Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình khóa 777


“Khiêm nhường nói ra yếu đuối của mình. Yêu thương gần gũi bằng việc làm. Biết lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi, xin lỗi, tha lỗi”.

Đó là phương cách sống để trở nên một gia đình thánh thiện đã được linh mục Giuse Hoàng Văn Quảng - Tổng giám Nguyền Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình (CTTTHNGĐ) Tổng Giáo phận TPHCM (TGP) chia sẻ trong khóa căn bản CTTTHNGĐ lần thứ 777 trên thế giới, diễn ra từ 17g30 ngày 26-7-2019 đến 18g15 ngày 28-7-2019, tại hoa viên giáo xứ Tân Thành, giáo hạt Tân Sơn Nhì.

Đến tham dự có linh mục (Lm) Đaminh Phạm Minh Thủy – chánh xứ giáo xứ Tân Thành – Trưởng ban tổ chức khóa 777, Lm Giuse Hoàng Văn Quảng – Tổng giám Nguyền CTTTHNGĐ TGP TPHCM, Lm Giuse Nguyễn Quang Tuyến, VDP, Ban Thường vụ HĐMV, khoảng 100 người là các cặp phu thê. Về Ban tổ chức có Ban điều hành CTTTHNGĐ TGP cũng là Ban giảng huấn, các anh chị trợ nguyện là những người đã tham dự các khóa trước đến để dâng lời cầu nguyện cho khóa 777.

Khai mạc

Khởi đầu, Lm Đaminh Phạm Minh Thủy đã cử hành Thánh lễ mừng thánh Gioakim và thánh Anna, vào lúc 17g30 ngày 26-7-2019 tại hoa viên giáo xứ, và ngài đã tuyên bố khai mạc khóa căn bản CTTTHNGĐ lần 777.

Trong bài giảng, Lm Đaminh cho thấy ngày khai mạc khóa căn bản lần 777 CTTTHNGĐ của giáo xứ trùng với ngày lễ mừng một gia đình thánh thiện, đó là gia đình “Gioakim và Anna”. Ngài mong ước các gia đình trong giáo xứ có được cái phúc như gia đình tổ phụ Gioakim và Anna, có nghĩa làm sao mỗi gia đình được thăng tiến hơn lên, đã thánh thiện và hạnh phúc rồi thì hạnh phúc và thánh thiện hơn, tốt đẹp hơn. Qua đó, ngài tha thiết mời gọi anh chị em, các gia đình tích cực tham gia khóa này.

Khóa học tiếp tục bằng việc thánh hóa và dâng lời cầu nguyện mở đầu. Ba cặp Micael Hoàng – Rosa Dung, GB Hân – Anna Vân, Gioakim Duy – Maria Vân đại diện các tham dự viên nói lên nỗi lòng của bản thân với Chúa và cầu nguyện cùng Chúa cho khóa 777. Linh mục Đaminh tâm tình: khiêm tốn, thành thật, thú lỗi, xin ơn tha thứ và sẵn sàng tha thứ, tất cả đều nói lên tâm tình khiêm nhường để chính ơn Chúa sẽ tác động, đổi thay những gì còn khiếm khuyết trong các gia đình. Ngài ban phép lành cho các tham dự viên.

Chương trình dựa vào nền tảng là Kinh Thánh để lần lượt khám phá các chủ đề: cái hay ban đầu, hòa giải là tha thứ và xin lỗi, bông hồng cảm thông, song nguyền cho con, cuối cùng là chia sẻ cảm nghiệm và tuyên thệ “Thệ Hôn Một Đời”. Trong khóa, được giới thiệu cách đọc kinh thánh: đọc - chọn - niệm, cầu nguyện bằng Lời Chúa, nhiều người đã được lãnh bí tích Hòa Giải.

Đi vào nội dung chính, Lm Giuse Hoàng Văn Quảng chia sẻ chủ đề “Cái Hay Ban Đầu”. Với phong cách gần gũi, đơn giản, ngài mời gọi nhiều cặp nói lên “giây phút ban đầu” của cuộc sống hôn nhân gia đình. Ngài diễn giải tiếp: con người có nhiều cái đẹp, nhất cái đẹp của người bạn đời thưở ban đầu. Nhưng qua thời gian không còn nhìn ra cái đẹp của nhau nữa, do sống mơ mộng, không thực tế, tự ái, kiêu ngạo, thiếu khiêm nhường, làm cho đời sống gia đình không hạnh phúc.

Một gia đình hạnh phúc thánh thiện cần khám phá cái hay ban đầu, mục đích là sống yêu thương, đừng so sánh: “Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ. Được đến đâu hay đến đó”, sửa chữa tính tự ái và tự kiêu, phương pháp: “Khiêm nhường nói ra yếu đuối của mình. Yêu thương gần gũi bằng việc làm. Biết lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi, xin lỗi, tha lỗi”.

Kết quả sau khóa học, nhiều gia đình đã tìm lại được hạnh phúc qua lời tâm sự chia sẻ của các cặp hôn nhân: Gia đình tìm lại được niềm vui, tình cảm vợ chồng nhẹ nhàng và nồng nàn hơn trước, nhờ đó sẽ giúp gia đình thăng tiến hơn trong cuộc sống. Khi làm việc đã biết kết hợp với Chúa, gia đình có tình cảm thắm thiết hơn. Ngoài ra còn một số ý kiến mong những khóa học như thế này phát triển đến nhiều người, để giúp cho các cặp vợ chồng nhất là từ 03 năm trở nên thăng tiến hơn trong đời sống gia đình.

Ban điều hành liên gia

Được sự chấp thuận của linh mục chánh xứ, Ban điều hành liên gia giáo xứ Tân Thành đã được thành lập, bao gồm các song nguyền: Trung – Lan, Thành – Nhiên, Tú – Lan, Hoàng – Thúy, Ngọc - Trường, Oánh – Hương.

Thánh lễ tạ ơn

Linh mục Phanxico Assisi Lê Quang Đăng – Tổng linh nguyền CTTTHNGĐ TGP, đã cử hành Thánh lễ Chúa nhật XVII thường niên, tạ ơn kết thúc khóa học CTTTHNGĐ lần thứ 777 trên toàn thế giới, vào lúc 17g00 ngày 28-7-2019, tại nhà thờ giáo xứ Tân Thành. Đồng tế với ngài là linh mục Đaminh Phạm Minh Thủy. Tham dự Thánh lễ có các tham dự viên khóa CTTTHNGĐ 777 và rất đông cộng đoàn giáo xứ.

Trong bài giảng, linh mục Phanxico Assisi liên hệ đến gia đình ngày nay, nhiều gia đình xuống cấp, họ quên đi những điều căn bản, không còn trung thành, không có tình yêu trong hôn nhân và gia đình. Chính vì thế, CTTTHNGĐ khóa 777 tại giáo xứ mở ra hâm nóng lại tình yêu, làm mới lại tình yêu, sự trung tín và chung thủy với nhau như tình yêu của Thiên Chúa yêu thương, đặc biệt với các gia đình công giáo.

Ngài ước mong những khóa TTHNGĐ của TGP làm cho các gia đình mỗi ngày được thăng tiến hơn “yêu rồi thì yêu hơn nữa và yêu mãi mãi, tốt rồi thì tốt hơn và tốt hơn nữa”, để đáp lại tình yêu thương và sự trung thành của Thiên Chúa đối với ơn gọi gia đình.

Con người tự nhiên không ai thanh sạch, có những tật xấu. Chính vì thế cần phải biết lỗi của mình gây ra, nhận lỗi, nói lên lời xin lỗi với nhau và cùng nhau sửa lỗi cho mỗi ngày được trưởng thành hơn, hoàn hảo hơn. Cuối cùng học nơi Chúa Giêsu tinh thần tha thứ, sự tha thứ đó là chóp đỉnh của tình yêu trong gia đình và trong cộng đoàn. Với tinh thần tin cậy nhau, cởi mở sẵn sàng chia sẻ đóng góp và giúp đỡ nhau mỗi ngày một thăng tiến hơn, không những cho gia đình của mình mà còn cho các gia đình khác được trở nên đền thờ, và trở nên gia đình Thánh Gia.

Nghi thức Thệ hôn một đời

Dưới sự chứng kiến của linh mục tổng linh nguyền, linh mục chánh xứ và cộng đoàn, các đôi vợ chồng tham dự khóa TTHNGĐ 777 tiến lên trước mặt cộng đoàn cùng lặp lại lời tuyên thệ khi lãnh nhận bí tích Hôn Nhân giữ trọn một đời Thệ hôn.

Linh mục chủ tế làm phép nhẫn cho các cặp phu thê.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g15. Sau đó là chụp hình lưu niệm, kết thúc hóa 777, mọi người ra về với tâm niệm: “Khiêm nhường nói ra yếu đuối của mình. Yêu thương gần gũi bằng việc làm. Biết lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi, xin lỗi, tha lỗi”. 


Thảo Qua

Ghen tuông trong đời sống vợ chồng: Nỗi đau không chỉ riêng ai!


Ai cũng biết rằng ghen tuông (hay ghen tương) trong hôn nhân là điều khó tránh khỏi, dù vợ chồng là người bình dân hay giới trí thức, là người nghèo hay thành phần giàu có. Sự ghen tuông nó ăn vào máu thịt của mỗi người, nam cũng như nữ. Chẳng hạn, dân gian ta thường nói: “Ớt nào là ớt chẳng cay / Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng” hay “Ta rằng ta chẳng có ghen / Chồng ta ta giữ, ta nghiền, ta chơi!” (Ca dao VN).


Ngày nay, các vụ đánh ghen xảy ra như cơm bữa. Chỉ cần mở kênh Youtube lên là sẽ thấy những màn sát phạt thanh toán nhau hung dữ, ác độc, tàn nhẫn vô nhân đạo. Qua báo chí, người ta thường xuyên đọc được rất nhiều thông tin về những vụ án mạng rùng rợn mà nguyên nhân cũng chỉ vì ghen tuông mà ra. Chính vì vậy mà có người nói: “Lòng ghen tương giống như địa ngục và sức mạnh của nó là sức mạnh của lửa trong hỏa ngục”, hoặc có câu: “Một tình yêu ghen tuông thì đốt ngọn đuốc của nó trong đống củi hồng của những cơn giận dữ” (Burke).

Thực vậy, ta biết rằng: Ghen tuông được cho là khó tránh khỏi trong tình yêu và đôi lúc sự ghen tuông thái quá lại khiến mối quan hệ rạn nứt, khi sự ghen tuông thái quá chủ thể có khả năng sẽ hành động một cách ngớ ngẩn, thể hiện như sự bực bội, khó chịu khi một đối tượng nói chuyện thân mật với người khác giới, người tình cũ và có cảm giác thấy mình đang bị bỏ rơi, bị phản bội và cảm thấy bấp bênh cho tình yêu của chính mình, có những cặp đôi còn ghen tuông nhau ngay trong ngày cưới. (Theo Wikipedia)

Những biểu hiện của ghen tuông đối với những người có tâm lý hướng ngoại gồm biểu hiện sự giận dữ, ghen tuông ầm ĩ, đối với những người có xu hướng hướng nội thì biểu hiện sự ghen tuông của mình bằng sự xa lánh, lạnh lùng, khinh bỉ, căm thù đối tượng. Cả hai dạng này đều rất nguy hại cho sức khỏe cả thể chất và tinh thần. (Theo Wikipedia)

* GHEN: CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Ai cũng biết rằng sự ghen tuông không trừ một ai hay bất kỳ một đôi hôn nhân nào. Nó có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu và bất kỳ trong hoàn cảnh nào. Ngoại trừ những trường hợp ghen bóng ghen gió, ghen vu vơ, ghen vớ vẩn, ghen không lý do, thì sự ghen tuông giữa hai vợ chồng thường bắt đầu với sự nghi ngờ về người thứ ba cùng với sự xuất hiện một số dấu hiệu khác thường, chẳng hạn như đi sớm về khuya, những cuộc điện thoại hay tin nhắn lạ lúc đêm khuya, phát hiện mùi thơm lạ cùng với sự chi tiêu tiền bạc cho những mục đích không rõ ràng, sự thờ ơ lạnh nhạt trong sinh hoạt vợ chồng vv. 

