả ánh sáng này. Làm sao những ngọn lửa đẹp đẽ có thể huênh hoang là đã gây nên ánh sáng này, khi mà chính chúng đã được thắp nên từ một tia lửa nhỏ như thế?

Sister Marie of the Eucharist wanted to light the candles for a procession; she had no matches ; however, seeing the little lamp which was burning in front of the relics, she approached it. Alas, it was half out, there remained only a feeble glimmer on its blackened wick.

She succeeded in lightning her candle from it, and with this candle, she lighted those of the whole community. It was, therefore, the half-extinguished little lamp which had produces all these flames which, in their turn, could produce the infinity of others and even light the whole universe.

Nevertheless, it was always be the little lamp which would be first cause of all this light.

How could the beautiful flames boast of having produce this fire, when they themselves were lighted with such a small spark?

Đường lối của em là đầy tin cậy và yêu thương. Em không hiểu người ta lại có thể sợ một người bạn qúa dịu dàng như thế.

My way is all of trust of and love. I don't understand souls who fear so tender a friend.

Em chỉ cần liếc vào Phúc Âm, lập tức hương thơm của cuộc đời Chúa Giê-Su đã tới với em, và em biết phải chạy về hướng nào; tới chỗ thấp nhất, không phải chỗ cao nhất!

I have only to glance at the Gospels; at once the fragrance from the life of Jesus reaches me, and I know which way to run; to the lowest, not to highest place!

Em đoan chắc với chị rằng Thiên Chúa còn dịu dàng tử tế hơn là chị tưởng. Người hài lòng với một cái nhìn, một tiếng thở dài của tình yêu...

Em nhận ra rằng người ta chỉ cần làm như vậy để chinh phục được trái tim Chúa Giê-Su. Hãy để ý một em nhỏ làm phật lòng mẹ của em băng nổi cơn giận dữ hoặc không nghe lời mẹ em, nếu em hờn dỗi trong một góc và hét lên vì sợ bị trừng phạt, mẹ em chắc chắn là không tha lỗi cho em.

Nhưng nếu em chạy tới với mẹ giang rộng tay, mỉm cười và nói" Hãy hôn con đi, con không làm việc ấy nữa", chắc chắn rằng mẹ em sẽ ôm chặt em vào lòng, quên hẳn tất cả những việc em đã làm.

I assure you that God is even kinder than you think. He is satisfied with a look, a sigh of love... I have realized that all one has to do is taken Jesus by the heart.

Consider a small child who has displeased his mother , by flying into a rage or perhaps disobeying her; if he sulk in a corner and screams in fear of punishment, certainly his mother will not forgive his fault.

But he comes to her with outstretched arms, smiling and saying:" Kiss me, I don't do it again", surely his mother will immediately press him tenderly to the heart, forgiving all he has done.

Không ai có thể làm em sợ nữa, bởi vì em biết tin ở những gì về lòng thương xót và yêu thương của Thiên Chúa. Em biết rằng chỉ trong một chớp mắt tất cả hàng ngàn tội lỗi sẽ được thiêu đốt như một gịot nước rảy vào ngọn lửa đang rực cháy.

No one can make me frighten any more, because I know what to believe about His mercy and love; I know that in a twinkling of an eye all those thousands of sin would be consumed as a drop of water cast into a blazing fire.

Vui sướng biết bao khi nhớ lại rằng Thiên Chúa của chúng ta thật công minh, rằng Người dung thứ tất cả những khuyết điểm của chúng ta, và biết thật rõ là chúng ta yếu đuối ra sao. Em còn phải sợ gì nữa? Chắc chắn rằng Thiên Chúa của sự công minh vô bờ bến , Người đã tha thứ cho Đứa Con Hoang Đàng với lòng thương xót như thế, chắc chắn sẽ công minh với em kẻ đã "luôn luôn ở với Người"?( Luca 15:31 )

What joy to remember that our Lord is Just; that He makes allowances for all our shortcomings, and knows full well how weak we are. What have I to fear then? Surely the God of infinite justice who pardons the Prodigal Son with such mercy will be just with me" who am always with him'? ( Luke 15:31)

Nguồn: http://teresafamily.org/content/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-th%C3%A1nh-teresa

Tin Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi


PHÚC ÂM: Lc 1, 26-38
"Này Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một Con trai".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ". Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận. Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.

Hợp tác Mục vụ di dân Việt Nam - Nhật Bản



Nhà thờ chính toà giáo phận Osaka

WHĐ (28.09.2017) – Ngày 24 tháng Chín 2017, Hội Thánh tại Nhật Bản tổ chức Ngày Di dân và Tị nạn, qua đó gây ý thức về sự hiện diện của các thành phần nhập cư và bổn phận mục vụ đối với các tín hữu di dân. Trong dịp này, từ ngày 23 đến 28 tháng Chín, phái đoàn của Uỷ ban Mục vụ Di dân (UBMVDD) trực thuộc Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam do Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng –chủ tịch UBMVDD– làm trưởng đoàn, đã đi thăm và làm việc với Uỷ ban về Người di dân, tị nạn và di trú (J-CaRM) của HĐGM Nhật Bản do Đức cha Michael Goro Matsuura –giám mục giáo phận Nagoya– làm chủ tịch.

Trước buổi làm việc chính thức vào chiều 26 tháng Chín, Đức cha Giuse đã đến chào HĐGM Nhật Bản đang họp thường niên tại Tokyo. Đức cha Giuse đã gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo hội tại Nhật Bản về lòng quảng đại quan tâm đến các tín hữu Việt Nam. Trong phần đáp từ, Đức Tổng giám mục Joseph Mitsuaki Takami, S.S. –Tổng giám mục Nagasaki và là Chủ tịch HĐGM Nhật Bản– cũng cảm ơn những đóng góp về ơn gọi và đời sống đức tin của người Việt Nam tại Nhật Bản. Hiện có 170 tu sĩ và 41 linh mục Việt Nam đang học và làm việc tại Nhật Bản. 


Trong buổi làm việc, Đức cha Matsuura và các chuyên viên của J-CaRM đã trình bày hiện trạng di dân Việt Nam tại Nhật Bản cùng những vấn nạn và quan ngại xã hội. Năm 2016, theo thống kê của chính phủ Nhật Bản, có 88.211 người Việt Nam nhập cảnh theo diện tu nghiệp nghề, chưa kể số lượng du học sinh và nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, tình trạng di dân Việt Nam bị bóc lột, áp bức và lạm dụng đã xảy ra đến mức báo động. Theo nhiều nguồn khảo sát, hiện nay có khoảng 200.000 di dân Việt Nam tại Nhật Bản. Tình trạng này cho thấy nhu cầu cũng như khó khăn về đời sống mục vụ và đức tin của người Việt Nam tại Nhật Bản. Sau 2 tiếng trao đổi, và suy xét, hai Uỷ ban Việt Nam - Nhật Bản đã đi đến thoả thuận: thành lập nhóm chuyên trách chung gồm đại diện linh mục, tu sĩ Việt Nam tại Nhật và đại diện thuộc UBMVDD Việt Nam để tư vấn và đề ra chương trình mục vụ và xã hội cho người Việt tại Nhật Bản cũng như người Nhật tại Việt Nam; chuẩn bị thiết lập hai trung tâm mục vụ cho di dân Việt Nam tại Nhật Bản trong giáo tỉnh Tokyo và Osaka.

Theo số liệu của HĐGM Nhật Bản vừa gửi cho Bộ Truyền giáo, hiện nay dân số Nhật Bản là 120 triệu, Giáo hội tại Nhật có 450.000 tín hữu, 1.800 linh mục (trong đó có 519 linh mục nước ngoài) đang phục vụ tại 16 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh Tokyo, Osaka và Nagasaki. Với các số liệu trên đây về diện tích, dân số và tỷ lệ tín hữu, có thể nói Giáo hội tại Nhật khá khiêm tốn về số lượng; nhưng HĐGM Nhật Bản lại rất quảng đại với các chương trình và định hướng mục vụ cho di dân. Cụ thể, HĐGM Nhật Bản đã ban hành định hướng mục vụ “Tiến về Nước Trời vươn xa qua những ranh giới quốc gia”, trong đó nhấn mạnh: cáo giáo phận và giáo xứ phải hợp tác với sứ mạng của J-CaRM để các tín hữu nước ngoài có thể tích cực tham dự các bí tích và được giáo dục đức tin bằng ngôn ngữ riêng; tạo điều kiện để các tín hữu nước ngoài được hội nhập và trở nên thành viên của gia đình đức tin nơi các giáo xứ; phiên dịch các thông tin mục vụ cho tín hữu nước ngoài; mở các văn phòng tư vấn ở các giáo phận để trợ giúp tín hữu nước ngoài; trợ giúp các tín hữu nước ngoài đối phó với các vấn nạn xã hội.

Các chuyên viên về xã hội và pháp lý của HĐGM Nhật Bản cũng rất tích cực tổ chức các chương trình hành động và vận động chính phủ bảo vệ người lao động nhập cư và di dân, khuyến cáo các tổ chức môi giới lao động vi phạm luật pháp, can thiệp trực tiếp các trường hợp bóc lột lao động và lạm dụng sức lao dộng, tố cáo các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm nhân phẩm người lao động. 