Sự ghen tuông sẽ lên đến đỉnh điểm khi vợ/ chồng bắt quả tang mối tình vụng trộm của bạn đời với người thứ ba, lúc đó cuộc chiến bắt đầu công khai và khốc liệt. Khi phát hiện ra bằng chứng về sự phản bội, người đàn ông thường trở nên hung dữ, bạo lực, họ khống chế, chỉ trích người phụ nữ bằng đủ mọi cách nhưng một số không dễ dàng chia tay ngay lập tức.

Riêng đối với các bà vợ, một số phản ứng thường gặp của họ khi chồng vụng trộm là đánh ghen với tình địch, giận hờn, chì chiết. Tuy nhiên họ có thể bỏ qua, tha thứ cho chồng. Phụ nữ hay ghen khi cảm thấy bạn đời hờ hững, lạnh nhạt với mình. Có những phụ nữ ghen tuông kiểu lặng thầm, đó là do họ mất đi sự tự tin vào bản thân, lo sợ mình không còn nắm giữ được trái tim của bạn đời, sợ bị bỏ rơi. Họ càng ghen khi tự mình phóng đại và suy diễn những hành động của nam giới và kết luận rằng anh ta có dấu hiệu phản bội. (Theo Wikipedia)

Phụ nữ ghen sẽ tìm kiếm những bằng chứng và dấu vết từ người chồng như mùi nước hoa lạ, những tài liệu quên trong túi áo, túi quần, tin nhắn hoặc số điện thoại lạ… Khi phát hiện ra bằng chứng về sự phản bội, lo sợ rằng mình sẽ bị bỏ rơi, phụ nữ sẽ khóc lóc hoặc đe doạ bạn đời và thường sẽ tìm mọi cách gặp trực tiếp tình địch để giải quyết. Nói chung, phụ nữ khi ghen thì mỗi người có một kiểu ghen khác nhau, có cái ghen sáng suốt, minh mẫn, nhưng cũng có cả kiểu ghen mù quáng. (Theo Wikipedia)

Dù ghen tuông dưới hình thức nào đi nữa thì hậu quả sẽ là cả hai, người ghen và người bị ghen sẽ gặp rất nhiều bất lợi về mặt tâm lý, sức khỏe, mối tương quan vợ chồng, nhất là nó sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại và di chứng khó lường.

Trước hết, ta thấy rằng, khi ghen tuông thì trong cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng cả về tâm lý và hành động với các biểu hiện đau đớn về tinh thần, tức giận, buồn bã, bi quan, ghen tị, sợ hãi, lo lắng về hình ảnh của mình, tự xót thương mình, cảm thấy bị bẽ mặt (tâm lý), run rẩy, toát mồ hôi, tự trấn an mình, có những hành động hung hăng, thậm chí bạo lực (hành động). Ở góc độ tâm lý và y học, ghen tuông có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí não, nó làm giảm trí thông minh, thiếu logic, đánh mất sự tự tin, tiêu tan độ hấp dẫn cũng như nhân cách con người.

Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng, ghen tuông ở một mức độ nhất định, sẽ có tính tích cực nhất định vì nó chứng tỏ tình cảm giữa hai bên sâu nặng, và góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa hai người và một chút ghen tuông hờn giận sẽ làm cho tình yêu thêm nồng nàn và hiểu nhau hơn, nó cũng là một biểu hiện của tình yêu sâu nặng. Dù vậy nếu không kiểm soát được thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, sự ghen tuông ở một mức độ vừa phải sẽ làm cho tình yêu bền chặt hơn, nhưng nếu ghen tuông mù quáng dẫn đến có những lời nói, hành vi thiếu kiềm chế sẽ là một trong những nguyên nhân của tội phạm, bi kịch tình yêu, bi kịch gia đình. (Theo Wikipedia)

Dù sao đi nữa thì “Ghen là vẫn tai họa cho tình yêu” (Colette). Người phương Tây thì cho rằng, đối với người vợ, thà có một người chồng không trung thành còn hơn có một người chồng hay ghen. Tại sao thế? Vì người chồng không trung thành còn giữ được hạnh phúc với vợ, còn người chồng hay ghen luôn biến gia đình thành địa ngục. Đối với người chồng, người vợ càng ghen tuông càng không thể nào sửa đổi được người chồng, trái lại nó còn đầu độc đời sống chung cho đến khi tình yêu bị tiêu diệt hoàn toàn. 

* GHEN VÀ YÊU

Chúng ta tự hỏi có tương quan nào giữa ghen và yêu không, vì nhiều người vẫn cho rằng ghen xuất phát từ yêu, ghen là chứng tỏ còn yêu, ghen là biểu hiện của tình yêu bình thường giữa nam và nữ, đến nỗi có người đã nói “Kẻ nào không ghen là không yêu”. Như vậy, ta có thể chấp nhận sự ghen tuông được không?

Theo tác giả cuốn “Cẩm nang hạnh phúc gia đình Ki-tô” thì, “bất cứ ai yêu một người khác phái và yêu một cách lành mạnh cũng đều cảm thấy ghen tương khi người đó biểu lộ một sự quan tâm không hợp lý với một người thứ ba. Thiếu sự ghen tương trong những hoàn cảnh như thế cũng đồng nghĩa với thiếu yêu thương. Như thế, sự ghen tương là một biểu lộ chắc chắn của tình yêu. Có yêu mới ghen. Để nói lên tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, Kinh Thánh không biết dùng hình ảnh nào xác đáng hơn là nói rằng: Thiên Chúa là Đấng hay ghen tương, ghen là biểu hiện của tình yêu. Ai cũng biết, sự vắng bóng của ghen tương là một dấu hiệu cho thấy tình yêu đã vỗ cánh bay xa”. [1]

Tuy nhiên, trên thực tế, ta thấy rằng ghen tuông có nhiều mức độ, ở một giới hạn nào đó thì ghen chính là chút gia vị cho tình yêu, nhưng thông thường thì sự ghen tuông mà không kiểm soát được sẽ là tai họa cho tình yêu. Bà Nadezhda von Meck đã nói: “Có ghen mới là yêu, nhưng ghen quá sẽ giết chết tình yêu”. Một danh nhân khác cũng đã nói: “Sự ghen tuông trong tình cảm giống như muối trong thức ăn. Một chút ít có thể làm vị trở nên đậm đà, nhưng quá nhiều sẽ làm hỏng vị, và trong một vài trường hợp nhất định, có thể nguy hiểm đến tính mạng” (Maya Angelou)

Chúng ta biết rằng, một đôi hôn nhân hạnh phúc, một gia đình êm ấm luôn đặt trên nền tảng một tình yêu chân thành, trong sáng, tự do và song phương. Nhưng khi tình yêu phai nhạt, hoặc mất đi sự trong sáng lành mạnh của nó, thì nguy cơ sẽ là sự lo lắng, nghi ngờ, thất vọng. Làm sao có thể có được một gia đình êm ấm khi mà “Ông ăn chả” hoặc “bà ăn nem” được. Hành động ngoại tình và sự xuất hiện của người-thứ-ba sẽ làm đảo lộn tất cả. Như một danh nhân đã nói: “Ghen tuông làm đảo lộn và đầu độc tất cả những gì tốt đẹp trong tình yêu”. Tình yêu lúc đó chỉ còn là sự hờn ghen, lo sợ, hận thù và cay đắng mà thôi. Có người đã quả quyết rằng, trong khi tình yêu là sự khỏe mạnh thì ghen tuông lại là bệnh hoạn, cả hai không thể tương thích với nhau được (Robert A Heinlein).

Cuối cùng thì ta cũng thấy rằng, “Người ghen tương là người chưa biết yêu, vì một tình yêu đích thực luôn luôn được xây dựng trên sự tôn trọng. Hơn bất cứ quan hệ nào, đời sống vợ chồng đòi hỏi hai người phải tôn trọng và đối xử với nhau tế nhị hơn với bất cứ ai khác. Khi người ta bắt đầu nghi ngờ dẫn đến việc kiểm soát nhau, và nhất là để cắt đứt mọi liên lạc thân hữu với người khác cũng như mọi sinh hoạt xã hội, thì đó là dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng giữa hai người không còn nữa. Một khi không còn tin tưởng lẫn nhau, cuộc sống chung sẽ trở nên ngột ngạt, khó thở để rồi sẽ bùng nổ bằng bạo động và đưa đến đổ vỡ”. [1]

* THUỐC CHỮA “BỆNH” GHEN

Chúng ta biết rằng, đã là người thì không ai lại không có thể mắc bệnh ghen. Dường như chẳng ai được miễn nhiễm khỏi tính ghen tương. Một chút ghen tương là một báo động tốt để giúp cho hai người hiểu nhau hơn, trưởng thành hơn trong nhân cách và tình yêu. Nhưng nếu ghen tương đã trở thành một thứ ung nhọt không chữa nổi thì đời sống vợ chồng sẽ như một thứ thân thể bệnh hoạn.

Mặc dù văn hào Pháp Michel de Montaigne đã quả quyết rằng, “Trong tất cả các thứ bệnh tinh thần, bệnh ghen được nuôi dưỡng nhiều thứ nhất và có ít thuốc chữa nhất”, nhưng trên thực tế có nhiều người đã tìm ra được những phương thuốc hữu hiệu để chữa bệnh ghen. Ta có thể tóm tắt mấy cách thế chính sau đây:

1- Đừng bao giờ biến sự ghen tuông trở thành phản ứng cực đoan. Khi ta thiếu kiềm chế, tạo cơ hội để cơn ghen bùng nổ, như đổ dầu vào lửa, thì lúc đó nó sẽ trở thành kẻ thù của hôn nhân và là tai họa cho tình yêu. Cả hai người, vợ cũng như chồng nên ngừng theo dõi người bạn đời của mình và nhất là đừng bao giờ tra hỏi nhau một cách trơ trẽn, thiếu tế nhị. Điều cơ bản của cuộc sống vợ chồng là tin tưởng lẫn nhau. Nếu cứ nghi ngờ nhau, hậu quả là vô tình người ghen đã đẩy chồng hoặc vợ mình vào vòng tay người khác.

Chúng ta lưu ý là trong hôn nhân, ghen tuông thái quá như món ăn nồng mùi vị khiến người trong cuộc chán nản, mệt mỏi. Nếu tỉnh táo biết nêm nếm đủ liều thì ghen sẽ là gia vị khiến đời sống vợ chồng thêm phần ngọt ngào, viên mãn. Trong thực tế, khi ghen người ta không thể làm chủ và kiểm soát được suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình. Sự mù quáng khi ghen khiến bạn có những biện pháp đối phó không hiệu quả. Hậu quả diễn ra, nhiều người mới ân hận vì những hành vi và lời nói của mình. (Nguồn: vnexpress.net)

2- Hãy tạo mọi cơ hội để lấy lại niềm tin, sự cảm thông và tha thứ. Người Tây phương đưa ra quan điểm thế này, người nào yêu thực sự thì người đó không ghen. Thực chất chủ yếu của tình yêu là lòng tin. Tước bỏ lòng tin trong tình yêu tức là tước bỏ nền tảng tạo nên sức mạnh và độ bền vững của tình yêu, là tước bỏ tất cả bộ mặt tươi sáng của nó.

Do vậy, phương thuốc để chữa bệnh ghen hữu hiệu, đó là tìm hiểu nguyên nhân cặn kẽ vì sao bạn đời mình lại “say nắng” như thế, vì sao lại xảy ra tình yêu “ngoài luồng” như thế, tình trạng trên mới chớm hay đã lâu, hoàn cảnh nào đã đưa đẩy đến sự việc ngoại tình của vợ hay chồng như thế vv. Phải giữ thái độ bình tĩnh và phản ứng sao cho có chừng mực, tỏ ra sự cảm thông và tha thứ, để người bạn đời của mình hiểu được rằng tình yêu thực sẽ có sức mạnh hóa giải tất cả.

Một tác giả đã chia sẻ kinh nghiệm như sau: “Mặc dù cơn ghen của bạn được dựa trên chứng cứ rõ ràng, nếu bạn không dùng hình thức thô bạo thì bạn vẫn có hy vọng chiếm lại tình cảm của người mình thương yêu. Ở nơi đàn ông hay phụ nữ, đều dễ có sự sai lầm, phản bội nhưng sau đó họ vẫn có thể ân hận chân thành. Người ta cứ tưởng ngoại tình là nguyên nhân chính của ly hôn. Thực ra không phải vậy. Trong 75% trường hợp ly dị một cách hợp pháp, thì nguyên nhân chính là mâu thuẫn về tiền bạc”. [2] 

3- Hãy xác định lại bản chất của tình yêu trong hôn nhân. Có người đã nhận định rằng, khi ghen tuông, tự ái sẽ đóng vai trò quan trọng hơn là ái tình (La Rochefoucauld). Điều đó có nghĩa là khi ghen, người ta trở nên ích kỷ, mù quáng, cọc cằn, tàn nhẫn. Hành động của người ghen, nếu nhân danh tình yêu, thì cũng chỉ là sự thù hằn đáng sợ.

Trong khi đó, tình yêu đích thực và trong sáng luôn luôn được thể hiện qua sự tôn kính, trân trọng người bạn đời. Nếu người ngoại tình là người không còn biết kính trọng bản thân và tình yêu của vợ hay chồng mình thì người ghen tuông là người đánh mất lý trí, hành động mù quáng, coi người bạn đời của mình như là một kẻ phản bội phải trả giá đắt và đáng khinh bỉ. Người ta quên rằng bản chất của tình yêu đích thực là dâng hiến, là vị tha, là bao dung. Thay vì tự ái vì mình bị “cắm sừng”, thay vì thù hận do tình yêu bị phản bội, thì chúng ta nên chọn lựa một thái độ đúng mực nhất, đó là bao dung và tha thứ. Chính điều này sẽ thuyết phục bạn đời mình từ bỏ những gì không phù hợp với tình yêu chân chính của vợ chồng.

Cuối cùng, muốn tránh được sự ghen tuông, thiết tưởng vợ chồng phải làm mọi cách để duy trì lòng chung thủy và giữ cho tình yêu giữa hai người luôn nồng thắm.

Thực vậy, “Không gì hữu hiệu để giúp đôi vợ chồng thắng vượt tính ghen tương cho bằng lòng chung thuỷ với nhau. Lòng chung thủy đối với nhau được thể hiện không chỉ bằng sự đam mê gắn bó với nhau, mà nhất là bằng lòng quảng đại, khoan dung, tha thứ, quên mình. Nói cho cùng, tình bác ái Kitô giáo chính là thể hiện của sự chung thuỷ và là chìa khoá của hạnh phúc hôn nhân”./. [1] 

Aug. Trần Cao Khải

- - - - - - - - - - - - - - - 
[1] D. Wahrheit - “Cẩm nang hạnh phúc gia đình Ki-tô” - Bài “Thử thách của ghen tương” - Mục Vụ HN&GĐ
[2] Vũ Hạnh – “Hôn nhân không đau đớn” – NXB Thanh Niên năm 2000

Đại hội toàn quốc Colombia về việc đào tạo giáo dân truyền giáo

BOGOTA
BOGOTA  (ANSA)

Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội đồng giáo dân các Giám Mục Colombia đã tổ chức đại hội toàn nước trong các ngày từ 22 tới 24 tháng 7.

Hội đồng giáo dân Colombia đã được thành lập năm 1959 với sự ủng hộ của Chân phước Giám Mục Jesus Emilio Jaramillo Monsalve, nhằm thăng tiến giáo dân hoạt động trong mọi lãnh vực xã hội. Phát biểu trước 150 đại biểu thuộc các phòng trào giáo dân tham dự đại hội ĐC Hector Cubillos Penha chủ tịch Ủy ban giám mục đặc trách các phong trào giáo hội đã khẳng định rằng Giáo Hội ý thức được tầm quan trọng thế đứng của giáo dân trong cuộc sống và trong sứ mệnh của mình. Giáo huấn của các Giáo Hoàng sau này cũng khích lệ việc chú ý tới sứ mệnh quan trọng của anh chị em giáo dân trong việc loan báo Tin Mừng, Lời Chúa và sự hiện diện của Chúa Giêsu ở khắp nơi trong cuộc sống xã hội, trong lãnh vực chính trị kinh tế và văn hóa.

Thuyết trình về đề tài “Thời gian thay đổi: các thách đố mới đối với Giáo Hội và giáo dân”, giáo sư Juan Carlo Gomez Giraldo thuộc đại học La Sabana, nêu bật tầm quan trọng hoạt động của giáo dân trong Giáo Hội. Một trong các thách đố lớn đó là cần học hỏi từ gương người trẻ biết tha thứ và gặp gỡ tha nhân.

Linh mục Ruben Garcia, giám đốc văn phòng giám mục đặc trách giáo dân và các phong trào giáo hội, cho biết đại hội sẽ phổ biến một tài liệu chứa đựng các điểm chi tiết liên quan việc đào tạo và tổ chức giáo dân với cấu trúc giúp anh chị em giáo dân chu toàn sứ mệnh rao truyền Tin Mừng của mình trong các lãnh vực xã hội chính trị, kinh tế, giáo dục dân sự, gia đình và tôn giáo đạo đức (FIDES 27-7-2019)

Cuộc đời của Á thánh María Concepción Cabrera, mẫu gương cho phụ nữ Công giáo

Á thánh Conchita

Maria Concepcion Cabrera, thường được gọi là Conchita là người phụ nữ đầu tiên của Mêxicô được tuyên Chân phước. Bà là một gương mặt tuyệt vời trong những vai trò khác nhau: người vợ, người mẹ, một góa phụ, người truyền cảm hứng cho nhiều hội dòng thánh hiến và sáng kiến tông đồ. Vẻ đẹp và sức mạnh của đời sống chứng nhân của bà bao gồm trong việc lựa chọn từ tuổi niên thiếu đến tận hiến cho Tình yêu Tuyệt đối.

Tình yêu gia đình

Chọn Thiên Chúa là Tình yêu tuyệt đối đối với Conchita có nghĩa là đón nhận thánh ý Chúa một cách rõ ràng: trong vai trò làm vợ và làm mẹ theo mẫu gương Mẹ Maria. Hơn nữa đối với Conchita hạnh phúc không phải là làm theo ước muốn thánh thiện cá nhân nhưng là tuân theo kế hoạch của Thiên Chúa. Vì thế, Conchita sống dâng hiến tuyệt đối trong kinh nghiệm làm vợ và làm mẹ; trung thành không mệt mỏi trong việc giáo dục 9 người con, không những về mặt thể chất mà trên hết là đời sống thiêng liêng. Conchita là một người mẹ gương mẫu thực sự: sẵn sàng khuyến khích những điều tích cực nơi các con nhưng cũng không quên sửa chữa những khuyết điểm của chúng.

Tình yêu dành cho Thiên Chúa

Khát vọng không ngừng về sự hiện hữu của nữ chân phước là sống "trong" trần gian này, nhưng không thuộc về nó. Conchita nói về Thiên Chúa một cách đầy xác tín và tự nhiên. Từ khi còn trẻ bà luôn ước muốn thông truyền đức tin cho người khác, ngay cả qua những bài viết của mình. Conchita luôn ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời: yêu thích cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể, kết hợp thần bí với Chúa Kitô trong mọi giây phút. Từ đây làm phát sinh một tình mẫu tử thiêng liêng với các linh hồn.

Tình yêu đối với tha nhân

Từ tình yêu đối với Thiên Chúa làm nảy sinh nỗi day dứt không ngừng tình yêu đối với tha nhân, loan truyền khắp nơi sứ điệp tình yêu của Đức Kitô. Tâm hồn bà chảy lửa tình mẫu tử đặc biệt đối với những ai cần giúp đỡ và những người yếu đuối. Không có vấn đề nào mà bà không tìm cách giải quyết, không có nhu cầu nào mà bà không tìm cách trợ giúp. Để có thể giúp họ tốt hơn bà tìm cách sống giữa người nghèo, thích nghi với họ ngay cả hình thức bên ngoài để chia sẻ những khó chịu, khó khăn cuộc sống. Bà còn dâng hiến quảng đại cho các hoạt động của lòng thương xót: thăm viếng người bệnh và người chuẩn bị qua đời, trao cho họ lời khuyên.

Chân phước Conchita là trường hợp duy nhất trong lịch sử các tổ chức tôn giáo. Có 5 tổ chức đã được cảm hứng và thúc đẩy từ tinh thần của Conchita

Chân phước đã làm sống lại "công trình của Thập giá" qua các tác phẩm thiêng liêng, nhưng trên hết là cuộc sống chứng nhân. Chỉ sau mười sáu năm kết hôn người chồng ra đi; nhưng đau khổ lớn hơn khi chứng kiến cái chết của 4 người con. Tuy nhiên trước mỗi nỗi đau bà không mất đi sự thanh thản, không mất niềm tin vào Chúa, nhưng học dâng đau khổ vì thiện ích của Giáo hội và thế giới.

Hy sinh cầu nguyện cho các linh mục

Ước muốn tông đồ mạnh mẽ đó là cứu rỗi các lin hồn, ơn hoán cải người tội lỗi. Nhưng ước muốn mạnh mẽ nhất đối với chân phước đó là cho sự thánh thiện của các linh mục, vì thế Conchita cầu nguyện và hy sinh rất nhiều cho ý nguyện này.

Những giây phút khó khăn, đau khổ càng làm cho bà gần Chúa hơn, không làm cho bà mất niềm vui tự nhiên. Trong ngôi nhà của bà tràn ngập niềm vui và sống động: đơn sơ, dịu dàng, trìu mến là tính cách của bà. Những người con làm chứng: “Mẹ luôn luôm mỉm cười”. Xác tín tình yêu dành cho Thiên Chúa, bà mở lòng với một tâm hồn thanh thản trong niềm vui cũng như đau khổ. Bà là một phụ nữ có tính cách mạnh mẽ, được ban tặng những món quà đặc biệt, một phụ nữ cầu nguyện và nhiệt thành tông đồ; một người đi trước thời gian, tìm thấy trong mình sức mạnh đạo đức để trở thành người lãnh đạo trong lãnh vực xã hội cũng như Giáo hội.