Nam Hà

Cha Airton Freire, vị linh mục sống ở bãi rác để cứu vớt “những người rác”


“Chúng ta ở trên trái đất là để phục vụ”, đây là khẩu hiệu của Hiệp hội Trái đất do Cha Airton Freire de Lima thành lập. Bên cạnh hiệp hội Trái đất, cha Airton còn thành lập tu hội các Tôi tớ Chúa. Mọi hoạt động của hiệp hội và tu hội này là để phục vụ những người nghèo nhất trong các người nghèo.

Sau khi được lãnh nhận thiên chức linh mục vào ngày 13 tháng 2 năm 1982, cha Airton nhận bài sai đến làm cha sở của một giáo xứ ở thành phố Arcoverde, một vùng quê của bang Pernambuco. Chỉ vài tháng sau đó, một nhóm trẻ đã mời cha đi thăm một khu vực đặc biệt trong thành phố, và cha đã được biết có một nơi có những người rất đặc biệt của thành phố, đó là nơi chứa rác. Chính quyền thành phố đưa rác ra khu vực ngoại ô, xa thành phố, để giữa đồng trống, không bận tâm về các vấn đề môi trường hay xã hội. Bãi rác này như hình ảnh đau khổ thu nhỏ của thành phố Arcoverde. Tại đây, nhiều gia đình sống nhờ vào rác, ăn những thực phẩm còn dư mà họ tìm thấy trong thùng rác. Họ không chỉ thu nhặt các rác thải để sống qua ngày, nhưng họ sinh sống ngay tại đó, giống như chính họ cũng là những thứ “rác người”. Họ sống trong các khu ổ chuột được làm bằng giấy hay bằng thiếc, không có điện nước và các dịch vụ vệ sinh, không có những con đường trải nhựa, không có trường học và dịch vụ y tế. Họ sống bên lề xã hội, ngay cả khi đó là một xã hội được gọi là Kitô giáo.

Những điều nhìn thấy ở bãi rác đã gây sốc cho cha Airton và làm cho cha Airton suy nghĩ trăn trở. Cha đã dâng Thánh lễ ngay cạnh bãi rác. Trong Thánh lễ đó, một em bé bị đói khát, đã xin ăn “bánh lễ”, vì em nghĩ đó là bánh bích quy. Sự việc này giúp cha Airton thấy rõ mối liên hệ giữa Mình Chúa Kitô và bánh ăn làm giảm cơn đói khát của cả linh hồn và thể xác và cha đã quyết định thay đổi cách sống: chính cha đã đến sống ở con đường mang tên bãi rác, sống nghèo khó giữa những người nghèo khổ, làm việc để thăng tiến những con người nghèo khổ nhất. Cũng chính ở đây cha Airton đã thành lập Hiệp hội Trái đất, sau đó đổi thành hội Trái đất của các tôi tớ Chúa. Hội được sinh ra trong cộng đồng này để giải cứu “những con người rác” sống ở đây. Hội Trái đất được chính thức thành lập vào ngày lễ sinh nhật Đức Mẹ, ngày 8 tháng 9 năm 1984.

Ngày 29 tháng 4 năm 1999, sau những ngày ăn chay và cầu nguyện, cha Airton đã thành lập cộng đoàn Cuộc sống của các Tôi tớ Chúa. Ngày 31 tháng 5 cùng năm đó, cha Airton đã chọn địa điểm để xây một ngôi nhà nguyện kính cha thánh Piô làng Pietrelcina và Đức Mẹ Vô nhiễm. Chính tại đây, tu hội các Tôi tớ Chúa đã ra đời cùng với nhà tĩnh tâm Thánh gia và các nhóm cầu nguyện được gọi là các Nhóm Trái đất do tu hội các Tôi tớ Chúa của cha Airton điều hành. Cha Airton đã phát hành 180 CD thu các bản nhạc và các bài giảng của cha, xuất bản 90 cuốn sách và còn tổ chức các buổi tĩnh tâm ở Brasil và ở nước ngoài.

Ngày nay, tổ chức Trái đất, qua các dự án, và nhờ sự đóng góp của các cá nhân, các doanh nghiệp và chính quyền, chuyên lo hoạt động trong các lãnh vực xã hội, sức khỏe, giáo dục, nhà ở, giúp đỡ cho hơn 2000 người mỗi năm, đặc biệt là tại các bang Pernambuco và Ceará. Các chương trình này khá quan trọng và có quy mô tương đối lớn, vì nó bao gồm từ các nhà trẻ cho đến bệnh viện, các trường học, các trường nghề, các trợ giúp y tế và tâm lý, cung cấp lương thực, dạy chữ cho người lớn, phục hồi các thanh thiếu niên nhờ các chương trình thể thao văn hóa, đào tạo các nhà kinh doanh, cung cấp tín dụng nhỏ và hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động sản xuất. (Aleteia 18/03/2017)

Hồng Thủy

Cập nhật tin tức 3 cuộc trưng cầu ý dân Úc về hôn nhân đồng tính

Càng gần tới ngày kết thúc cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính ở Úc, xem ra người ta càng thấy nhiều chuyện gay go diễn ra giữa hai phe ủng hộ và chống loại “hôn nhân” này. 

Cảm thấy buồn vì không có cha, tuy có hai bà mẹ đồng tính

Đó là câu truyện của Millie Fontana, được tờ Daily Mail Australia thuật lại ngày 31 tháng Tám, 2017. Năm nay 24 tuổi, Millie cho hay lớn lên với hai bà mẹ đồng tính và không có cha đã ảnh hưởng tiêu cực tới tuổi thơ của cô và đây là lý do khiến cô tin rằng hôn nhân đồng tính không tốt chút nào cho trẻ em. 

Cô vốn là đứa trẻ được thụ thai nhờ tinh trùng của một người hiến tặng, sống với hai bà mẹ đồng tính, không cha. Cô cho hay ngay từ lúc còn thơ bé, cô đã cảm thấy mình cần một người cha, dù chưa biết diễn tả thế nào là một người cha. Cô thương hai bà mẹ đồng tính, nhưng từ bên trong, cô thấy mình thiếu một cái gì. 

Cô bảo: “khi tôi đến trường, nhờ quan sát các đứa trẻ khác và mối dây liên kết đầy yêu thương của chúng với người cha của chúng, tôi mới bắt đầu hiểu ra rằng tôi thực sự thiếu một điều đặc biệt.

“Suốt thời gian ở trường, tôi liên tiếp bị nói dối, người ta bảo tôi rằng tôi không có cha hoặc họ không biết ông ấy là ai”.

Cô nói rằng không có người cha trong đời, cô thấy “khó mà khẳng định một căn tính ổn định”.

Cô nhận định: “khi người ta chọn những phần nào trong căn tính của tôi là thích đáng để tỏ lộ cho tôi, là người ta đã lấy đi của tôi một điều gì đó và khi các trẻ em khác có khả năng nhìn vào gương và hòa hợp được các phần thiếu kia để nói tao yêu mẹ tao hay cha tao, thì tôi lại không nói được như thế vì dưới mắt tôi, ai là cha mẹ tôi để quyết định những phần nào trong tôi thích đáng để được tỏ lộ cho tôi”.

Mãi năm 11 tuổi, cô mới tìm được cha cô. Hóa ra, cha cô vốn là bạn của một trong hai bà mẹ của cô lúc còn ở trung học và rất cởi mở đối với viễn tượng mối liên hệ được biết đến. Cô cho biết đó là lần đầu tiên, cô cảm thấy “ổn định” trong tuổi thiếu niên của mình. 

Cô nói: “Việc biết được ai là cha tôi rất có lợi để tôi đi vào những sự việc như đến trường… một cách tự tin hơn”.

Cô cho biết cô “bám lấy” các người đàn ông trong các gia đình khác lúc đi tìm gương mặt người cha của riêng cô. “Tôi dành một số lượng thời gian hơi quá đáng tại nhà họ vì tôi rất thích cơ cấu gia đình dị tính”. Cô khao khát một bậc cha mẹ biết làm “những chuyện của ông bố cho con cái mình” như chuyện thể thao hay nướng “barbeque” chẳng hạn. 

Cô nghĩ tới “một số lớn các cha mẹ trong cộng đồng đồng tính, một trong hai người ráng tự làm cho mình thành nam giới một chút để bù đắp cho việc thiếu vai trò của người cha”. 

Nhưng với Millie, chỉ lúc gặp được cha cô, cô mới thấy một “khí sắc nam tính duyên dáng nơi ông”. Và nhờ thế, “tôi biết tôi là ai. Tôi biết mọi người là ai. Tôi biết di sản của tôi”. 

Hát ở ngoài dàn hợp xướng

Người không cha thì mong có cha và do đó phê phán “hôn nhân” đồng tính. Nhưng rất nhiều người có đủ cả cha lẫn mẹ lại đi ủng hộ “hôn nhân” đồng tính. Nói theo kiểu Việt Nam, phần lớn những người như thế thuộc loại “rửng mỡ”. 

Đa số người Công Giáo Úc và các vị giám mục Úc không ủng hộ chuyện đó. Nhưng không thiếu những người hát lạc điệu. Một trong những người này là vị giám mục người Việt được tấn phong ở Úc, khi lên tiếng khuyên người Công Giáo phải lắng nghe “các dấu chỉ thời đại”. Nữ ký giả Inés San Martin của tờ Crux, khi thuật lại lời ngài, viết rằng ngài “hát ở bên ngoài dàn hợp xướng”. 

Dàn hợp xướng này không hẳn là kỳ thị, ghét bỏ người đồng tính, điều mà người Công Giáo đã học nằm lòng từ Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, mà là trả lời KHÔNG cho câu hỏi duy nhất của cuộc trưng cầu ý dân lần này: “Luật pháp có nên thay đổi để cho phép các cặp đồng tính cưới nhau không?”. Có thì nói có, không thì nói không. Chúa Giêsu đã dạy như thế, không có nhưng, nếu gì cả. 

Thiển nghĩ vai trò dạy dỗ của các vị giám mục nên hướng về việc đoàn kết nói KHÔNG trong dịp này, không ngả nghiêng, khiến lòng người ra phân tán. Các bài học khác nên dành cho các dịp khác, không thiếu. Nói như ngài trong lúc này, khiến người ta hiểu lầm. Chính Inés San Martin cũng phải cho rằng “thái độ xem ra cởi mở của (Đức Cha) L. đối với hôn nhân đồng tính dân sự trái ngược với điều Giáo Hội dậy”. 

Tôi không sợ phải đứng lên vì niềm tin của tôi

Theo tờ Sydney Morning Herald, câu nói đó là của Madeline, một thiếu nữ Kitô hữu, 18 tuổi, ở Canberra, làm nghề tiêu khiển cho trẻ em. Cô là người bị cho nghỉ việc vì đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu KHÔNG trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính.

Cô cập nhật chân dung Facebook của mình với bộ lọc do Coalition of Marriage thiết kế nói rằng “"It's OK to VOTE NO" (Bỏ phiếu KHÔNG không sao).

Nhưng người chủ của cô ở Capital Kids Parties, Canberra, tên là Madlin Sims, cho là có sao. Song song với việc sa thải Madelin, người này viết trên Facebook rằng “các quan điểm kỳ thị người đồng tính, khi được phổ biến công khai có hại cho thương nghiệp và không cùng hàng với các giá trị hay luân lý của tôi trong tư cách chủ nhân của thương nghiệp”. 

Madeline đã phản ứng, cho rằng cô không kỳ thị người đồng tính và không nên bị sa thải vì đã phát biểu một ý kiến. Cô bảo: “Đây là dân chủ và chúng ta được quyền chọn lựa và được yêu cầu bỏ phiếu CÓ hay KHÔNG và ý kiến của tôi là bỏ phiếu KHÔNG. Và tôi không nghĩ việc làm của tôi bị lấy mất khỏi tôi chỉ vì tôi có một ý kiến mà người khác không đồng ý với”. 

Trên chương trình Hack của Đài Triple J, Madelin nói cô “yêu mọi người” nhưng tin rằng hôn nhân đồng tính sẽ thay đổi cung cách sự việc được thực hiện tại các trường học và thay đổi việc nhận con nuôi. “Tôi không sợ phải đứng lên vì các niềm tin của mình và vì mình là Kitô hữu. Tôi không thể đơn giản bỏ phiếu CÓ mà không chống lại Thiên Chúa của tôi. Nếu tôi tham dự một tiệc vui chơi và ăn vận như Chuột Minnie và đứa trẻ ở đó có xu hướng đồng tính, tôi vẫn yêu thương đứa trẻ này như bất cứ đứa trẻ nào khác”. 

Cựu Thủ Tướng Úc, Tony Abbott, bị phe bỏ phiếu CÓ cụng đầu

Dù sao, Madelin vẫn bị đánh nhẹ hơn cựu thủ tướng Tony Abbott. Cũng theo tờ Sydney Morning Herald, hôm 21 tháng Chín, tại Hobart, Ông Abbott, người tích cực vận động cho lá phiếu KHÔNG cùng với cựu thủ tướng John Howard, đã bị một người đàn ông, mặc áo thung mang chữ “CÓ”, giả vờ muốn chào thăm, cụng đầu. 

Ông cho rằng “đây là một nhắc nhở cho thấy cuộc tranh luận này (về hôn nhân đồng tính) đang trở nên xấu xa như thế nào và sự xấu xa không phát xuất từ những người bảo vệ hôn nhân như người ta vốn nghĩ. Sự xấu xa, sự bất khoan dung và trong trường hợp này, thậm chí có cả bóng dáng bạo lực nữa, đã phát xuất từ những người bảo chúng ta rằng nhân danh sự tao nhã lịch thiệp và đầu óc hợp lẽ cũng như sự tự do, ta phải cho phép hôn nhân đồng tính. Tôi phải nói rằng lữ đoàn ‘tình yêu là tình yêu’ quả không chứng tỏ bao nhiêu tình yêu”.

Một triệu gia đình được vận động bỏ phiếu KHÔNG

Theo tin của Đài Số Chín, Thượng Nghị Sĩ Cory Bernardi đang phát động chiến dịch gọi điện thoại theo kiểu robo-calls đến 1 triệu gia đình để vận động cho lá phiếu KHÔNG trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính. Robo-call là kiểu gọi điện thoại bằng các dùng một máy quay tự động được vi tính hóa để phát đi một thông điệp đã ghi sẵn như thể phát xuất từ một người máy. Các đảng chính trị ở Hoa Kỳ, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, đều quen sử dụng lối này để vận động. 

Lối này tuy rẻ, chỉ 5 xu Úc một cú, nhưng nếu gọi tới 1 triệu gia đình, thì chiến dịch này cần đến 50,000 dollars. 

Thượng nghị sĩ Bernardi nhằm các gia đình ở hai tiểu bang Victoria và Nam Úc. Đài Số Chín có một bản thông điệp ghi sẵn trong đó Thượng Nghị Sĩ Bernardi thúc giục người ta bỏ phiếu KHÔNG. Ông nói: “Là cha mẹ, tôi hết sức lo lắng về việc thay đổi luật hôn nhân sẽ ảnh hưởng xiết bao đối với các gia đình và trẻ em”.

Ông nói tiếp “Cuối cùng thì đây là vấn đề về quyền của cha mẹ. Thay đổi luật hôn nhân sẽ hạn chế quyền của cha mẹ trong việc phản đối các chương trình giáo dục tính dục đồng tính cực đoan và ý thức hệ phái tính được đem ra giảng dậy tại các trường học. Những cuốn sách như The Gender Fairy, nhắm vào các trẻ em 4 tuổi, sẽ trở nên thông thường trong các trường học của ta”.

Vũ Văn An

Tác động tiêu cực của smartphone trên thế hệ trẻ


Đặc biệt đáng chú ý là kết quả một cuộc nghiên cứu của giáo sư Jean Twenge, thuộc đại học San Diego Hoa Kỳ, về hậu quả của các loại điện thoại thông minh smartphone trên cả một thế hệ trẻ em hiện nay.

Theo giáo sư Twenge, cuộc điều tra năm 2015 cho thấy: cứ 3 thanh thiếu niên người Mỹ, có 2 người xử dụng điện thoại thông minh Iphone. Giáo sư gọi thế hệ người trẻ này là thế hệ Igen. Họ trải qua suốt thời niên thiếu cắm đầu vào chiếc Iphone.

Giáo sư Twenge đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu đều đặn hàng năm trên 11 triệu người trẻ và ghi nhận rằng: từ năm 2010, trẻ em và thiếu niên bắt đầu thay đổi thái độ và thói quen so với các thế hệ đi trước. Và rồi từ năm 2012 trở đi, trí óc các em cũng bắt đầu đổi khác. Tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống của người trẻ thế hệ Igen đều bị chi phối bởi cái điện thoại thông minh.

Người trẻ trải qua hàng giờ, trung bình là khoảng 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày, lướt mạng Internet, trao đổi tin nhắn với bạn bè hay giao lưu qua các mạng xã hội. Vì thế, chúng không còn thời giờ để làm những việc khác nữa, chẳng hạn như đi dạo chơi hay họp mặt với bè bạn. Đây vốn là một trong những sinh hoạt rất được người trẻ ưa chuộng trước thời smartphone xuất hiện.

Hậu quả tức thời là so với các thế hệ trước đây là: con số người trẻ thời đại Igen lâm tình trạng trầm cảm, hồi hộp lo sợ và tự cô lập gia tăng mạnh, trong khi đó, số bạn trẻ cảm thấy hạnh phúc lại giảm sút. Tỷ lệ người trẻ tự tử gia tăng 50%. Con số người trẻ bị bệnh trầm cảm nặng cũng thế.