Chân phước Conchita kết hợp tuyệt vời giữa suy niệm và hành động: đó là khuôn mặt Tin Mừng của Matta và Maria. Conchita đích thực là mẫu gương cho con người ngày nay đặc biệt đối với phụ nữ: một mẫu gương về đời sống tông đồ, cầu nguyện. Tâm trí bà hướng về trời cao nhưng đôi mắt nhìn xuống mặt đất; tôn thờ và ca tụng sự vĩ đại của Thiên Chúa và quan tâm đến những khốn cùng và những nhu cầu của con người.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Bế mạc Tuần lễ Giáo lý 2019 của Tổng Giáo phận Sài Gòn



"Dạy Giáo lý không phải là truyền thông kiến thức thần học mà là giáo dục đức tin",

Đức Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng (ĐGQ Giuse) đã mở đầu bài giảng như trên khi chủ tế Thánh lễ bế mạc Tuần lễ Giáo lý 2019 của Tổng Giáo phận Sài Gòn (TGP) vào chiều thứ Sáu 26.07.2019 tại hội trường GB Phạm Minh Mẫn của Trung tâm Mục vụ TGP.

Từ lúc 16g30, các GLV Tốt nghiệp của các cấp I, II, III đã tập trung tại hội trường để tập nghi thức tuyên hứa. Sau đó, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Trưởng ban Giáo lý trình bày về 10 năm hiện diện và phục vụ của Ban Giáo Lý sau khi được tái lập.

Lúc 18g, ĐGQ Giuse cùng 6 linh mục đã đồng tế Thánh lễ mừng kính Thánh Anrê Phú Yên - Quan thầy của GLV.

Bắt đầu bài giảng, ĐGQ Giuse cho biết ngài rất thích câu định nghĩa ngắn "Dạy Giáo lý không phải là truyền thông kiến thức thần học mà là giáo dục đức tin". Chính nhờ học GL với đức tin mà người ta gặp gỡ Chúa Kitô trong niềm vui để rồi truyền thông niềm vui ấy cho người khác. Mục đích của việc dạy Giáo lý là gặp Chúa Giêsu, tin và đi theo Người trên đường thập giá hầu đạt được vinh quang phục sinh với Chúa. Con đường thập giá này chính Anrê Phú Yên đã đi và lúc 19 tuổi đã được phúc tử đạo. Đức Gioan Phaolô II đã phong Chân Phước cho Anrê Phú Yên với danh nghĩa là thầy giảng và là GLV.

Sau bài giảng của ĐGQ, Thánh lễ tiếp tục với nghi thức tuyên hứa và trao Chứng chỉ Tốt nghiệp cho 86 GLV cấp Giáo phận.

Cuối Thánh lễ, Lm. Trưởng ban đã cảm ơn ĐGQ và các linh mục đồng tế, cùng tất cả mọi người hiện diện. Một đại diện GLV đã nói lên lòng tri ân ĐGQ bằng bó hoa tươi thắm.

Lm chính xứ Tân Đông cũng thay mặt các cha sở cảm ơn ĐGQ, Lm. Trưởng ban và tất cả mọi người đã đóng góp vào việc hướng dẫn đời sống tâm linh cho các GLV, và chúc mừng các GLV tốt nghiệp hôm nay.

Đáp từ, ĐGQ đã chúc mừng Ban Giáo lý đã phát hành bộ sách Giáo lý Hiệp Thông 8 cuốn từ lớp Khai Tâm đến lớp Thêm Sức. ĐGQ nhắc nhở các GLV quan tâm tới lứa tuổi thiếu niên từ 10-16 tuổi, giúp các em sau khi khám phá bản thân, giáo dục giới tính nam nữ và giúp các em khám phá thế giới qua Internet theo đúng hướng. 

Kết thúc Thánh lễ lúc 19g45, ĐGQ, các linh mục đồng tế và các nữ tu đã chụp hình lưu niệm với các GLV tốt nghiệp.


Tóc Ngắn

ĐHY Parolin kêu gọi giới trẻ Kitô tái trao ban sức sống cho Âu châu

ĐHY Parolin

ĐHY Pietro Parolin, quốc vụ khanh Tòa Thánh, khích lệ người trẻ tái trao ban sinh lực cho Âu châu với tinh thần sáng tạo và các giá trị Tin Mừng.

ĐHY đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài thuyết trình cho hơn 100 bạn trẻ tham dự khóa đào tạo chính trị do giáo phận Roma tổ chức tại Frascati. Ngài khích lệ các bạn trẻ công giáo xắn tay áo lên, tích cực sống và hoạt động cho một nền chính trị tốt lành. ĐHY nói Giáo Hội không thể bị gạt ra bên lề bởi những ai chủ trương một thứ đời tính quá khích đã bị lịch sử đánh bại. Căn tính Kitô đã có một vai trò nền tảng trong tiến trình hiệp nhất châu Âu và các giá trị đó ngày nay vẫn còn hiện diện. Nhưng chúng ta đang chứng kiến chúng bị loãng đi vì bốn lý do. Thứ nhất là việc đánh mất đi sức đẩy ban đầu của dự án châu âu. Thứ hai là sự thay đổi kinh tế có quyền tối thượng trên chính trị. Thứ ba là sự thay đổi ý nghĩa của từ “các quyền” con người. Nhiều quyền mới không quy chiếu quyền tự nhiên nữa và tạo ra các mâu thuẫn. Và thứ bốn là việc tách rời khỏi tư tưởng hy lạp roma.

Trong tình hình hiện nay cần phải tiếp tục xây dựng Âu châu bằng cách chú ý tới các tương quan giữa con người với nhau, trong khi các kitô hữu phải nêu gương chấp nhận thách đố là một cộng đoàn được linh hoạt bởi các lý tưởng vững vàng.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình ý ngữ đài Vatican ĐHY cho biết ngài rất ủng hộ các sáng kiến loại này, vì chúng đáp ứng đòi hỏi của thế giới công giáo. Đó là sự hiện diện hữu hiệu tiếng nói của các tín hữu công giáo trong môi trường chính trị và việc tranh đấu cho một nền chính trị tốt lành. Hiện có một khoảng trống và giáo phận Roma đã muốn lấp khoảng trống đó với sáng kiến trường đạo tạo chính trị mùa hè cho người trẻ. Tín hữu công giáo đã là một phần nền tảng trong việc xây dựng đất nước Italia, nhất là sau đệ nhị thế chiến. Trong một thế giới phức tạp như thế giới hiện nay cần phải biết suy tư trở lại và với các giá trị Tin Mừng và cần chấm dứt các tranh cãi, các kêu than và tìm ra một hình thức cộng tác mới.

Âu châu đã nảy sinh từ một dự án của các tín hữu kitô. Mọi người cha của Âu châu đều đã quy chiếu Tin Mừng và lấy nó làm điểm khởi hành, điểm quy chiếu và định hướng. Nếu ngày nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng của Âu châu thì đó là vì lý tưởng này đã giảm thiểu. Vì thế người trẻ công giáo không thể chỉ đứng nhìn từ cửa số mà phải dấn thân một cách cụ thể để thay đổi Âu châu (REI 26-7-2019)

Linh Tiến Khải - Vatican

Tự nhiên hay siêu nhiên?

East Jerusalem, Occupied Palestinian Territories 
– November 20, 2012: A Catholic nun holds a candle during a prayer service
 in the Basilica of St. Stephen, East Jerusalem, in solidarity with Gaza.

Một trong những hình ảnh có thể được dùng để diễn tả người tu sĩ là “chân đi trên mặt đất mà lòng hướng về trời cao”. “Hướng về trời cao” ở đây muốn ảm chỉ rằng tu sĩ là người luôn ở trong mối tương quan thiết thân với Chúa trong mọi hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người tu sĩ quên rằng mình đang “đi trên mặt đất”. Đời sống thiêng liêng không giúp cho người tu sĩ miễn trừ khỏi những đòi hỏi căn bản của một con người trưởng thành. Họ là “người” tu sĩ chứ không phải là “thần” tu sĩ!

Có những người khi mới bắt đầu sống đời tu thì tưởng rằng mình đã bước vào một thế giới khác, thuần thiêng và tách biệt với bên ngoài. Sự thật là chỉ có một thế giới, dù là trong hay ngoài nhà tu, nơi đó Chúa vẫn luôn làm việc và mời gọi con người nên thánh. Do đó người tu sĩ trước hết phải là người đón nhận sự thật nơi mình và nơi những người anh chị em khác về thân phận con người.

Mỗi người đều có điểm mạnh điểm yếu, đều có quá khứ – hiện tại – tương lai, đều có những thứ tình cảm hỷ nộ ái ố… “Thiêng liêng hóa” chính là việc nhận ra ân sủng và lời mời gọi của Thiên Chúa dành cho mỗi người trong chính những yếu tố “tự nhiên” đó, chứ không phải là thái độ coi thường hay sợ hãi chúng. Trong ánh sáng của mầu nhiệm nhập thể, tự nhiên là phương thức biểu hiện, là cầu nối và là phương tiện truyền tải ân sủng siêu nhiên. Như vậy góc nhìn “siêu nhiên” giúp cho con người thấy rõ vai trò và ý nghĩa của “tự nhiên” chứ không hề tách biệt với “tự nhiên”. Tu sĩ là người tiếp cận với những yếu tố tự nhiên trong chính bản chất của nó (phù hợp thực tiễn, không tô vẽ thêm) dưới ánh sáng đức tin (để nhận ra hoạt động của Chúa).

Theo lẽ tự nhiên, con người cần thời gian để trưởng thành về mặt tinh thần cũng như thể lý. Ứng với mỗi độ tuổi hay mỗi giai đoạn trong đời sống đòi hỏi mỗi người phải đạt đến mức độ trưởng thành nhất định về mặt nhân bản. Người tu sĩ chắc chắn không thể được miễn trừ khỏi quy luật đó. Đời tu càng đòi hỏi người tu sĩ phải biết mình đang ở trong giai đoạn nào và đã đạt mức trưởng thành tới đâu về tâm sinh lý. Chương trình huấn luyện trong các dòng tu hay chủng viện có thể hỗ trợ người tu sĩ rất nhiều trong việc “biết mình” bên cạnh việc “biết Chúa” và “biết dòng”.

Khi người tu sĩ nhận ra những vấn đề của bản thân mình và trình bày cởi mở với những người có trách nhiệm huấn luyện thì họ sẽ được giúp đỡ để vượt qua bằng những phương thế tự nhiên nhờ ân sủng Chúa. Chẳng hạn một người có sức khỏe yếu thì phải xem lại chế độ ăn uống ngủ nghỉ, cách thức làm việc cũng như việc tập thể dục thể thao. Tương tự, một người học yếu thì không thể chỉ cần cầu nguyện nhiều với Chúa là có thể học giỏi lên được. Thay vào đó Chúa ban cho điều kiện học tập và tự bản thân họ phải nỗ lực học hành chăm chỉ hơn, bù đắp những kiến thức bị thiếu hụt. Những vấn đề liên quan đến tâm sinh lý con người cũng cần được tiếp cận theo phương pháp khoa học. Những ham muốn tính dục nơi người tu sĩ sẽ không tự nhiên mất đi sau khi đọc 10 kinh Kính Mừng!

Tóm lại, tu sĩ là người “thiêng liêng” nhưng cũng rất “tự nhiên”. Thiên Chúa mời gọi người tu sĩ sống tận hiến cho Nước Trời trong chính thân phận con người của họ. Lời mời gọi đó có sức làm biến đổi nội tâm người tu sĩ, giúp họ đảm nhận những yếu tố tự nhiên nơi bản thân mình bằng phương thế siêu nhiên. Nhờ đó cuộc đời người tu sĩ là lời chứng tá sống động cho người môn đệ Chúa “ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian”.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã xuống trần gian mang thân phận loài người vì yêu mến chúng con, xin cho chúng con biết noi gương Chúa để hoàn toàn vâng theo ý Cha trong mọi chi tiết của cuộc sống. Chúa đã dặn những người muốn theo Chúa “Ai muốn theo ta, hãy vác lấy thập giá của chính mình mà theo ta”, xin cho chúng con được trung thành bước theo Chúa với thập giá là chính bản thân yếu đuối mỏng giòn của mình nhờ ơn Chúa giúp. Amen

Giuse Lê Đắc Thắng SJ

Hiện tượng xin ra khỏi Giáo Hội tại Đức

Các Giám mục Đức
Các Giám mục Đức

Các vị lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành ở Đức bày tỏ đau buồn và quan tâm vì sự kiện trong năm ngoái, 2018, có tới 430 ngàn tín hữu Kitô làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội: 216 ngàn tín hữu Công Giáo và 220 ngàn tín hữu Tin Lành, một con số rất cao: Đối với Công Giáo, con số mất mát này tăng 29% so với năm 2017 trước đó.

Những con số trên đây được HĐGM Công Giáo Đức và các Giáo Hội Tin Lành Đức công bố hôm 19-7-2019.

Với sự ra đi này, Giáo Hội Công Giáo Đức còn hơn 23 triệu tín hữu, tức là giảm từ 28,2% trong năm 2017 xuống còn 27,7% dân số trong năm ngoái. Trong khi đó Giáo Hội Tin Lành còn 21 triệu 140 ngàn tín hữu, tương đương với 25,4% dân số. Như vậy, tổng số tín hữu Công Giáo và Tin Lành ở Đức, là 2 Giáo Hội lớn nhất, chiếm 53,2% trên tổng số hơn 83 triệu dân ở Đức.

Phản ứng

Cha Hans Langendoerfer SJ, Tổng thư ký HĐGM Đức, gọi những con số trên đây là “một thống kê gây lo âu”, còn mục sư Bedford-Strohm, thủ lãnh các Giáo Hội Tin Lành Đức, nói rằng “mỗi tín hữu rời bỏ Giáo Hội đều là điều gây đau buồn”.

Xu hướng đã có từ lâu và sẽ tiếp tục

Nhiều vị lãnh đạo Kitô ở Đức đã đưa ra những nhận định về sự suy giảm này, và tìm hiểu những nguyên do khiến cho nhiều người làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội liên hệ. Theo nghiên cứu do Tổng giáo phận Freiburg ủy nhiệm thực hiện, thì sự giảm bớt số tín hữu Công Giáo và Tin Lành ở Đức sẽ còn tiếp tục và giảm một nửa: từ 45 triệu như hiện nay, xuống còn 22 triệu 700 ngàn vào năm 2060, tức là trong vòng 40 năm tới đây.

Vài nguyên nhân

Trong số các nguyên nhân gây ra sự suy giảm này, người ta kể đến sự rời bỏ Giáo Hội như vừa nói, tình trạng dân số Đức già nua và giảm sút, số sinh giảm nên số người chịu phép rửa tội cũng giảm sút.

Có những người Công Giáo cổ võ theo Tin Lành

Điều đáng để ý là trong Giáo Hội Công Giáo, có những người đang cổ võ cải tổ Giáo Hội, như điều gọi là “hành trình công nghị toàn quốc” với những chủ trương như bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, gọi là để tránh nạn lạm quyền đưa tới nạn lạm dụng tính dục trẻ em, hoặc truyền chức linh mục cho phụ nữ, và đặt phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo Giáo Hội, cải tiến luân lý tính dục, hôn nhân và gia đình, chấp nhận đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng phái, hoặc như ĐHY Reinhard Marx, TGM giáo phận Munich, Chủ tịch HĐGM Đức, vừa tuyên bố hôm 20-7 vừa qua, đề nghị xét lại việc cấm giáo dân hay những người không có thánh chức không được giảng trong thánh lễ, lý do vì có những linh mục giảng kém, trong khi có những giáo dân có tình độ cao về thần học và giảng hay, tại sao lại không để họ giảng trong thánh lễ.

Áo tưởng

Theo nhận xét của ĐHY Brandmueller người Đức, những người Công Giáo chủ trương thực hiện những cải tổ như thế với mục đích giữ tín hữu Công Giáo ở lại và đừng làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội, đó thực là một ảo tưởng, vì tất cả những gì nhiều người Công Giáo ở Đức đang đòi hỏi qua việc cải tổ, qua “con đường công nghị”, thì phía Tin Lành đều đã có: có các nữ GM giảng dạy và cai trị, các mục sư nam nữ đều là những người có gia đình, và Tin Lành nhìn nhận ly dị, phá thai, hôn nhân đồng phái đều là những gì có thể chấp nhận được, thế mà số tín hữu Tin Lành rời bỏ Giáo Hội của họ đông đảo hơn Công Giáo và sự suy giảm ngày càng nhiều hơn, xét vì trước đây Tin Lành chiếm đa số tại Đức.

Nhận định của Đức TGM giáo phận Berlin

Hôm 21-7-2019, Đức Cha Heiner Koch, TGM giáo phận thủ đô Berlin, tuyên bố rằng “tôi ủng hộ các cuộc cải tổ Giáo Hội, nhưng tôi không tin rằng nhờ những cải tổ như thế, sẽ có nhiều người trở về với Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta cứ nhìn sang Giáo Hội Tin Lành thì thấy điều đó”. Đức TGM Koch cho rằng trào lưu chung rời bỏ Giáo Hội sẽ không ngưng lại, dù chúng ta có đổi mới, để theo trào lưu thời đại và làm những gì người ta mong đợi chúng ta. Đức TGM Koch nói rằng “một nguyên do là vì sự gắn bó với Giáo Hội và Thiên Chúa, Truyền thống và sự gắn bó gia đình ở Đức bị tan vỡ trên nhiều bình diện. Chúng ta phải sống Giáo Hội một cách hoàn toàn mới mẻ và chúng ta cần những liên hệ gắn bó mới mẻ về mặt xã hội. Đó là một đói hỏi lớn và là cơ may, là niềm vui làm cho Giáo Hội tái trở thành mới mẻ”.

Khủng hoảng đức tin

Cũng có những vị GM nhận xét rằng cuộc khủng hoảng của các Giáo Hội Kitô ở Đức không phải là khủng hoảng cơ cấu, nhưng là khủng hoảng Đức tin. Đức tin của tín đồ không còn nữa, thì họ không thấy tại sao phải tiếp tục là thành phần của Giáo Hội để phải đóng thuế hằng năm cho Giáo Hội số tiền tương đương với 9% số thuế lợi tức đóng cho Nhà Nước.

Hiện tượng tương tự tại nhiều nước

Nhìn rộng hơn, cuộc khủng hoảng và sa sút của Giáo Hội tại Đức không phải là điều duy nhất. Hòa Lan và Bỉ đã đi trước nước Đức, và ngay cả tại Italia, trong 7 năm qua, số người Công Giáo đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo giảm mất 2 triệu người. Khi khai thuế lợi tức cho nhà nước Italia, họ không dành cho Giáo Hội Công Giáo số tiền 0,8% tiền thuế lợi tức đóng cho chính phủ nữa. Đó là một dấu hiệu tiêu cực mà chắc chắn các vị hữu trách của Giáo Hội phải quan tâm. Và sở dĩ người ta không biết bao nhiêu tín hữu Công Giáo ở Italia rời bỏ Giáo Hội, vì tại nước này không có chế độ làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội như ở Đức, hay Thụy Sĩ hoặc nước Áo.

Có những dấu chỉ hy vọng

Dầu vậy, vẫn không thiếu những dấu chỉ hy vọng, như Đức TGM Koch của giáo phận Berlin nhắc đến, đó là theo các nghiên cứu 37% các cha mẹ Công Giáo ở Đức vẫn còn thông truyền đức tin cho con cái của họ. Tại Hòa Lan, ĐHY giáo chủ Wilhelm Eijk, TGM giáo phận Utrecht cũng nói đến những dấu chỉ hy vọng trong Giáo Hội Công Giáo tại đây, với những tín hữu Công Giáo nhiệt thành, tuy họ trở thành thiểu số trong xã hội tục hóa cao độ tại nước này.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Tin Mừng Chúa nhật 17 thường niên - Năm C

28-07-chua-nhat-xvii-thuong-nien-nam-c

Phúc Âm: Lc 11, 1-13
"Các ngươi hãy xin thì sẽ được".


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.


Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông". Người nói với các ông:

"Khi các con cầu nguyện, hãy nói: 'Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ'".

Và Người còn bảo các ông rằng: "Nếu ai trong các con có người bạn, giữa đêm khuya đến nói với người ấy rằng: 'Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh, vì tôi có anh bạn đi đường ghé lại nhà tôi, mà tôi không có gì thết đãi anh ấy'. Và từ trong nhà có tiếng người ấy đáp: 'Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh được'. Thầy bảo các con, dù người đó không dậy vì tình bạn để lấy bánh cho người bạn, người đó cũng sẽ dậy, ít nữa là vì sự quấy rầy của người kia mà cho anh ta tất cả những gì anh ta cần.

"Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.

"Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người".

Tuần lễ Giáo lý - Bài 2: Xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới


Lời mở

Xây dựng nền văn minh tình yêu là đích điểm cuối cùng cho mọi hoạt động của Giáo hội Công giáo ở trần thế này[1]. Để đạt được mục đích đó, Giáo Hội cổ vũ mọi tín hữu xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên đới. Đường hướng này được Giáo Hội xác định ngay trong lời mở đầu của cuốn Tóm lược HTXHCG (số 6, 19; được nhắc lại ở phần kết luận số 582) và nội dung của nền nhân bản này được trình bày trong suốt 12 chương của cuốn Tóm lược (2004) và cuốn Docat (2016). Tuy nhiên, rất nhiều học viện Công giáo ít quan tâm và hầu hết tín hữu Công giáo chưa hiểu biết nền nhân bản này là gì và bao gồm những nội dung nào.

1. Nền nhân bản Công giáo là gì?

1.1. Phân biệt từ ngữ

Từ "nền nhân bản" chỉ được sử dụng vài ba lần trong cuốn Tóm lược HTXH, được Công đồng Vaticanô II nhắc đến ít lần trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes (số 7,55,56) vì sợ rằng một số người có thể hiểu sai ý nghĩa của nó.

Từ này nguyên ngữ Latinh là humanismus (Anh ngữ: humanism) bắt nguồn từ từ homo - con người (nhân). Nhiều từ điển Việt Nam dịch là chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa nhân văn (theo Trung Quốc), chủ nghĩa nhân đạo[2].

Từ điển Công giáo 2016 của HĐGMVN nói đến "nền nhân bản Kitô giáo" trong mục từ cùng tên ở trang 637: "là hệ thống quan niệm Kitô giáo về 'căn tính' (bản chất) của con người vốn được biểu hiện trong các mối tương quan của con người với Thiên Chúa, với nhau và với vũ trụ"[3].