Giáo sư Twenge nhận định rằng, không thể làm ngơ liên hệ giữa hai điều: một mặt, người trẻ gia tăng xử dụng điện thoại thông minh, và mặt khác, người trẻ giảm sút sức khỏe tinh thần quá nhiều. Qua việc quan sát những người trẻ này, giáo sư thấy rằng số người trải qua nhiều giờ trước màn hình điện thoại thông minh thường là những người ít hạnh phúc hơn và dễ bị trầm cảm hơn. Mặt khác, ít đi chơi họp mặt với bạn bè hơn cũng có nghĩa là ít phát triển thái độ hòa hợp xã hội hơn.

Một cuộc nghiên cứu hồi năm 2014 chứng minh rằng những trẻ em từ 11 đến 12 tuổi đã từng tham gia các buổi cắm trại không xử dụng màn hình máy tính bảng hay điện thoại thông minh, thì có khả năng đọc được cảm xúc trên mặt người khác lớn hơn là những người trẻ hay xử dụng điện thoại thông minh.

Thêm vào đó, thế hệ Igen lười đọc sách hơn nhiều. Trong những năm gần đây tỷ lệ người trẻ tự ý đọc một cuốn sách hay một tờ báo đã giảm từ 60% dạo năm 1980 xuống còn có 16% vào năm 2015. Giáo sư Twenge cho biết có nhiều trường hợp sinh viên đại học đã không thể đọc sách giáo khoa dài lâu và họ đã gặp nhiều khó khăn khi phải học bài.

Cuộc nghiên cứu của giáo sư Twenge khẳng định rằng người trẻ thế hệ Igen ngày nay trưởng thành chậm trễ hơn thế hệ cha anh của chúng đến 3 năm, nhất là trong lãnh vực phát triển tính dục và các mối tương quan nhân bản. Có lẽ vì thế, trong những năm gần đây, nhiều bậc phụ huynh trên thế giới đã kêu gọi giới hạn việc cho con em xử dụng các điện thoại thông minh hay máy tính bảng quá sớm, đồng thời mời gọi chú ý hơn đến các giao lưu trực tiếp với người khác, và nhất là chú trọng hơn đến sinh hoạt thể thao thể dục cho người trẻ. (AFP 18/19.09.2017)

Mai Anh

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

CHÚC MỪNG LỄ TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL - Bổn mạng Đội Trật tự và Giữ xe tại Giáo xứ Cầu Lớn


Theo Sách Thánh thì Thiên Chúa đã dựng nên rất đông các tạo vật thiêng liêng vô hình và các thánh tiến sĩ thì nói có lẽ các thần này được dựng nên trong ngày thứ nhất khi bắt đầu công việc tạo dựng.
Thiên Chúa dựng nên các thiên thần để chầu chực hầu hạ Đức Chúa Trời, giúp đỡ loài người và gìn giữ vũ trụ.
Theo như các lần các ngài xuất hiện, hiện ra, ta thấy các ngài là những vị thiêng liêng, tốt lành, quyền phép, mạnh mẽ và mau lẹ. Các ngài cũng đã từng trải qua cuộc thử thách. Trong cuộc thử thách này có một số đông đã tỏ ra không chịu thần phục Thiên Chúa. Đứng đầu là Luciphe nên đã bị Thiên Chúa loại bỏ.
MICAE
Theo sách Khải huyền của thánh Gioan thì khi ấy trên trời có một cuộc đại chiến. Một bên do Đức Micae lãnh đạo, bên kia là do Luciphe. Micae là thiên thần dũng mãnh. Với khẩu hiệu: "AI BẰNG THIÊN CHÚA", ngài đã anh dũng đẩy lui bè lũ Luciphe. Khẩu hiệu này đã trở thành tên của ngài (MICAE).
Hôm nay Giáo hội mừng kính thánh Micae, vị thủ lãnh các thiên thần lành trên trời và còn là bổn mạng của Giáo hội dưới thế. Chính Ngài đã nhiều lần hiện xuống trần gian với nhiều nhiệm vụ khác nhau để thực hiện sứ mạng cao cả của Ngài.
Chúng ta hãy bắt chước Ngài: luôn trung thành với Chúa. Mỗi khi chúng ta bị thế gian xác thịt cám dỗ muốn xa lìa Chúa, chúng ta hãy lập lại lời của Ngài: Ai bằng Thiên Chúa? Vâng! Chẳng ai bằng Thiên Chúa cả. Tiền bạc, vui sướng xác thịt, chức quyền không có gì sánh được với Thiên Chúa cả.
Không có một ai, một vật nào được phép đứng ngang hàng với Thiên Chúa của chúng ta. Chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng tốt lành, thánh thiện, mạnh mẽ phép tắc vô cùng. Người nhân từ vô biên, hiểu biết mọi sự, làm được mọi sự. Ngài là cội rễ mọi sự, là cùng đích của mọi loài. Không ai bằng Thiên Chúa.

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Giáo hạt Tân Định: Giáo dân đồng hành với mục tử trong sứ mạng truyền giáo (3)