Từ điển Công giáo Anh Việt của Nguyễn Đình Diễn dịch từ humanism: chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân bản[4]. Thuật ngữ này bao gồm các phong trào trí thức, văn học và khoa học từ thế kỷ 14 đến 16, nhấn mạnh đến sự phát triển toàn diện con người dựa trên văn hoá Hy Lạp - La Mã cổ điển.

Ngày nay người ta phân biệt chủ nghĩa nhân văn thế tục, nhân văn vô thần với nhân văn tôn giáo. Chủ nghĩa nhân văn thế tục cho rằng thế giới mà con người đạt tới là tất cả thực tại, không có thế giới của những giá trị siêu việt và loài người là giá trị cao quý nhất. Chủ nghĩa này còn cho rằng niềm tin vào Thượng Đế làm cho con người mất đi phẩm giá và tính sáng tạo, khiến cho họ không còn thiết tha đến việc phát triển năng lực và trau chuốt sự cao quý của nhân loại, và làm trì trệ khả năng vươn lên về kinh tế khoa học, thẩm mỹ và đạo đức. Các tác giả tiêu biểu cho chủ nghĩa này: L. Fenerbach (1804-1872), Karl Marx (1818-1883), F. Nietzsche (1844-1900) và Signund Freud (1856-1939).

"Chủ nghĩa nhân văn tôn giáo trong Kitô giáo ý thức phẩm giá đặc biệt của con người trong tương quan với Thiên Chúa"[5].

Công đồng Vaticanô II đã lưu ý nhắc nhở ta về một "nền nhân bản mới, trong đó con người được định nghĩa trước hết dựa trên trách nhiệm của mình đối với anh em và đối với lịch sử"[6]; đồng thời cũng lưu ý ta về chủ nghĩa nhân bản thế tục thuần tuý đối nghịch với tôn giáo[7].


1.2. Xác định từ ngữ

Trước hết, chúng ta dùng từ "nền nhân bản": nền là cơ sở của một việc gì, nhân là người, bản là gốc, cội rễ.

Chúng tôi dùng từ "nền nhân bản" thay vì chủ nghĩa nhân bản để tránh sự hiểu lầm rằng Giáo hội Công giáo đang muốn xây dựng một chủ nghĩa đối kháng với các chủ nghĩa đang có mặt trong đời sống con người như Tư bản, Cộng sản, Duy thực, Duy nghiệm, Duy lý, Duy tâm, Duy vật… Đây là nền nhân bản được xây dựng cho con người và vì con người nên bất cứ chế độ chính trị, tổ chức chính quyền, loại hình kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo nào cũng có thể tiếp nhận và hoà hợp, miễn là không đi ngược với bản chất và những quyền lợi căn bản của con người.

Chúng ta dùng từ nhân bản chứ không dùng từ nhân văn, vì nhân văn thuộc về văn hoá con người. Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất hay tinh thần do con người sáng tạo nên trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Nhân bản có ý nghĩa rộng lớn, bao gồm tất cả những gì thuộc về con người, nhưng không phải chỉ là những giá trị do con người sáng tạo mà còn cả những giá trị được ban tặng cho con người.

Nhân bản cũng không đồng nghĩa với nhân đạo (humanitarian), vì nhân đạo là đạo đức thể hiện ở sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người. Nhân bản bao gồm nội dung cao cả và rộng lớn hơn nhiều, vì bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động và mối tương quan của con người trong vũ trụ, trong đó có cả Thiên Chúa và vạn vật.

Thật ra, từ "chủ nghĩa" hay "nền" có thể dùng hoán đổi cho nhau, khi hiểu chủ nghĩa nhân bản vừa là một hệ tư tưởng về các bản chất và mối tương quan của con người, đồng thời vừa là một đường hướng hành động trong mọi lĩnh vực của con người.

Ta cũng cần phân biệt rằng nền nhân bản toàn diện và liên đới là do Công giáo giới thiệu cho cộng đồng nhân loại, chứ không phải là của tất cả Kitô giáo như ghi nhận trong Từ điển Công giáo 2016 của HĐGMVN. Nền nhân bản này lấy Đức Giêsu Kitô là con người mới, hoàn hảo, nhưng nhiều hệ phái Tin Lành không đồng quan điểm với Công giáo về Đức Giêsu Kitô, nhất là từ khi nhà thần học Rudoft Bultmann (1884-1976), vào những năm 1940-1960, chủ trương giải trừ huyền thoại ra khỏi Phúc Âm, loại bỏ những phép lạ và thậm chí cả cuộc sống lại của Đức Giêsu để cho con người thời nay chuộng khoa học thực nghiệm dễ đón nhận Lời Chúa hơn[8].

1.3. Nền nhân bản Công giáo

Sau khi xác định từ ngữ, ta có thể tạm thời định nghĩa rằng nền nhân bản mới này là một hệ thống suy tư và hành động lấy con người làm gốc, làm nền tảng, làm trung tâm để quy chiếu như các nền chủ nghĩa nhân bản khác, thay vì lấy vật chất hay thần linh. Đây là hệ thống suy tư giúp con người có những nhận thức đúng đắn về bản chất, về nguồn gốc, về hướng đi, về mối tương quan, về mục đích cuối cùng của con người và cộng đồng nhân loại trong vũ trụ này[9]. Đồng thời đây cũng là hệ thống hành động bao gồm những kỹ năng sống để con người thể hiện cách tốt đẹp và hiệu quả các nhận thức trên.

Trong dòng lịch sử nhân loại, nhiều tôn giáo, trong đó có cả Kitô giáo, đã có những lúc quá chú trọng đến các hình thức lễ nghi dành cho thần linh, cho Thiên Chúa mà coi nhẹ những hoạt động dành cho con người. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phát sinh ra những thái độ từ chối thần thánh của con người tạo nên những chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa này đã nhân danh con người hay xã hội loài người để đòi lại những gì mà các tôn giáo lấy của con người để đem về cho thần linh, cho Thiên Chúa[10].



Nền nhân bản Công giáo đặt con người và xã hội con người vào điểm trung tâm để quy chiếu mọi hoạt động của Giáo hội Công giáo vào đó. Con người này, từ muôn thuở, được Thiên Chúa yêu thương, được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, nghĩa là có tinh thần với tình yêu và tự do theo kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa là tình yêu[11]. Con người này dùng tự do để chối từ tình yêu với Thiên Chúa, cắt đứt với nguồn sống vĩnh hằng, tình yêu vô biên, quyền năng vô tận là Thiên Chúa dẫn đến cái chết và muôn vàn hậu quả tai hại khác cho mình và cộng đồng xã hội.


Nền nhân bản này có thể được gọi là nền nhân bản Kitô (không phải Kitô giáo), vì được xây dựng trên Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa tự nguyện trở thành người theo kế hoạt của Thiên Chúa Cha (x. Ga 1,14; 3,16; Dt 4,15). Ngài sống như con người để làm cho mọi giá trị của con người thành cao cả vô biên, vì “mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể” (GS, số 22). Đức Giêsu Kitô, Người đã tự nguyện chết trên thập giá để hoà giải con người và vạn vật với Thiên Chúa, và đã sống lại để chia sẻ sự sống kỳ diệu, vĩnh hằng của chính Thiên Chúa, nhờ đó, con người mở ra với siêu việt và hướng tới vô biên (TLHTXHCG, số 130; Docat, câu 53).

Nền nhân bản Công giáo nhằm mục tiêu đổi mới và xây dựng mỗi tín hữu và những ai thành tâm thiện chí thành hiện thân sống động của Đức Giêsu Kitô (TLHTXHCG, số 58). Người là con người mới, con người hoàn hảo vì nhờ Người mà bản tính nhân loại được nâng cao và đạt tới một phẩm giá siêu việt. Nhờ kết hợp với Đức Giêsu Kitô, người tín hữu sẽ nhận được “những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần” (Rm 8,23) để trở thành con người mới (TLHTXHCG, số 19, 36), có khả năng chu toàn luật yêu thương mới (x. Mt 22,40; Ga 15,12; Rm 8,1-11), xây dựng được nền văn minh tình yêu cho cộng đồng nhân loại vì Đức Giêsu Kitô là nguyên mẫu và là nền tảng của nhân loại mới này[12]. Lúc đó loài người sẽ vượt qua bí ẩn của đau khổ và sự chết để sống trọn vẹn trong niềm vui, bình an và tình yêu của Thiên Chúa[13].


Nền nhân bản Công giáo được gọi là nhân bản tâm linh vì liên quan đến “con người duy nhất và toàn diện với thể xác và linh hồn, tình cảm và lương tri, trí khôn và ý chí[14]. Đồng thời, nó cũng để ý đến mọi lĩnh vực hoạt động và tương quan của con người trong đó có tương quan với Thiên Chúa.

Con người được mời gọi hãy khám phá nguồn gốc, mục tiêu và lịch sử đời mình nơi sự hoà nhập yêu thương của Thiên Chúa (TLHTXHCG, số 34), nhờ mạc khải Kitô giáo, con người đã hiểu biết bản sắc, ơn gọi và định mệnh cuối cùng của con người và của nhân loại (TLHTXHCG, số 35).

Vì thế, nền nhân bản này không chỉ nhìn con người theo quan điểm duy vật thuần tuý và chối bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa theo quan điểm vô thần của các chủ nghĩa nhân bản thế tục. Do đó, nó được gọi là nền nhân bản toàn diện và liên đới (TLHTXHCG, số 19).

2. Nền nhân bản toàn diện

“Nền nhân bản toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực của con người như thể xác và tinh thần, cá nhân và tập thể, tự nhiên và siêu nhiên, nội tâm và ngoại giới, vì con người là một mầu nhiệm không thể nào khám phá cho cùng…”[15].

2.1. Thể xác và tinh thần

Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất với tinh thần và thể xác. Hai yếu tố thể xác và tinh thần đều do Thiên Chúa dựng nên, không phải bắt nguồn từ hai sức mạnh đối nghịch nhau[16]. Thông qua thân xác mình, con người thống nhất nơi mình các yếu tố của thế giới vật chất. Mỗi ngày, qua đồ ăn, thức uống, khí trời… con người hoà hợp với vạn vật trong vũ trụ và thống nhất chúng nơi mình[17]. Nhờ tinh thần, con người có thể khám phá vạn vật với cấu trúc của chúng và thấy mình vượt lên trên thế giới vật chất nhờ phẩm giá độc đáo và lương tâm ngay chính (TLHTXHCG, số 129).

Các nhà khoa học đã khám phá con người bao gồm khoảng 75 ngàn tỉ tế bào tồn tại trong một cơ thể con người bình thường. Mỗi tế bào là một đơn vị phức tạp với nhiều hoạt động khác biệt bên trong. Nhiều tế bào kết cấu với nhau thành những mô với khoảng 200 loại khác nhau. Các mô lại tập hợp thành 10 hệ cơ quan như xương, cơ, thần kinh, hô hấp, tim mạch, bạch huyết và miễn dịch, tiêu hoá, tiết niệu, sinh sản, nội tiết với cấu trúc của da, lông, tóc. Nhưng tất cả đều tác động qua lại với nhau thành một cơ thể thống nhất cho phép chúng ta hoạt động và tồn tại[18].