WGPSG -- “Chúa dựng nên con người, sáng tạo nên con người, đó là quyền của Thiên Chúa; con cái là hồng ân Chúa ban, Thiên Chúa ban cho ta thì ta nhận, còn Thiên Chúa không ban cho thì ta chịu. Đó mới gọi là tặng phẩm của Thiên Chúa”.
Trên đây là lời giảng huấn của Tân Giám mục Luy Nguyễn Anh Tuấn trong buổi tập huấn chương trình đào tạo giáo dân đồng hành với mục tử trong sứ mạng truyền giáo tại giáo xứ Bùi Phát.
Đây là buổi học thứ 3, cũng là buổi học cuối cùng kết thúc chương trình tập huấn của Đức cha Luy tại giáo hạt Tân Định diễn ra lúc 19g30 thứ Bảy, ngày 23-9-2017 tại hội trường giáo xứ Bùi Phát thuộc giáo hạt Tân Định.
Tham dự khóa tập huấn có sự đồng hành của cha chánh xứ Giuse Đinh Tất Quý - Hạt trưởng giáo hạt Tân Định, cha phó Đaminh Lâm Quang Khánh, cha Gioan Bt. Trần Văn Nhủ - chánh xứ Gx. Công Lý, Hội đồng Mục vụ, các nữ tu, đại diện các giáo khu, các hội đoàn và anh chị em trong các giáo xứ thuộc giáo hạt Tân Định.
Chủ đề: Mầu Nhiệm Sự Sống
Cha chia sẻ cùng cộng đoàn câu truyện mà cha đã tham vấn cho người phụ nữ, chị đã có chồng, nhưng bị hiếm muộn không thể có con, mẹ chồng cũng rất khao khát có cháu nội để nối dõi và đã thủ thỉ với chị đi xin người bạn trai cho tinh trùng và đã mang thai; sau đó sinh được hai bé trai, người chồng vô cùng thương yêu và chăm sóc, rất mực yêu thương. Qua một thời gian, anh chồng đã phát hiện ra rằng hai đứa trẻ mình hết mực yêu thương đó không phải là con của mình, tuy chúng gọi anh bằng “bố”. Sau một thời gian bị lừa dối, anh chị quyết định chia tay, tuy ly dị nhưng anh vẫn thường xuyên đến thăm, chăm sóc hai đứa con, trong lúc khó khăn nhất thì anh bạn trai xuất hiện, với tấm lòng tốt không có ý gì khác ngoài sự đồng cảm, tội nghiệp và lòng tốt muốn giúp chị có niềm vui khi có con, dang tay giúp đỡ ba mẹ con chị, hai đứa trẻ gọi anh này là “ba”. Một năm sau, sự thăm nom cũng thưa thớt dần và người “ba” cũng đi xa.
Chị đến gặp Cha tham vấn: “Bây giờ con phải làm gì?”. Hai đứa trẻ nên về với “bố” hay về với “ba”, và nhận ai là cha ruột?
Cha hỏi chị: Nếu như trở lại quá khứ, chị có làm lại điều đó không? Chị trả lời: Thưa cha, con vẫn làm như thế, vì khát khao có con cháy bỏng của người phụ nữ không thể có con. Đó cũng tiêu biểu cho một số chị em phụ nữ trẻ ngày nay không muốn có chồng mà lại muốn có con! Và y học có thể đã giúp họ làm được điều đó.
Câu hỏi đặt ra là “Sự sống con người là chi? Hay con người là ai?”.
Theo tinh thần của cộng đồng trả lời nghĩa là ông “bố” mới là bố thật, còn ông “ba” không phải là bố thật. Tại sao? Nếu Thiên Chúa là người thật, vậy Người là con ai?
Niềm tin của ta là, Chúa Giêsu được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, đó là một mầu nhiệm độc đáo, Đức Maria mang thai không bởi người đàn ông nào. Sứ thần Gabriel đã nói: “Bóng của Thánh Thần phủ trên Bà và Bà sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, Người sẽ trở nên đấng Thánh”. Như vậy, Thánh Giuse là bố nuôi. Thánh Giuse đóng trọn sứ mạng mà Thiên Chúa đã chọn và giao phó cho ngài là làm bố nuôi, vì trong xã hội Do Thái sẽ không tồn tại một đứa bé hay người phụ nữ khi không có người đàn ông là chồng là bố. Nếu không có Giuse thì Maria không đóng trọn vai trò làm Mẹ nuôi dạy Giêsu, vai trò của Giuse thật mờ nhạt. Đó là đời sống mầu nhiệm âm thầm của người gia trưởng “bố” bảo vệ Đấng Cứu Thế, vậy Thánh Giuse mới chính là bố thật của Chúa Giêsu. Chúng ta tránh, không nên quan niệm chữ “ruột” là cho trứng cho tinh trùng mới là bố nhưng bố thật ở đây chính là sự tương quan, gắn bó, tình thương và tình cảm như câu: “Công sanh không bằng công dưỡng”.
Trong sách Sáng Thế kể lại mầu nhiệm sáng tạo nên con người, và Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa có nam có nữ, Ngài thổi hơi vào lỗ mũi Adam và Adam đã có sự sống, Chúa đã ban cho ông sự sống của Ngài nhưng có linh hồn bất tử mà các loài khác không có. Như vậy, một em bé chào đời dù bị đao, dị tật, người già yếu, bệnh tật Sida ở tình trạng cuối cùng không còn hình hài của một con người thì vẫn còn nằm trong tâm trí Thiên Chúa, Ngài luôn yêu thương và cứu độ, khác loài người mới có kỳ thị, cho nên một con người chào đời đó là một linh hồn được Thiên Chúa sáng tạo trực tiếp. Vậy mà con người muốn dành quyền của Tạo hóa muốn có con bằng mọi giá, dù xúc phạm đến Thiên Chúa…
Hiện nay, sự trợ giúp của y khoa, thụ tinh trong ống nghiệm hay nhân bản vô tính, con người làm được nhiều chuyện kỳ diệu mà mấy trăm năm trước ta không thấy… cho nên vấn đề bây giờ ta phải cùng nhau nói: tuyên xưng Đức Tin vào Thiên Chúa đã đến sống làm người và chết cho loài người là chúng ta, từ đó rút ra nhiều hệ luận nhiều mặt, trong đó có mặt đạo đức “Con người có thể làm được mọi chuyện, nhưng không được phép làm mọi chuyện”. Vậy việc thụ tinh trong ống nghiệm hay nhờ sự trợ giúp của y khoa, không thể làm được trái với đạo đức, trái với ý Thiên Chúa.
Sự sống con người là chi?
Không phải do ta suy nghĩ, mà do mặc khải, do chính Chúa nói trong Thánh Kinh, hôn nhân nằm trong ý định của Thiên Chúa, đó là sự sống tác hợp của hai người nam nữ ở trong giao ước hôn phối, ngoài giao ước hôn phối là phi đạo đức vì không giống với Thiên Chúa. Vậy việc thụ tinh trong ống nghiệm hay nhờ sự trợ giúp của y khoa là trái với đạo đức, trái với ý Thiên Chúa. Cho nên có con không cần tác hợp trong tình yêu nam nữ như trong hôn ước đó là nghịch lý. Chúa dựng nên con người, sáng tạo nên con người đó là quyền của Thiên Chúa; con cái là hồng ân Chúa ban, Thiên Chúa ban cho ta thì ta nhận còn Thiên Chúa không ban cho thì ta chịu. Đó mới gọi là tặng phẩm của Thiên Chúa.
Mầu Nhiệm Sự Sống
Kết hôn đồng tính và được quyền nhận con nuôi, đó là một bất công cho đứa trẻ; con người sinh ra tồn tại phải được yêu thương, nuôi dưỡng, dạy dỗ; những đứa con của các cặp đồng tính, của người mẹ đơn thân, ngay từ đầu đã bị cướp đi quyền sống vì nó không có bố hoặc không có mẹ. Như vậy, trong quá trình lớn lên, nhân cách của nó sẽ không cân bằng và giới tính, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Con người sinh ra cần có gia đình, cần có cha và mẹ. Thiên Chúa đã định liệu như vậy nên mới có Thánh Giuse, Mẹ Maria nên mới có Giêsu. Đó là về nhân bản, chưa nói đến mặc khải Đức Tin khiến ta không thể chấp nhận hôn nhân đồng tính.
Sau đó, Đức cha Luy dành ra 10 phút để trả lời những thắc mắc của các anh chị.
Tiếp theo, ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ Bùi Phát đại diện các giáo xứ trong giáo hạt Tân Định, trước hết xin chúc mừng Đức cha Luy đã được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá TGP Sài Gòn, và cám ơn Đức cha Luy đã giúp cho HĐMV các giáo xứ trong giáo hạt Tân Định ba buổi tập huấn “Giáo dân đồng hành với mục tử” để nâng cao kiến thức mục vụ trong sứ mạng truyền giáo.
Đức cha Luy ban phép lành kết thúc khóa tập huấn, các học viên nhận giấy Chứng nhận và ra về lúc 21g30 trong niềm hân hoan.
HẠT TÂN ĐỊNH: GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH VỚI MỤC TỬ

Giáo hội Ba lan đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho thế giới



Ít nhất một triệu tín hữu Công giáo tham dự chương trình “đại” cầu nguyện trải dài 2000 dặm biên giới đất liền và hải phận nối liền với 8 nước của Ba lan.

Hội đồng Giám mục Ba lan đã kêu gọi các thành phần trong Giáo hội tham gia vào chương trình đọc kinh Mân Côi kéo dài một tiếng trên các biên giới của họ để cứu thế giới khỏi tội lỗi và kỷ niệm biến cố châu Âu được cứu khỏi cuộc xâm lược của Hồi giáo hồi thế kỷ 16.

Thông cáo của Hội đồng Giám mục Ba lan cho biết: “Mục đích là giờ đọc kinh Mân côi cầu nguyện cho Ba lan và toàn thế giới bởi những người được chọn dọc theo biên giới của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi mọi tín hữu ủng hộ sáng kiến này đông đảo và cho tất cả chúng ta – giáo sĩ, các tu sĩ và giáo dân – cùng nhau cầu nguyện.”

Chương trình “Kinh Mân Côi trên các biên giới” vào ngày 07/10 đánh dấu việc cử hành 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và là cách thế đặc biệt thực hành lời mời gọi sám hối Đức Trinh nữ Maria đã truyền cho sơ Lucia và các em họ của mình.

Ban tổ chức cho biết có 319 nhà thờ và 22 giáo phận được sử dụng làm các điểm tập họp. Trang web của ban tổ chức cho biết: “Chúng tôi muốn xin ơn tha thứ và đền tội cho tất cả các xúc phạm và chống đối xúc phạm đến Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ Maria và xin Mẹ Thiên Chúa can thiệp để cứu Ba lan và thế giới. Nếu kinh Mân côi được một triệu người Ba lan cầu nguyện thì không chỉ có thể thay đổi các sự kiện nhưng còn mở các trái tim cho các hoạt động ân sủng của Chúa.” (The Tablet 25/09/2017)

Hồng Thủy

50 năm vòng tay ôm huynh đệ

Cách đây 50 năm trong hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1967 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã công du Thổ Nhĩ Kỳ và viếng thăm các thành phố Istanbul, Ephêxô và Smirne. Tại Istanbul Đức Phaolô VI đã viếng thăm nhà thờ chính toà Chúa Thánh Thần trong khu phố Pangalti, và gặp gỡ tổng thống Thổ ông Cemal Guersel. Ngài cũng viếng thăm nhà thờ chính thống San Giorgio và gặp gỡ Đức Thượng Phụ Armeni Snork Kalustian, cũng như Đức Thượng Phụ chính thống Costantinopoli Athenagoras I và Imam Hakham Bashi, thủ lãnh cộng đoàn Hồi giáo Istanbul. Đây là lần thứ hai Đức Phaolô VI gặp gỡ Đức Thượng Phụ Athenagoras. Ngày 26 Đức Phaolô VI đã viếng thăm nhà thờ chính toà Thánh Gioan tại Smirne và gặp gỡ hàng lãnh đạo địa phương. Sau đó ngài gặp gỡ cộng đoàn chính thông Ephêxô, và sau cùng trở lại Smirne để lấy máy bay trở về Roma.


Thật ra, trước đó ba năm trong chuyến viếng thăm Thánh Địa, chiều ngày mùng 2 tháng giêng năm 1964 trên một ngọn đồi trước thành Giêrusalem ngay trong thời Công Đồng Chung Vaticăng II nhóm họp, mọi người đã chứng kiến vòng tay ôm hôn giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Đây là một biến cố đã được Đức Gioan XXIII nghĩ tới, ghi dấu lịch sử luôn mãi. Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras đã cùng nhau đàm đạo và đọc Kinh Lậy Cha bằng tiếng Latinh và Hy Lạp. Với cử chỉ đơn sơ là vòng tay ôm hôn ấy, hai Giáo Hội bẻ gẫy các thế kỷ xa cách và tái thừa nhận nhau là anh em. Thật thế, vì kể từ năm 1439 các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Đông Tây đã không gặp gỡ nhau. Vì thế, vòng tay ôm hôn, các cử chỉ, lời nói của hai vị đã có tầm quan trọng lịch sử to lớn, vì nó diễn tả ý chí của cả hai Giáo Hội muốn chấm dứt các thù nghịch, chống đối và thờ ơ đối với nhau trong quá khứ, và mở ra một mùa mới của sự gặp gỡ và đối thoại.

Sau khi cảm tạ Thiên Chúa vì dịp may hạnh phúc tràn đầy hy vọng này Đức Thượng Phụ Athenagoras đã đau đớn nhớ lại sự kiện “từ bao thế kỷ thế giới kitô đã sống trong chia rẽ và đôi mắt đã mệt mỏi vì nhìn bóng tối”. Còn đối với Đức Phaolô VI “các con đường dẫn tới sự hiệp nhất còn dài và đầy khó khăn, nhưng các nẻo đường đồng quy hướng về suối nguồn của Tin Mừng” . Cả hai vị đã cầu mong cho mọi kitô hữu đều có thể “cùng uống một chén và cùng nhau bẻ bánh sự sống mà không có vấn đề uy tín, quyền tối thượng không do Chúa Kitô thiết lập, và chỉ với một mục đích là phục vụ Giáo Hội và phục vụ nhân loại”.

** Nhân dip kỷ niệm biến cố quan trọng này ngày 16 tháng 12 năm 2014 cuốn sách của bà Valeria Martano tựa đề “Vòng tay ôm Giêrusalem: cách đây 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phaolo VI và Đức Athenagoras” đã được giới thiệu tại Học viện văn hoá Italia tại Istanbul. Sách cũng đã được giới thiệu tại đài phát thánh Vaticăng, có sự hiện diện của ĐHY Paul Poupard, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh văn hoá và đối thoại liên tôn. Từ năm 1963 ĐHY cũng đã góp phần vào việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ lịch sử này giữa hai vị lãnh đạo Giáo Hội.

Phát biểu trong dịp này ĐHY Poupard nói: “Tôi nhớ là đã xảy ra một biến cố hoàn toàn không được thấy trước trong thế giới, và nó đã thay đổi lịch sử thế giới! Sự kiện hai thế giới đã không biết nhau – nếu có thể nói được như vậy – đã gặp gỡ nhau: khi đó thế giới đã mở mắt, từ phiá này và từ phía kia. Đây đã là một điều duy nhất. Đây là một chuyến du hành trong lịch sử dài của các chuyến tông du do một vị Giáo Hoàng làm trong kiểu tự di chuyển. Chính ngài đã tự mời mình. Mọi người đã cho rằng sẽ không thể làm được, nhưng nó đã có thể”. Hai tiểu sử song song, tiểu sử của Đức Athenagoras và tiểu sử của Đức Roncalli trẻ trung thành công trong việc tạo thành một cuộc gặp gỡ có khả thể mở rộng các lá phổi của Giáo Hội.

Bà Valeria Martano tác giả cuốn sách “Vòng tay ôm hôn Giêrusalem” cho biết: “Cuộc gặp gỡ giữa Đức Athenagoras và Đức Phaolô VI đạt được với một lộ trình dài song song, chứng kiến khát vọng hiệp nhất nảy sinh từ một phần bên Đông Phương nơi Đức Athenagoras là một kitô hữu đông phương, người chứng kiến sự tan rã của việc sống chung Ottoman, và đau khổ vì sự chia rẽ trở thành thù nghịch, trở thành bạo lực, của chủ thuyết quốc gia quá khích, là người hiểu và trực giác được sự cần thiết hiệp nhất, tuy nhiên ngài cũng là một người sống kinh nghiệm về sự chung sống tân tiến: ngài đã sống 20 năm bên Hoa Kỳ, là một quốc gia đa chủng tộc và đa tôn giáo; đàng khác một cách song song chúng ta có một kitô hữu tây phương, một linh mục vùng Bergamo, sống 20 năm bên Đông Phương – hầu như trong cùng các năm trong đó Đức Athenagoras sống bên Tây Phương. Như Đức Gioan XXIII đã nói: “Tôi đã học yêu mến các thánh ca, các lễ nghi của họ, việc tôn kính các ảnh vẽ Icone, hiểu rằng các anh em này khác với chúng ta, đã có cùng con tim của chúng ta”. Có một thời điểm ban đầu mùa công đồng của hai gương mặt này, lãnh đạo của hai Giáo Hội, đã từng thở với hai lá phổi, như Đức Gioan Phaolô II sẽ nói: lá phổi đông phương và lá phổi tây phương của Giáo Hội. Các vị tìm nhau, nhưng sẽ không bao giờ gặp gỡ nhau, vì đối với tiểu sử của Đức Gioan XXIII là người đã rất già: vì thế hai vị không có thời giờ để gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, Đức Phaolô VI tiếp nhận chứng nhân trong vòng rất ít tháng từ khi được bầu làm Giáo Hoàng, và hoàn thành lịch sử vĩ đại này với cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem. Vì vậy với khả thể là không có sự phục tùng nào, và không có sự nhượng bộ nào, từ cả hai phiá, các kitô hữu có thể tìm trở lại nhau như anh em ở nơi đâu đức tin đã nảy sinh.

** Đây là cây cầu đã được bắc cách đây 50 năm và nó cũng đã nâng đỡ chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô trong chuyến viếng thăm Thánh Địa và gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bartolomaios, nhân kỷ niệm 50 năm vòng tay ôm huynh đệ nói trên.

Trong buổi phát biểu tại Học viện văn hoá Italia ở Istanbul giáo sư Andrea Riccardi, sáng lập viên cộng đoàn thánh Egidio, nhấn mạnh rằng cuốn sách của bà Valeria Martano xoay quanh đề tài vòng tay ôm. Không có thương thuyết, không có kết quả, nếu chúng ta muốn, mà chỉ có vòng tay ôm hôn giữa giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras tại Giêrusalem. Chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Phaolô VI đã có giá trị biểu tượng: một Giáo Hội tập trung nơi thành Giêrusalem, nơi các gốc rễ tin mừng và kinh thánh, nơi sức mạnh yếu ớt của các gốc rễ nghèo nàn của nó. Không phải việc trở lại Roma, như được đòi hỏi nơi các tín hữu Công Giáo, nhưng Giáo Hoàng Roma tự rời sang Giêrusalem: nhưng như vậy không thể không gặp gỡ Đức Thượng Phụ Costantinopoli. Gặp gỡ không phải chỉ để vượt thắng bao thế kỷ của tình trạng không thân hữu, mà nhất là để thắng vượt thái độ không biết đến người khác là đặc thái tâm thức của thời bấy giờ. Không thể hiện diện ở đấy mà không ôm hôn nhau.

Hồi tháng 6 năm 2014 khi tới thăm cộng đoàn thánh Egidio, ĐTC Phanxicô đã đề cập tới Cộng đoàn và người nghèo nhưng với giá trị đại đồng hơn. “Một căng thẳng từ từ hết căng thẳng để trở thành sự gặp gỡ, vòng tay ôm: người ta lẫn lộn người trợ giúp với người được giúp. Ai là nhân vật chính? Cả hai hay nói đúng hơn, đó là vòng tay ôm”. Điều đầu tiên vòng tay ôm ấy muốn nói đó là không còn có nhân vật chính nữa. Đức Thượng Phụ Athenagoras tiếp nhận nó với sự tinh tế như bài phỏng vấn ngài dành cho ông Olivier Clément trong cuốn sách tựa đề: “Đối thoại với Đức Thượng Phụ Athenagoras”, Trong đó Đức Thượng Phụ khẳng định: “Tất cả đều chuyển động, có một luồng gió tự do lớn thổi. Đức Giáo Hoàng không cô đơn nữa, ngài có thể có các bạn đồng hành trên đường”. Đây là điểm đáng nói: vòng tay ôm ấy đã làm mòn sự tán dương nỗi cô đơn của nền quân chủ giáo hoàng, bằng cách cho thấy rằng vẻ đẹp không phải là sự cao cả của Giáo Hoàng, mà là sự gặp gỡ giữa hai giáo chủ. Đó đã là một sự xoáy mòn chậm chạp, nhưng sâu đậm. Khi nói về mình Đức Phaolo VI bảo rằng sự cô đơn của ngài giống như sự cô đơn của Đức Mẹ trên mái nhà thờ chính toà Milano.

** Đức Athenagoras, nhà nghệ sĩ của tương quan nhân bản, tiếp nhận sự cao cả của vị Giáo Hoàng cải cách, và cũng tiếp nhận sự giòn mỏng của ngài. Đức Thượng Phụ Athenagoras nói với Đức Phaolô VI: “Tôi là một cụ già, xin cho phép tôi có lời khuyên này: cần ngủ nhiều hơn, ăn nhiều hơn một chút, làm việc ít hơn một chút, đi dạo trong vườn và cười, mặc dù tất cả”. Đức Ông Macchi, thư ký của Đức Phaolô VI đã nói với tôi rằng Đức Thượng Phụ đã liên lạc thư từ với ngài, để không quấy rầy Đức Giáo Hoàng, để hỏi thăm tin tức sức khỏe của Đức Phaolô VI. Và trong bài phỏng vấn dành cho ông Clément Đức Thượng Phụ nói với ông: “Nhất là Đức Giáo Hoàng cô đơn biết bao. Tất cả chúng ta đều cần có các người anh em. Vì thế nên tôi đã ước mong rằng ngài nhận tôi như một người anh em, một người anh em tội nghiệp, chắc chắn rồi, người rốt hết trong mọi người, nhưng là một người anh em”.

Tình huynh đệ này có các sắc thái cá nhân, nhưng có giá trị sâu đậm, đến độ Đức Thượng Phụ Athenagoras cho vẽ một hình trên gỗ của cuộc gặp gỡ, trong đó người ta trông thấy hai tông đồ Phêrô và Anrê ôm hôn nhau. Từ vòng tay ôm cho tới tình bạn, tình huynh đệ, cuộc gặp gỡ, cuộc đối thoại, việc cầu nguyện chung, sự hiệp thông, nền thần học… Có việc đào sâu các ý nghĩa nhân bản và thần học, đạp lên nền thần học kinh viện và tranh luận, một cách thân thiết đối với Đức Thượng Phụ Athenagoras, nghi ngờ nền thần học bị ý thức hệ hoá. Truớc khi sang Thánh Địa Đức Thượng Phụ vén mở ý nghĩa kitô học của vòng tay ôm như sau: “Cuộc gặp gỡ sẽ không là tiếp xúc đơn sơ giữa hai người có trách nhiệm. Nó có một mục đích lớn: đó là tìm lại Chúa Kitô , hiện diện giữa những người hiệp nhất không chia rẽ.”

Bà Valeria Martano vén mở cho biết trong phòng của phái đoàn Toà Thánh, nơi xảy ra cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem, người ta đã chuẩn bị một ngai với bệ để chân và tàn che cho Đức Giáo Hoàng: nó diễn tả nền quân chủ giáo hoàng không thể ở trên cùng bậc với ai hết. Nhưng Đức Phaolô VI trong sứ điệp gửi thế giới khi vừa được bầu làm chủ chăn đã gọi các kitô hữu không Công Giáo là anh em, nhưng nói rằng Roma là nhà cha của họ. Trong một năm mọi sự đã thay đổi hẳn. Lễ nghi Roma bị đảo lộn bởi vòng tay ôm và tình bằng hữu giữa hai vị giáo chủ, khơi dậy một năng động. Tư tưởng và suy tư thần học sẽ theo sau. Ngôi nhà trở thành vòng tay ôm: việc trở lại Giêrsalem của cả hai vị.

** Đức Phaolô VI đã bị đánh động bởi cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Athenagoras như ngài đã tiết lộ cho các Hồng Y biết, vừa khi trở về Roma: “Đức Thượng Phụ đã tới gặp tôi và đã muốn ôm hôn tôi, như người ta ôm hôn một người anh em. Ngài đã muốn siết tay tôi và dẫn tôi, tay trong tay, vào trong căn phòng, trong đó chúng tôi phải trao đổi với nhau vài lời, để nói: chúng ta phải, chúng ta phải hiểu nhau, chúng ta phải làm hoà, chúng ta phải cho thế giới thấy rằng chúng ta trở lại là anh em với nhau”. Đức Phaolô VI thú nhận rằng ngài đã có nhận thức rõ rằng tại Giêrusalem, trong vòng tay ôm hôn ấy đã xảy ra một cái gì mới mẻ và sâu đậm. Lịch sử nửa thế kỷ bắt đầu đã tới cho đến cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và Đức Thượng Phụ Bartolomaios. Trong luống cầy của cuộc đối thoại tình yêu là vòng tay ôm ấy đã bắt đầu cuộc đối thoại thần học – từ năm 1979 – với nguy cơ đã biết của việc tái rơi vào chỗ ý thức hệ hay lèo lái. Tuy nhiên, từ năm 1964 đã xảy ra một cái gì đó không thể quay trở lại đàng sau được nữa và không thể cưỡng lại được. Dân Công Giáo bắt đầu tiếp nhận trong chân trời của mình Đức Thượng Phụ đại kết, như một quy chiếu. Ở đây tôi xin phép trích lại một tư tưởng của Đức Thượng Phụ Athenagoras nói với các thành viên phong trào Tổ Ấm về dân chúng: “Các thần học gia sẽ không làm được gì hết, họ bám chặt vào nhân vật của họ, các tư tưởng của họ, địa vị của họ. Niềm hy vọng là ở nơi dân chúng, trong các con chiên bé nhỏ… chúng sẽ là những người sẽ làm thành sự hiệp nhất”.

Đức Thượng Phụ Athenagoras là người đã rất có công trong cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem hồi năm 1964, vì ngài đã là người đam mê sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, và làm cho nó lây lan sáng tất cả những ai đến thăm toà Thượng Phụ Fanar. Từ lâu trước triều đại của Đức Phaolô VI Đức Athenagoras đã tìm gặp gỡ các tín hữu Công Giáo và với Đức Giáo Hoàng. Qua các thư ngài gửi cho ĐTGM Francesco Lardone, Sứ Thần Toà Thánh tại Ankara, Đức Thương Phụ băn khoăn hỏi không biết nếu ngài viết thư cho Đức Gioan XXIII thư có được trả lời với chữ ký của ĐGH không, hay nếu ngài sang Roma và được ở Castel Gandolfo để Đức Gioan XXIII đến thăm.

** Còn Đức Gioan XXIII khi là Sứ Thần Toà Thánh bên Thổ Nhĩ Kỳ năm 1927 cũng đã tò mò đến thăm Toà Thượng Phụ Fanar và hôn tay Đức Thượng Phụ Basilio III. Khi ngài hôn tay, Đức Thượng Phụ bầy tỏ ước mong gặp Đức Giáo Hoàng trước khi nhắm mắt để bàn về sự hiệp nhất các Giáo Hội, đáp ứng một trong các nhu cầu lớn lao nhất của nhân loại. Nếu có dấu chỉ đồng ý, thì ngài sẽ hài lòng thắng vượt mọi khó khăn của tuổi già… Tình yêu là điểm đầu tiên”. Ngay năm 1927 Đức Roncalli đã nhận được cảnh báo từ Roma là “phải thận trọng trong việc tiếp xúc với các quyền bính lạc giáo”. Cả sau khi nhận được các lời phân ưu của Toà Thượng Phụ Fanar về cái chết của ĐGH Pio XI năm 1939, Đức Roncalli đã chính thức viếng thăm Đức Thượng Phụ Beniamino I. Cần biết ơn thừa nhận lời tiên tri mà Toà Thượng Phụ đại kết đại diện trong lịch sử Kitô giáo thuộc thế kỷ XX, khi đảm trách lời xin hiệp nhất dấy lên từ dân kitô, khích lệ các người tìm kiếm hiệp nhất trong mọi Giáo Hội. Từ sự hiệp nhất liên chính thống cho tới sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, và sự hiệp nhất của toàn nhân loại qua cuộc đối thoại liên tôn cho tới ý thức về căn nhà chung, mà Đức Thượng Phụ Bartolomaios là người có công rất lớn.

Vòng tay ôm mà Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras đã khai mào cách đây 50 năm, như được trình bầy trong cuốn sách của bà Valeria Martano, đã là một vòng tay ôm trong thời chiến tranh lạnh. Nhưng hôm nay chúng ta đang sống trong thời đại kết với biết bao nhiêu cây cầu và các tiếp xúc thường xuyên. Nhưng một lần nữa sáng kiến lại đến từ Costantinopoli, khi Đức Thượng Phụ đại kết quyết định đến Roma để gặp gỡ tham dự lễ khai mào sứ vụ của Đức Phanxicô, tân Giám Mục Roma. Và như thế đúng 50 năm sau vòng tay ôm huynh đệ đã được lập lại năm 2014 tại Giêrusalem với buổi cầu nguyện trong vương cung thánh đường Thánh Mộ tiếp nối vòng tay ôm của Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras.

Linh Tiến Khải

Hội nghị chuyên đề về đời sống thánh hiến vào cuối tháng Mười tại Roma


WHĐ (26.09.2017) – Nhân dịp 70 năm ban hành hai văn kiện của Đức giáo hoàng Piô XII: Tông hiến Provida Mater Ecclesia (02 tháng Hai 1947) và Tự sắc Primo Feliciter (12 tháng Ba 1948), Bộ Các Tổ chức sống đời thánh hiến và các Hội sống đời Tông đồ (Bộ Tu sĩ) ấn hành bức thư với tên gọi: “Thánh hiến và thế tục. Thư gửi các Giám mục Giáo hội Công giáo về các Tu hội đời”, do nhà xuất bản Vatican xuất bản.

Thư này gợi nhắc một Thông cáo của Bộ, khi lấy lại một tài liệu của Bộ từ năm 1983 về căn tính và sứ mạng của các Tu hội đời, trình bày các yếu tố đặc trưng của Tu hội đời, nhấn mạnh những thách đố mới của việc thánh hiến giữa đời: “Ơn gọi này bắt nguồn từ mầu nhiệm Nhập Thể, mời gọi một người ở lại trong môi trường xã hội, nghề nghiệp và cộng đoàn Hội Thánh nơi mình đang sống”.

Bức thư cũng được gửi đến Hội nghị chuyên đề diễn ra tại Roma trong hai ngày 28 và 29 tháng Mười sắp tới, do Hội đồng các Tu hội đời Italia (CIIS) tổ chức, với sự giúp đỡ của Bộ Tu sĩ. Hội nghị có chủ đề “Vượt lên và ở giữa. Các Tu hội đời: những câu chuyện về niềm say mê Thiên Chúa và say mê thế giới “.

(Vatican Radio)

Minh Đức
Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/hoi-nghi-chuyen-de-ve-doi-song-thanh-hien-vao-cuoi-thang-muoi-tai-roma/9132.57.7.aspx

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Uỷ ban Giáo dục Công giáo: Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2017-2018


ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
_________________________________________________
72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Email: uybangiaoduc@gmail.com; Đt: 093 890 5015 – 096 725 7483
 
THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO
DỊP ĐẦU NĂM HỌC 2017 - 2018
 
Các con rất thân mến,
Năm học mới 2017 – 2018 vừa bắt đầu. Khi các con tựu trường, mọi người thân, nhất là cha mẹ của các con đều thầm mong các con học giỏi, đạt nhiều kết quả để cuối năm thi đậu cao, hoặc mãn trường tìm được việc làm tốt, lương cao. Cha cầu mong cho cha mẹ các con và chính các con được toại nguyện. Phần Cha, Cha muốn gửi đến các con lời cầu chúc năm học mới được an lành, được Thiên Chúa chúc phúc. Ngoài ra, Cha cũng cầu mong cho các con luôn là những sinh viên, học sinh đáng kính trọng vì là những con người trung thực, biết khiêm nhường nhận lỗi và can đảm lãnh trách nhiệm về hậu quả do lỗi lầm của mình gây ra.
Giữa tháng 11 năm 2016 vừa qua, báo chí mạng đăng chuyện một em học sinh lớp 11, Trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP. Hải Phòng, vô tình làm vỡ kính một chiếc xe hơi, đã để lại lời xin lỗi dán trên kính xe như sau: “Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ… Liên hệ với cháu qua số điện thoại để cháu đền ạ. Do cháu không biết chủ ô tô là ai”. Dưới mấy hàng chữ xin lỗi là số điện thoại di động của em.
Hành động của em học sinh lớp 11 này, dám nhận trách nhiệm về lỗi phạm – dù không ai biết – đã lôi kéo sự chú ý của rất nhiều người, tất cả đều khen ngợi và cảm phục em. Một trong những lời khen ngợi viết như sau: “Không thể không cảm phục sự chân thành, trung thực và trách nhiệm của một cậu học trò lớp 11.”
Người ta đã để ý đến hành động của em học sinh này và tỏ lòng cảm phục vì đây là một đức tính đáng quý, đáng trọng và có lẽ cũng vì hành động như thế không có nhiều trong xã hội ngày nay. Mặc dù vẫn còn rất nhiều người chân thành, trung thực, nhưng ý tưởng thường gắn liền với cụm từ “xã hội Việt Nam”, “học sinh, sinh viên Việt Nam” là sự gian dối, lừa đảo, vô trách nhiệm, chạy tội, đổ tội… Có lẽ đó là lý do vì sao câu chuyện em học sinh lớp 11 nói trên đã là chuyện “hot” trong một thời gian khá dài trên mạng lưới xã hội. Người ta khao khát được thấy, được gặp những con người chân thành, trung thực, có thể tin tưởng được, nhưng lại hay gặp phải những con người giả dối, ích kỷ, lừa đảo, ném đá giấu tay, vu khống làm hại người khác để tranh giành ảnh hưởng, để kiếm lợi cho bản thân, cho gia đình, cho phe nhóm; đồ giả mà giới thiệu là đồ thật; công trình hư hỏng mà không ai chịu trách nhiệm. Vì vậy, người ta luôn nghi ngờ, đề phòng. Cuộc khủng hoảng lớn lao của xã hội ngày nay là cuộc khủng hoảng của lòng tin tưởng. Người ta không dám tin nhau và hơn nữa còn không tin tưởng là người khác có thể tốt hơn!
Đứng trước tình trạng này, người thì phẫn nộ nguyền rủa, gây thêm thù hận, làm cho xã hội đã tăm tối ra tối tăm hơn. Người khác thì chán nản, chấp nhận tình trạng này như chuyện dĩ nhiên, hay có khi còn chạy theo sự giả dối và trốn tránh trách nhiệm của mình. Các con là sinh viên, học sinh Công giáo, các con phải khác. Chắc chắn các con đã thuộc lòng câu nói: “Hãy thắp lên một ngọn nến, thay vì nguyền rủa bóng tối!” Nếu tất cả sinh viên, học sinh Công giáo trên khắp ba miền Đất Nước cùng nhau thắp lên, mỗi người, một ngọn nến của lòng trung thực, của tinh thần trách nhiệm về các hành vi của mình, các con sẽ thay đổi xã hội và làm cho những môi trường tối tăm, u buồn trở thành nơi tươi sáng, hân hoan! Em học sinh lớp 11 trên đây, với sự trung thực, nhìn nhận và chịu trách nhiệm về hành vi lỡ lầm của mình, đã khơi lên trong lòng nhiều người ánh sáng của niềm hy vọng, của lòng ao ước sự chân thành!
Vì vậy, Cha muốn gửi đến các con lời mời gọi như một thách đố: “Các con hãy làm cho xã hội nên tốt hơn bằng lòng trung thực, bằng tinh thần khiêm nhường nhìn nhận lỗi lầm và can đảm nhận trách nhiệm về những hậu quả do sự sai lầm mình gây ra.”
Để được như vậy, các con hãy sống theo lời Chúa dạy: “Hễ ‘có’ thì phải nói ‘’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mt 5,37). Nhớ rằng, “sự thật không có thời điểm riêng nào, nó là ngay lúc này và luôn luôn” (Albert Schweitzer). Các con phải mạnh mẽ chiến đấu với chính mình, ngay trong tâm hồn các con, để chống lại khuynh hướng chạy tội, đổ tội, nói dối để được lợi, nhất là các con phải nhậy bén với tiếng lương tâm để biết phân biệt phải trái và nhận ra phần trách nhiệm của mình. Cha muốn kể lại cho các con câu chuyện “Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?” mà Cha đã viết cho các con trong lá thư đầu năm học 2016 - 2017.
Câu chuyện kể về một anh lái xe, vì xe hỏng nên xuống lấy hai hòn đá chặn hai bánh sau để sửa xe. Sửa xe xong, anh lên xe đi, để lại hai hòn đá trên đường. Mặc dù được một cụ già nhắc bảo, anh vẫn rồ máy cho xe chạy. Đến trạm kiểm soát, anh thấy mất ví tiền, trong đó có giấy phép lái xe. Trở lại chỗ sửa xe để tìm, anh không thấy ví tiền, nhưng thấy một mảnh giấy yêu cầu anh vác hòn đá lên đồi để tìm ví tiền. Theo hướng chỉ dẫn, anh lên tới đỉnh đồi nơi có một nấm mộ mà trên đó anh thấy đặt ví tiền và một tờ giấy. Giấy phép lái xe và tiền đầy đủ không thiếu một đồng. Còn tờ giấy thì viết như sau: “Cái ví này là do tôi nhặt được… Đây là mộ của con trai tôi. Hai năm trước, vào một đêm, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm.
Để có lòng trung thực, có tinh thần khiêm nhường và để có thể gìn giữ lương tâm luôn ngay thẳng, các con phải coi trọng và năng tìm gặp Chúa, nhất là gặp Chúa trong bí tích Hòa Giải. Đó là giây phút các con dám sống thực với chính mình và nhờ sức mạnh của ơn tha tội Chúa ban qua bí tích Hòa Giải, các con sẽ thay đổi chính mình. Từ đó các con có thể biến đổi xã hội nên tốt hơn mỗi ngày.
Sau cùng, nhân dịp đầu năm học, xin cho Cha gửi lời chào thăm các Thầy Cô và các bạn học của các con.
Với lòng thương mến, Cha nguyện xin Chúa chúc lành cho các con và xin Đức Mẹ mở rộng vòng tay Hiền Mẫu che chở và gìn giữ các con.
Cha thân ái chào các con!
Ngày 15 tháng 9 năm 2017
(đã ký)
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo

Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/uy-ban-giao-duc-cong-giao-thu-gui-cac-sinh-vien-hoc-sinh-cong-giao-dip-dau-nam-hoc-2017-2018/9128.116.3.aspx