Tinh thần con người còn kỳ diệu hơn nữa. Tất cả những cảm giác, cảm xúc, những gì ta thấy, ta nghe, ta nhớ, ta nghĩ, ta yêu thương, suy luận đều chỉ là những xung động điện trong bộ não trung ương và hệ thần kinh, với những hoá chất phóng ra từ các đầu khớp nối thần kinh[19]. Các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa tìm ra được và giải thích được thế nào là sự sống, tình yêu, tư tưởng. Nếu chúng đang hiện hữu, theo nguyên lý của khoa học, chúng phải bắt nguồn từ đâu đó, từ một đấng nào đó là nguồn sự sống, tình yêu, tư tưởng và mọi hiện hữu. Chỉ có tinh thần con người mở ra với siêu việt, vô biên mới có thể khám phá được nguồn hiện hữu này.

2.2. Cá nhân và tập thể

Lịch sử loài người đã cho chúng ta thấy những xung đột giữa hai hệ tư tưởng hay chủ nghĩa cá nhân và tập thể với những cuộc chiến tranh, tàn sát ghê rợn. Nguyên nhân là vì con người không nhận ra phẩm giá cao quý của mình và của người khác đó là mọi người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa[20], dù họ là nam hay nữ (TLHTXHCG, số 110-114, 146-148), mạnh khoẻ hay khuyết tật x. TLHTXHCG, số 148 hoặc thuộc bất cứ giai cấp xã hội nào.

"Con người không phải là một hữu thể cô độc mà là một hữu thể xã hội, không thể nào sống cũng như không thể nào phát triển tiềm năng của mình bao lâu con người không liên hệ với người khác” (GS, số 12;  TLHTXHCG, số 110). Con người là một cá nhân độc đáo[21] và không thể sao chéo trong số hơn 7,7 tỉ người đang sống trên trái đất hiện nay (thống kê tháng 6 năm 2019 của Liên Hiệp Quốc), nhưng mỗi con người đang sống với những người khác làm thành một gia đình nhân loại[22].

  

Nhờ tinh thần, con người có thể gặp gỡ những người khác để xây dựng thành những cộng đồng yêu thương. Cộng đồng đầu tiên và cơ bản là gia đình (chương 5 của TLHTXHCG và Docat), xí nghiệp và nơi mình lao động (chương 6), hay làm kinh tế (chương 7), làm chính trị (chương 8) hay hoà nhập với mọi người trong cộng đồng quốc tế (chương 9) để cùng xây dựng và đem lại hạnh phúc cho nhau.

2.3. Tự nhiên và siêu nhiên

Tự nhiên chỉ toàn bộ những gì tồn tại sẵn có trong con người, xã hội và vũ trụ mà không phải do con người tạo ra hoặc tác động hay can thiệp vào. Còn siêu nhiên là có tính chất, khả năng vượt ra khỏi phạm vi tự nhiên, không thể giải thích bằng các quy luật tự nhiên[23].

Từ này gợi ý cho chúng ta về thuyết Big Bang với tất cả những diễn tiến xảy ra trong vũ trụ trong 14 tỉ năm, làm cho con người tưởng lầm rằng vũ trụ tự nhiên mà có. Còn trái đất và các sinh vật tiến hoá cho đến con người biết suy tư hiện nay đang theo quy luật tự nhiên của cuộc tiến hoá mà chẳng cần đến bàn tay sáng tạo của Thiên Chúa.

Nền nhân bản tâm linh Kitô xác định cho chúng ta rằng: Thiên Chúa là nguồn của mọi hiện hữu”[24]. Ngài dựng nên thế giới và loài người chúng ta theo một kế hoạch đã định trước: đó là diễn tả bản tính yêu thương của Ngài, vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,16; x. Docat, chương 1).

Thật ra, khi nói đến quy luật tự nhiên là ta phải nghĩ ngay đến người đặt ra hay tạo nên quy luật, dù ta không nhìn thấy người đó. Thí dụ: 1 cây bút bi với vài thành phần cấu tạo: chiếc lò xò, ruột chứa mực, nắp bút, thân bút; hay chiếc đồng hồ với vài chục thành phần. Ta không thể bỏ chung vào một chiếc bình rỗng rồi lắc liên tục cho đến khi ngẫu nhiên những thành phần đó ráp lại với nhau theo một trật tự đúng đắn để thành một cây bút viết được, hay một cái đồng hồ chạy được. Sự hiện diện của chúng tự nhiên đã đòi hỏi phải có một chủ thể tạo thành nên chúng theo một quy luật chính xác.

Related image


Nếu ta nhìn vào con người với 23 đôi nhiễm sắc thể trong đó bộ gen người có 3 tỉ base ADN được sắp đặt theo một trật tự lạ lùng. Một quả chuối có một nửa thành phần giống gen của người. Tuy nhiên, không thể thay một gen người bằng một phiên bản từ quả chuối vì sự khác biệt trong thứ tự các cặp base bên trong mỗi gen. ADN của con người khác biệt với ADN của tinh tinh khoảng 5%, nhưng từ hàng triệu năm nay, chẳng có tinh tinh nào biến hoá thành người cả![25]. Mặc dù bề ngoài chúng ta trông khác nhau về màu da, màu tóc, hình thể to lớn hay thấp bé, nam hay nữ, nhưng cấu trúc căn bản của ADN chúng ta lại đồng nhất[26]. Điều này dẫn chúng ta đến một kết luận khá lý thú: chúng ta đều là anh chị em của gia đình “người”, có một người Cha Tạo Hoá vô cùng kỳ diệu tạo nên!

Nếu trong “trật tự tự nhiên” đã kỳ diệu như thế, thì những gì thuộc “trật tự siêu nhiên” còn tiến hoá khôn lường. Tinh thần của con người mở ra đến vô biên vì không bị lệ thuộc vào vật chất, không gian, thời gian. Tinh thần đó được biểu lộ qua những tư tưởng, ước muốn, tình cảm, hành động để con người sáng tạo nên những khoa học, theo đuổi nghệ thuật, đi tìm những gì thuộc về chân thiện mỹ tồn tại mãi mãi, vươn tới sự thật toàn diện và điều thiện tuyệt đối. Vì thế, HTXHCG quả quyết: “mở ra với siêu việt là một đặc tính của con người: con người mở ra với Đấng vô biên cũng như với mọi thụ tạo” trong đó có các thiên thần, hồn người đã khuất và cả vũ trụ vạn vật[27]. Đây là điểm khá mới mẻ đối với con người hiện nay, nhưng lại không xa lạ với Đức Giêsu Kitô và các môn đệ thời Giáo Hội sơ khai khi Người và họ phán bảo cho gió im, biển lặng, bánh cá hoá nhiều, chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại, xua trừ ma quỷ để giải phóng con người.

2.4. Nội tâm và ngoại giới

Con người đã không lầm khi nhận biết mình cao quý hơn vũ trụ vật chất và không coi mình chỉ như một mảnh nhỏ của thiên nhiên hay như một phần tử vô danh trong xã hội loài người. Bởi vì nhờ có nội tâm, con người vượt trên vạn vật: khi con người quay về với lòng mình là lúc họ tìm về nơi nội giới thâm sâu này. Ở đó, Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm hồn đang chờ đợi họ và cũng chính nơi đó, con người tự định đoạt về vận mệnh riêng của mình dưới ánh mắt của Thiên Chúa” (GS, số 14; TLHTXHCG, số 128; Docat, câu 47). Đó chính là hồn thiêng bất tử mà Thiên Chúa dựng nên cho con người.



Vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người có phẩm giá của một ngôi vị, là một ai đó chứ không phải là một thứ gì đó. Con người có khả năng nhận biết bản thân và suy ngẫm về chính mình, đưa ra những quyết định tự do và bước vào mối tương quan với người khác. Hơn nữa, con người được ơn Chúa thúc đẩy để đáp lời mời gọi của Thiên Chúa bằng đức tin và tình yêu, đi tìm Thiên Chúa hoà nhập với Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô để phát triển trọn vẹn tiềm năng làm người của mình[28].


Ngoại giới được hiểu là toàn thể thế giới ở bên ngoài con người. Khi hiểu con người hiện hữu như một cái “tôi” có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình, thì cần phải tôn trọng nhân phẩm siêu việt của con người. Không một tổ chức chính trị, xã hội, khoa học, văn hoá, kinh tế nào được quyền sử dụng con người như là một phương tiện để thực hiện các dự án của mình, hoặc lèo lái con người vào những mục tiêu xa lạ với sự phát triển trọn vẹn của con người (TLHTXHCG, số 132-134).

Tuy nhiên, con người cũng hiểu rằng ngoại giới và mình cần phải liên kết mật thiết với nhau. Con người thống nhất nơi mình các yếu tố của thế giới vật chất và thông qua con người, chúng tự do cất lời ca ngợi Đấng Tạo Hoá[29]. Con người có trách nhiệm phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống của mình[30].

3. Nền nhân bản liên đới

Con người toàn diện có 4 quan hệ căn bản với 4 tinh thần phải giữ để làm cho các mối quan hệ tốt đẹp và bền vững:

- Đối với Thiên Chúa, giữ tinh thần thảo hiếu.
- Đối với người khác, giữ tinh thần huynh đệ.
- Đối với vạn vật, giữ tinh thần huynh trưởng.
- Đối với chính mình, giữ tinh thần tự chủ.

3.1. Tinh thần thảo hiếu trong quan hệ với Thiên Chúa



Khi con người nhận thức mình được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và Thiên Chúa là nguồn của mọi hiện hữu, của chân thiện mỹ, của sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên mà mình luôn mong đợi, thì con người mới nhận ra được phẩm giá cao quý vô song của mình mà không một thụ tạo nào có thể so sánh được. Con người được mời để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa bằng đức tin và tình yêu[31].


Hơn nữa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa làm người, con người nhận biết mình được tha thứ, được nhận làm con người cái của Ngài và được chia sẻ thần tính của Thiên Chúa nên con người đối xử với Thiên Chúa bằng tinh thần thảo hiếu chân thành, khác hẳn thái độ sùng bái các thần thánh trong lo sợ của các tôn giáo khác[32].

Con người khám phá tận đáy lòng mình lương tâm ngay chính như tiếng nói của Thiên Chúa như một lề luật phải theo, dạy con người phải yêu mến và làm điều thiện cũng như phải tránh điều ác[33]. Tuân theo các lề luật ấy là tuân theo các giá trị đạo đức. Các giá trị này bắt nguồn từ luật tự nhiên được ghi khắc trong lương tâm con người, nhờ đó phẩm giá con người được nâng cao và xã hội được ổn định[34].

Từ lòng thảo hiểu đối với Thiên Chúa, con người sẽ bày tỏ tinh thần thảo hiếu này đối với cha mẹ, thầy cô, ông bà, tổ tiên, dân tộc… là những người thay mặt Chúa chuyển giao hay chia sẻ sự sống, sự thật, hạnh phúc, tình yêu, kiến thức và các ơn lành cho mình. Chính trong mối tương quan với Thiên Chúa, con người được đào tạo để hiểu biết và giữ lòng ái quốc với dân tộc, tinh thần bảo vệ các nền văn hoá và lòng quảng đại chia sẻ vô điều kiện những ơn lành của Cha Trên Trời cho mọi người, mọi vật, thay vì đòi hỏi quyền sở hữu và tác quyền cách bất công như hiện nay.

3.2. Tinh thần huynh đệ trong tương quan với mọi người

Từ nền tảng lòng thảo hiếu với Thiên Chúa, con người mới nhìn nhận mọi người sống trên trái đất và trong cả vũ trụ đều là anh chị em trong một đại gia đình của mình để đối xử với nhau bằng tình huynh đệ, không kỳ thị vì bất cứ lý do gì.



Vượt lên trên đòi hỏi của Thiên Chúa: “Ngươi phải yêu thương người khác như chính mình” (Lc 19,18), Đức Giêsu còn mời gọi con người: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 1…) để dám chết thay cho mọi người, tha thứ và cầu nguyện cho kẻ đóng đinh mình và diễn tả tình yêu cụ thể đó thành những hành động chăm lo cho các nhu cầu của người khác (HTXHCG, số 112; x. Mt 22,37-40; Mc 12,29-31; Lc 10,27-28).


Thuyết Big Bang đưa con người hiểu rằng Thiên Chúa là người Cha Tạo Hoá thì vũ trụ bao la này vẫn có thể có những “người khác” ở ngoài hành tinh của mình để tìm hiểu, gặp gỡ, yêu thương và cùng nhau xây dựng một nền hoà bình giữa các vì sao (star peace), thay cho cuộc chiến tranh (star war) mà những phim ảnh đang cổ vũ.

Thiên văn học cho chúng ta biết thiên hà của chúng ta có khoảng 400 triệu ngôi sao giống như mặt trời và có khoảng 8000 hành tinh có điều kiện giống như trái đất, nghĩa là vật chất có thể phối hợp tiến hoá thành những “con người”. Vũ trụ có khoảng 100.000 thiên hà đã được kính thiên văn Hubble chụp được. Như thế, có hàng trăm ngàn hành tinh có những điều kiện phát triển sự sống và những con người nơi ấy có thể có những nền văn minh bằng hoặc hơn con người ở trái đất (x. báo Tuổi Trẻ online, ngày 9/3/2009).

Image result for người ngoài hành tinh


Khi Giáo hội Công giáo tôn vinh Đức Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ vào Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ và Kinh Thánh nhắc nhở ta về việc mọi sự trong vũ trụ được tạo dựng nhờ Người và cho Người (Ga 1,3), thì mọi con người ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ đều có thể đón nhận được ơn cứu độ của Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu đón nhận thể xác được cấu thành bởi vật chất của trái đất này thì Người cũng là thành viên của vũ trụ và cứu độ tất cả theo kế hoạch của Chúa Cha. “Thiên Chúa yêu thương thế giới nên đã ban Người Con Một” (Ga 3,16). Thế giới này trước tiên hiểu về những con người biết tin vào Đức Giêsu. Nếu tinh thần của những con người ở các hành tinh khác mở ra đến vô biên, thì họ cũng có thể gặp gỡ được Đức Giêsu một cách nào đó để nhận được ơn cứu độ (HTXHCG, số 130).


3.3. Tinh thần huynh trưởng trong quan hệ với vạn vật

Đối với vạn vật và các thụ tạo không phải là con người, con người giữ tinh thần của người anh lớn, chị lớn để lo lắng cho các đứa em của mình. "Con người có khả năng và bổn phận lấy các thụ tạo khác phục vụ mình và hưởng dùng chúng, nhưng việc chế ngự thế giới đòi hỏi họ phải thi hành trách nhiệm, chứ không được tự do khai thác cách tuỳ tiện và ích kỷ" (HTXHCG, số 113). Thiên Chúa đã giao phó vạn vật cho con người để thay Ngài quản trị muôn loài (x. St 1,26-28; Kn 2,23). Con người thống trị thụ tạo bằng cách đặt tên cho chúng (x. St 2,19-20) và như thế, Ngài mời gọi con người có trách nhiệm với chúng (HTXHCG, số 113; GLHTCG, số 373).



Khi hiểu được vạn vật làm nên xương thịt của mình qua đồ ăn, nước uống, khí thở, con người sẽ thể hiện trách nhiệm huynh trưởng với tình yêu mãnh liệt đối với vạn vật như Đức Giêsu. Tình yêu ấy làm cho con người nhận ra đúng sự thật của vạn vật để điều khiển chúng đến độ nói cho gió yên, biển lặng, bánh cá hoá nhiều, đi trên mặt nước… như Chúa Giêsu. Vì vạn vật hy sinh sự sống cho con người, nên con người cũng sẵn sàng tự nguyện chết cho vạn vật để bảo vệ và phát triển chúng như Đức Giêsu để giải thoát và đưa chúng vào chung hưởng vinh quang vĩnh hằng của con cái Thiên Chúa (HTXHCG, số 123).


Tinh thần huynh trưởng được thể hiện qua việc chuyên cần học hỏi, nghiên cứu vạn vật qua các khoa học tự nhiên, siêng năng lao động, làm ra của cải vật chất và biết chia sẻ những của cái đó cho người yếu kém, bảo vệ môi trường sống cho sạch, xanh, đẹp và an lành cho mọi người và mọi vật khác.

3.4. Tinh thần tự chủ trong quan hệ đối với chính mình

Trong tương quan với chính mình, con người giữ tinh thần tự chủ. Con người chú ý lắng nghe những khát vọng sâu xa của tâm hồn mình, con người cũng cảm nghiệm những khắc khoải muốn được nghỉ ngơi trong Chúa[35], cảm nghiệm những thôi thúc của bản năng, của dục vọng và những hậu quả tai hại của tội lỗi[36]. Vì thế, con người phải cố gắng làm chủ bản thân, thời giờ, tình cảm, ân huệ, tham vọng và dục vọng để trở thành một con người tự do thật sự trước mọi ràng buộc của đời sống. Khả năng tự chủ này được đào tạo qua việc giáo dục và tập luyện những kỹ năng sống sau đây:

Làm chủ ân huệ Chúa ban qua đời sống kết hợp với Chúa, Đức Mẹ, các thần thánh bằng cầu nguyện, phụng tự, đón nhận bí tích. Tất cả đều là hồng ân để luôn sống trong tâm tình tạ ơn.

Làm chủ cá tính cần làm các trắc nghiệm tâm lý để biết mình thuộc loại cá tính nào, có những ưu điểm, khuyết điểm nào, tài năng nào, cảm năng hoạt động cao hay thấp…



- Làm chủ tài năng tinh thần như trí hiểu, trí nhớ, trí tưởng tượng, ý chí để trở thành con người biết sống tự lập, sáng tạo và đem lại hạnh phúc cho mình cũng như cho mọi người.


Làm chủ thời giờ bằng việc hiểu rằng mỗi giây phút sống đều có giá trị vĩnh hằng khi kết hợp với Thiên Chúa và đều có thể đem lại niềm vui, hạnh phúc, ơn cứu độ cho muôn loài[37]. Vì thế, cần lập chương trình sống mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm để tận dụng thời giờ Chúa ban.

Làm chủ các phương tiện vật chất để bảo đảm những điều kiện cần thiết cho một đời sống tự lập[38]. Của cải không phải chỉ làm lợi cho người sở hữu và còn cho người khác, vì Thiên Chúa ban trái đất chung cho con người[39]. Đó là mục tiêu phổ quát của vật chất và nhờ đó tạo ra một thế giới công bằng và liên đới[40]. Người chủ sở hữu vật chất cần biết tự nguyện sống tinh thần nghèo khó của Đức Giêsu (x. 2Cr 8,9) để làm giàu cho thế giới và nhân loại.

Kết luận

Khi hiểu nền nhân bản mà được Giáo hội Công giáo cổ vũ trong HTXHCG là một nền nhân bản toàn diện và liên đới, người tín hữu rất tự hào và quyết tâm xây dựng cho mình cũng như cho cộng đồng của mình thành những con người mới trong một trời mới, đất mới (x. GS, số 39; HTXHCG, số 123) mà Đức Giêsu Phục Sinh đã bắt đầu ngay tại trần thế này. Chỉ nhờ nền nhân bản này, con người mới có thể phát triển trọn vẹn và cộng đồng xã hội mới đạt được an vui, hạnh phúc vững bền.

Câu hỏi

1. Đâu là điểm cần phân biệt khi nói Chúa là nguồn gốc mọi sự và là cùng đích mọi loài, trong khi lại xác định "con người là nền tảng, là trung tâm" để quy hướng mọi hoạt động của Giáo Hội và xã hội?

2. Nguyên nhân nào đã khiến các hệ tư tưởng đòi trả lại cho con người vị trí trung tâm của mọi quan tâm và hoạt động?

3. Lĩnh vực nào của con người ít được quan tâm nhất trong thời đại hiện nay?

4. Trong các mối tương quan của con người, tương quan nào bị bỏ bê hơn cả?

5. Tương quan nào là nền tảng để xây dựng các tương quan khác?

6. Bạn nghĩ mình đang cần làm chủ điều gì hơn cả trong thời điểm hiện tại?



[1] x. TLHTXHCG, số 103, 391, 582.
[2] x. Từ điển Tiếng Việt 2013, mục từ chủ nghĩa nhân bản, nhân văn, nhân đạo, tr.24-27; Từ điển Bách khoa Việt Nam, q.I, 2005, NXB Từ điển Bách khoa Việt Nam, mục từ chủ nghĩa nhân bản, nhân văn, nhân đạo, tr.638.
[3] x. HTXHCG, số 6-7.
[4] x. Nguyễn Đình Diễn, Từ điển Công giáo Anh Việt, NXB Đồng Nai, 2014, mục từ humanism, tr.982-983.
[5] x. ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Christifideles Laia, số 5.
[6] x. GS, số 55.
[7] x. GS, số 56.
[8] x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, NXB Tôn Giáo, 2014, tr.201.
[9] x. GS, số 3.
[10] x. GS, số 19-21.
[11] x. GS, số 12-18; HTXHCG, chương 3; Docat, chương 3.
[12] x. TLHTXHCG, số 431.
[13] x. TLHTXHCG, số 583.
[14] x. GS, số 3; TLHTXHCG, số 13; Docat, câu 47.
[15] x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, NXB Tôn Giáo, 2014, tr.315-317.
[16] x. TLHTXHCG, số 127; GS, số 14.
[17] x. TLHTXHCG, số 128.
[18] x. Bs Alice Roberts, Atlas, NXB Y Học, 2015, tr.10-26.
[19] x. Alice Roberts, Atlas, 2015, tr.294-320.
[20] x. TLHTXHCG, số 144.
[21] x. Docat, câu 54.
[22] x. TLHTXHCG, số 125-126.
[23] x. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt 2013, mục từ Tự nhiên, tr.138 và Siêu nhiên, tr.1105.
[24] x. TLHTXHCG, số 20.
[25] x. Alice Roberts, Atlas, 2015, tr.18.
[26] x. Alice Roberts, Atlas, 2015, tr.16.
[27] x. TLHTXHCG, số 130; Docat, câu 53.
[28] x. TLHTXHCG, số 108-109, 131; Docat, câu 47.
[29] x. GS, số 14, HTXHCG, số 128.
[30] x. Chương 10 của TLHTXHCG và Docat.
[31] x. HTXHCG, số 108; GS, số 12; GLHTCG, số 357
[32] x. HTXHCG, số 105.
[33] x. HTXHCG, số 140-142; GS, số 12; Docat, câu 57, 62, 85, 128.
[34] x. HTXHCG, số 22, 37, 53, 89, 93; GS, số 20.
[35] x. HTXHCG, số 14.
[36] x. HTXHCG, số 115-123.
[37] x. GS, số 22.
[38] x. HTXHCG, số 176.
[39] x. HTXHCG, số 177.
[40] x. HTXHCG, số 174.

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn