Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

ĐTC tiếp 300 tham dự viên Hội nghị Kinh Thánh Công Giáo

2019.04.26 Federazione Biblica Cattolica

ĐTC cổ võ các nhân viên mục vụ của Giáo Hội hăng say đưa Lời Chúa vào trong cuộc sống của các tín hữu, làm sao để Lời Chúa ngày càng trở thành trọng tâm mọi hoạt động của Giáo Hội (E.G. 174).


Ngài ra ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-4-2019 dành cho 300 tham dự viên Hội nghị quốc tế do Liên hiệp Kinh Thánh Công Giáo tổ chức kết thúc hôm 26-4-2019 sau 4 ngày tiến hành tại Roma nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập. Hiện diện trong buổi tiếp kiến cũng có một số Hồng Y và Giám Mục.

Nội dung khóa họp

Trong những ngày họp, các tham dự viên đã suy tư về hoạt động và thành quả của Liên hiệp trong nửa thế kỷ qua, đồng thời nhận diện những thách đố đang được đề ra cho việc mục vụ Kinh Thánh trong Giáo Hội và xác định những mục tiêu cũng như những ưu tiên cho những năm tới đây.

Lời Chúa ở trọng tâm đời sống Giáo Hội

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC đặc biệt nói đến tương quan giữa Kinh Thánh và đời sống. Ngài nói: ”Lời Chúa sinh động và ban sức sống.. Lời Chúa mang hơi thở của Thiên Chúa vào thế giới, phú vào trong tâm hồn sức nóng của Chúa. Tất cả những đóng góp nghiên cứu, các bộ sách được xuất bản chỉ nhắm phục vụ cho mục tiêu ấy.. Trong Giáo Hội, Lời Chúa là một sự thông truyền sự sống không thể thay thế được. Vì thế, các bài giảng giữ một vai trò cơ bản. Việc giảng thuyết không phải là một việc thực hành hùng biện, và càng không phải là một tập hợp những ý niệm khôn ngoan của con người.. Trái lại chính sự chia sẻ của Thánh Linh (1 Cr 2,4), của Lời Chúa đánh động tâm hồn vị giảng thuyết để thông truyền sức nóng của Chúa”.

Tránh cám dỗ loan báo chính mình

ĐTC cũng cảnh giác chống lại cám dỗ chỉ loan báo chính mình, chỉ nói về những năng động của chúng ta, để rồi không thông truyền cho thế giới sự sống. Ngài nói:

”Lời Chúa ban sức sống cho mỗi tín hữu, bằng cách dạy họ từ bỏ chính mình để loan báo Chúa. Theo nghĩa đó, Lời Chúa hành động như một gươm sắc bén, khi đi vào chiều sâu, phân định các tư tưởng và tâm tình, đưa sự thật ra ánh sáng, gây thương tích để chữa lành (Dt 4,12; Gb 5,18). Lời Chúa làm cho sống theo thể thức phục sinh: như hạt giống khi chết đi mang lại sự sống, như trái nho, qua máy ép, mang lại rượu, như trái ôliu mang lại dấu sau khi bị xay nát. Cũng vậy Lời Chúa làm cho sinh động, bằng cách tạo nên những hồng ân mạnh mẽ mang lại sự sống”.

Kinh Thánh là ”thuốc chủng” chống khép kín

Trong ý hướng trên đây, ĐTC khuyến khích các tín hữu hăng say loan báo Lời Chúa và nói rằng: ”Kinh Thánh là thuốc chủng hữu hiệu nhất chống lại thái độ khép kín và tự bảo tồn. Chính Lời Chúa, chứ không phải lời chúng ta, đưa chúng ta ra khỏi trạng thái ở trung tâm, gìn giữ chúng ta khỏi sự tự mãn và háo thắng, liên tục kêu gọi chúng ta ra khỏi chính mình” (Rei 26-4-2019)

Những bằng chứng cho thấy Đức Giêsu đã chết thật sự và đã sống lại với sự sống mới


Vì sự phục sinh của Đức Giêsu là một kinh nghiệm vô cùng đặc biệt và khó hiểu, chẳng ai trong chúng ta có kinh nghiệm phục sinh giống như Ngài nên nhiều người, kể cả những tín hữu, đã tỏ vẻ nghi ngờ. Họ không tin vào điều này. Việc không tin này càng gia tăng trong thế giới ngày nay, khi thế giới công nghệ phát triển, đặc biệt là những phát kiến trong lãnh vực y khoa. Có nhiều người chết lâm sàng, rồi sống lại. Cũng có những người đã chết thật rồi sống lại, họ kể lại cho người biết những gì họ đã thấy. Bởi thế, nhiều người đặt vấn đề là liệu Đức Giêsu có phục sinh theo kiểu mà chúng ta vừa nói thật không. Liệu rằng Ngài có chết lâm sàng rồi sống lại? Liệu rằng Ngài chỉ giả chết, rồi sau đó tỉnh dậy rồi bỏ trốn? Liệu Ngài có thông đồng với các môn đệ để bịa ra một câu chuyện phục sinh thật hoành tráng để lừa gạt người khác? Hay liệu rằng các môn đệ có bị ảo giác khi cho rằng Đức Giêsu đã phục sinh và hiện ra với họ.

Để phản bác lại tất cả những điều này, một bằng chứng rõ ràng và thuyết phục nhất (dù chưa đầy đủ) chứng minh cho chuyện Ngài đã sống lại là việc người ta không thể tìm thấy được xác của Ngài. Tất cả mọi vĩ nhân trên thế giới này đều đã chết và thân xác của họ vẫn còn được xác định. Còn Đức Giêsu thì không. Các môn đệ sẽ không thể bịa chuyện rằng Đức Giêsu đã phục sinh và hiện ra với mình vì chỉ cần lính Rôma trưng dẫn cái xác là mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Nhưng biết đâu các môn đệ đã đánh cắp cái xác thì sao? Điều này càng khó có thể xảy ra hơn nữa. Khi Đức Giêsu bị bắt và hành hình, ai trong các ông cũng sợ đến nỗi bỏ chạy. Phêrô còn không dám thừa nhận rằng mình có tương quan với Đức Giêsu. Ngay cả sau đó, các ông vẫn còn nhốt mình trong phòng vì sợ thì làm sao dám cả gan đi đánh cắp xác Thầy tại một ngôi mộ có lính La Mã được trang bị vũ khí canh giữ. Ngoài ra, chúng ta cũng không tìm thấy lý do gì để các ông phải liều mạng làm chuyện này. Các ông không thể tự dưng đi đánh cắp cái xác, giấu một nơi không ai biết, rồi bịa chuyện Thầy Giêsu sống lại, sau đó chịu chết vì câu chuyện tưởng tượng ấy: người thì bị chặt đầu, người thì bị đóng đi, người thì bị tùng xẻo…

Hơn nữa, nếu đây là một âm mưu tập thể thì chỉ cần một người trong số họ khai ra sự thật thì kế hoạch sẽ vỡ tan tành. Các ông lại là những ngư phủ thất học, làm sao có thể nghĩ đến và bịa ra một câu chuyện về sự phục sinh mà đến nay chúng ta còn không biết nó là cái gì. Vả lại, nếu các ông bịa chuyện thì không nên đưa phụ nữ vào vì thời đó chẳng ai tin lời một phụ nữ như chuyện bà Maria Madalena ra mồ và gặp Chúa. Ngoài ra, các ông cũng không thể bịa chuyện Đức Giêsu hiện ra với mình vì Đức Giêsu không chỉ hiện ra với các ông mà còn với nhiều người khác, trong đó có một người rất thù ghét Kitô giáo là Phaolô. Chính Phaolô đã dành trọn cuộc đời còn lại của mình để làm chứng về sự phục sinh của Đức Giêsu. Thậm chí, ông đã chết vì sự thật ấy. Những bằng chứng này cho thấy, các môn đệ không thể đánh cắp xác chết của Đức Giêsu rồi bịa chuyện được.

Có thể có trường hợp Đức Giêsu đã không chết, ngài chỉ ngất đi, hoặc chết lâm sàng thôi, rồi sau khi được đưa xuống thập giá và đem vào mộ, Ngài đã tỉnh lại và bỏ trốn? Nghĩ như vậy có được không? Giả thuyết này cũng không vững, vì có nhiều bằng chứng cho thấy Đức Giêsu đã chết thật. Theo luật, lính La Mã phải kiểm tra rất kỹ rằng tử tù phải chết rồi thì mới cho tháo xuống khỏi thập giá, còn không thì phải đập dập ống chân tử tù để hắn ta không thể bỏ trốn. Việc Đức Giêsu không bị đập dập ống chân (x.Ga 19,31-33) cho thấy lính La Mã xác nhận rằng Ngài đã chết. Lính La Mã sẽ phải lãnh cái chết nếu không kiểm tra cẩn thận. Như thế, hẳn là anh lính này phải rất cẩn trọng. Gioan cũng thấy máu và nước chảy ra từ cạnh sườn (x.Ga 19,34-35), điều này cho thấy phổi của Ngài đã bị ép và không thể hoạt động được nữa. Giả như đến đây Ngài vẫn chưa chết thì Ngài cũng không thể thở được khi bị những tấm vải liệm quấn lấy từ đầu đến chân và bị đặt trong một khe đá kín (x.Ga 19,38-42).

Hơn nữa, một thân xác tàn tạ sau khi bị đánh đập và đóng đinh như thế thì sao có thể đẩy nỗi tảng đá lớn lấp mộ mà không bị lính La Mã đứng canh phát hiện. Giả như Ngài có làm được thì Ngài đã đi đâu, làm gì? Tại sao không ai thấy? Và quan trọng hơn nữa, một con người sống dở chết dở, thân bại danh liệt như thế, vốn dĩ đã làm cho các môn đệ thất vọng tràn trề, làm sao có thể khiến bao nhiêu người sẵn sàng bịa chuyện rồi sẵn sàng chết vì mình với một sự can đảm và khảng khái như vậy. Bởi vậy, giả thuyết cho rằng Đức Giêsu không chết hoặc chỉ chết lâm sàng không đáng tin.

Một chứng cứ rất hùng hồn để chứng minh cho sự phục sinh của Đức Giêsu chính là những lần Ngài hiện ra, cùng ăn uống, trò chuyện, chia sẻ, giảng dạy và ban thêm sức mạnh cho các ông. Chỉ có thể là Đấng Phục Sinh mới khiến cho các ông mở toang cánh cửa sợ sệt để hiên ngang bước ra ngoài trước đám đông mà giảng dạy. Chỉ có thể là sức mạnh của Đấng Phục Sinh mới có thể giúp các ông được biến đổi từ trong ra ngoài: các ông có thể nói được nhiều ngôn ngữ, có thể làm các phép lạ, có thể mạnh dạn đối chất với các nhà cầm quyền, có thể có những lời nói làm say mê lòng người, cuốn hút họ và trao ban cho họ niềm tin. Trải qua hơn hai ngàn năm, đức tin này ngày càng được chứng thực bởi nhiều vị thánh, những người được ơn đụng chạm và cảm nghiệm nó trong một tương quan sâu sắc với Chúa. Và nhờ đó, nó vẫn trường tồn và thêm vững mạnh. Tất cả những điều tuyệt vời này không thể đến từ một câu chuyện huyền hoặc do một số người thất học bịa ra hay từ một cái xác không còn hình thù nằm trong nấm mồ hay một người giả vờ chết rồi sau đó trốn chui trốn nhũi. Nó chỉ có thể đến từ một Đấng đã phục sinh thật sự, đã đi vào trong sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Đức Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Halleluia! Halleluia!

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Trương Vĩnh Ký - Thầy dạy chữ quốc ngữ đầu tiên



Chân dung Trương Vĩnh Ký 

"Sách nầy để cho con trẻ mới vô trường, học những điều đại lược mà phá ngu. Hai nữa là để tập coi, tập đọc, tập viết tiếng An Nam trong chữ quốc ngữ cho trúng tiếng, cho nhằm giọng, phân biệt ra cho rõ ràng..." (Lời nói đầu của TRƯƠNG VĨNH KÝ trong cuốn Vần quốc ngữ)


TTO - Dù có rất nhiều ý kiến khác nhau về ông Trương Vĩnh Ký, song có lẽ không ai có thể phủ nhận rằng ông là người Việt đầu tiên "làm thầy giáo" chữ quốc ngữ. Chỉ riêng điều này, ông xứng đáng là "tiền hiền" trong số những người có công sáng tạo và phổ biến chữ quốc ngữ ở nước ta.

Pháp mở trường thông ngôn

Tháng 5-1862, sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, gồm Biên Hòa, Gia Định và Định Tường, phó đô đốc Charner đã ký lịnh thành lập Trường Thông ngôn (Collège des Interprèste) dạy hai thứ tiếng Pháp và quốc ngữ nhằm đào tạo thông ngôn cho quân đội viễn chinh.

Ngày xưa, trường được dân chúng và báo chí gọi là Trường Khải Tường, vì trường đặt trong khuôn viên chùa Khải Tường; và cơ sở đó nay là Trường Lê Quý Đôn.

Vì sao quân Pháp không sử dụng tiếng Pháp mà phải dùng cả chữ quốc ngữ ở Nam kỳ?

Thực tế, sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, quân Pháp phải dùng rất nhiều giáo sĩ Thiên Chúa để làm thông ngôn trong việc giao tiếp với dân chúng. Song không phải giáo sĩ nào cũng "hết mình" vì công việc. Một số thông ngôn đã lợi dụng công việc để truyền đạo.

Năm 1861, giáo sĩ Paulus Galy (tên Việt là Lý) được cử đến làm thông ngôn cho đồn Thuận Kiều đóng tại làng Thuận Kiều thuộc 18 thôn vườn trầu.

Đến năm 1863, không rõ công trạng làm thông ngôn của ông thế nào nhưng ông đã thành lập được giáo xứ Bà Điểm và lập nhà thờ sau chợ. Và cuối cùng vị giáo sĩ này trở thành chủ chăn ở giáo xứ Bà Điểm và rời bỏ công việc thông ngôn. Đó là một nguyên nhân.

Nguyên nhân thứ hai là giới giáo sĩ Thiên Chúa lúc bấy giờ muốn "tham chánh" để chia sẻ quyền lực với quân đội Pháp. Đây là yêu cầu khó chấp nhận đối với giới quân đội.

Cuối cùng, một giải pháp trung dung được cả hai phía chấp thuận là "sử dụng chữ viết của công giáo ở Nam kỳ". Đó là chữ Annam viết bằng mẫu tự Latin, tức chữ quốc ngữ, chữ Việt ngày nay.

Trong suốt mấy trăm năm hình thành, chữ quốc ngữ, do chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn, luôn bị coi là thứ chữ "của người ngoại quốc" và chỉ phổ biến trong các nhà thờ và các xứ đạo Thiên Chúa.

Việc chánh quyền Pháp ở Nam kỳ chấp nhận cho phổ biến rộng rãi thứ chữ này là một bước đi quan trọng đối với các giáo sĩ. Và chính vì vậy Trường Thông ngôn ra đời.


Lịch sử Việt Nam viết bằng tiếng Pháp in năm 1877 của Trương Vĩnh Ký

Vai trò của Trương Vĩnh Ký

Ngay khi Trường Thông ngôn thành lập, ông Trương Vĩnh Ký được mời làm giáo sư. Và ông trở thành người Việt đầu tiên làm thầy giáo dạy chữ Việt, một công việc không hề dễ dàng lúc bấy giờ. Và năm 1864, sau khi từ Pháp trở về, ông được bổ nhiệm làm giám đốc trường này.

Cái khó khăn đầu tiên là làm sao có được giáo trình một thứ chữ mới rợi đối với mọi người? Sau khi trở thành giám đốc, Trương Vĩnh Ký đã viết cuốn sách giáo khoa đầu tiên mang tên Ngữ pháp tiếng Annam (Abrégé de grammaire Annamite) in năm 1867.

Sau đó là hàng loạt sách giáo khoa như Chuyện tiếng An Nam và tiếng Langsa, Sách tập nói chuyện tiếng An Nam và tiếng Langsa, Phép lịch sự An Nam, Văn phạm tiếng An Nam, Chữ quốc ngữ và lịch sử An Nam...

Riêng cuốn Văn phạm tiếng An Nam đã dày 304 trang in. Sách giáo khoa của ông rất chi tiết, từ cách đánh vần cho tới những từ ngữ, các danh từ, động từ, tính từ... đều phân biệt chi tiết. Ví dụ "con ốc" là loài ốc nói chung, khác với "con ốc vặn" mà ta gọi là ốc vít. Còn con cò thì khác với cò súng, con ngựa khác với ván ngựa (bộ ván), con ngựa của cây đờn...

Sách của ông cũng dạy đặt câu sao cho trúng cách và phân chia từ thấp đến cao một cách có hệ thống và khoa học. Đây lại là công việc của một người quả là rất đáng nể!

Không chỉ viết sách dạy chữ, ông còn viết cả lịch sử, chuyển âm truyện thơ Lục Vân Tiên, Kiều, Trương Lương... cho học trò có sách để đọc tham khảo.

Trong lời nói đầu cuốn Vần quốc ngữ và lịch sử An Nam, ông viết: "Sách nầy để cho con trẻ mới vô trường, học những điều đại lược mà phá ngu. Hai nữa là để tập coi, tập đọc, tập viết tiếng An Nam trong chữ quốc ngữ cho trúng tiếng, cho nhằm giọng, phân biệt ra cho rõ ràng...".

Ông đã làm thầy giáo trong suốt 22 năm kể từ năm 1864 cho đến năm 1886, thời điểm ông rời Sài Gòn ra Huế làm cố vấn cho vua Đồng Khánh theo đề nghị của toàn quyền Đông Dương Paul Bert.

Suốt thời gian này, ông có 9 năm trực tiếp ở các trường (từ 1864-1869 làm giám đốc Trường Thông ngôn, từ 1872-1876 làm giám đốc Trường Sư phạm) và đã viết khoảng 25 cuốn sách giáo khoa dành cho học trò học, trong số gần 200 tác phẩm của ông.

Đó là một số lượng rất lớn đối với một thầy giáo dạy chữ quốc ngữ trong điều kiện chưa có tiền lệ.

Thuở ấy, rất khó tìm được học sinh cho trường, do trong dân chúng truyền miệng nhau chữ quốc ngữ là thứ chữ của người ngoại quốc, học nó sẽ mất gốc hoặc bị Pháp bắt đi mất.

Ban đầu học sinh Trường Thông ngôn là lính Pháp, con em những người cộng tác với Pháp và con cháu của giới theo đạo Thiên Chúa. Về sau, để có học sinh, chánh quyền thực dân ra lịnh mỗi làng phải chọn một hay hai em trong lứa tuổi từ 10 đến 16 đi học.

Làng xã thường nhắm vào các gia đình có tiền của để bắt đi học, nên "kiếm người đi học mà như đi đánh giặc". Dù học nội trú, không tốn tiền, lại có tiêu vặt phí nhưng không mấy gia đình muốn con đi học. Sợ mất con, rất nhiều gia đình có tiền đã mướn người đi học thế.

Nghiệp làm thầy của ông Trương Vĩnh Ký để lại khá nhiều dấu ấn tốt đẹp. Một lớp khá đông học trò của ông, sau là những công chức mẫn cán của chế độ hoặc là những người có công lớn đối với nền văn học, văn hóa của nước nhà.

Nổi bật là các ông Trương Minh Ký (nhà báo, nhà văn, thầy giáo), Đặng Thúc Liêng (nhà báo, nhà văn), Nguyễn Khắc Huề (thầy giáo)...


Một trang sách giáo khoa của Trương Vĩnh Ký

Trường quốc ngữ đầu tiên ở Sài Gòn

Trước đó, trường dạy tiếng Annam viết bằng mẫu tự Latin đã được giáo sĩ Puginier Phước thành lập đầu năm 1860 mang tên d’Adran (nay là khuôn viên Trường Võ Trường Toản và Trưng Vương) khi giáo sĩ này phụ trách Tiểu Chủng viện Sài Gòn.

Và giáo sĩ Puginier Phước cũng là người thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây và dạy chữ quốc ngữ cho các giáo dân ở đây, trong số đó có Trần Tử Ca và Trương Minh Ký.

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Mê đắm sắc dục, một tật xấu đáng buồn


Tội dâm dục là một trong bảy mối tội đầu. Dâm dục là nói dối với người khác và nói dối với chính mình. Bài phỏng vấn triết gia Fabrice Hadjadj, giám đốc Viện Philanthropos ở Fribourg, Thụy Sĩ.

Người ta thường đồng hóa tội dâm dục với loại dâm dục phóng túng. Làm thế nào để xác định nó một cách tinh tế hơn?

Fabrice Hadjadj: Thói hư tật xấu luôn chống lại không những một đức tính khác mà còn chống lại một tật xấu khác. Đức hạnh là đỉnh của hai sườn dốc, nó đu dây giữa một tật xấu thái quá và một tật xấu nhỏ. Trong trường hợp ở đây, tật xấu thái quá là dâm dục và tật xấu nhỏ, chúng ta có thể gọi đó là lạnh lùng. Đức hạnh, là chế dục, không lạnh lùng hay kiêng khem, nhưng là hoa quả sung mãn của tình dục vì lợi ích cho con người. Vì thế sự trong trắng chiến đấu trong chính mình vừa với thói trụy lạc vừa không có nhu cầu tình dục, vừa chống phóng đãng vừa chống nghiêm nhặt. Khi dâm dục muốn biện minh cho nó, thì nó chơi trò tố cáo sự chế dục bằng cách đồng hóa chế dục với lạnh lùng. Nhưng chế dục là nồng nhiệt, ngay cả nó chính là khát vọng, trong khi dâm dục phá hủy khát vọng này. Hơn nữa Thánh Âugutinô còn so sánh chế dục với một phụ nữ xinh đẹp.

Chung quanh chữ “dâm dục” có một cái gì như loại truyền thống dân gian, cho cảm tưởng đó là tội tiêu biểu. Từ đâu có ý tưởng này?

Kiểu truyền thống dân gian này không đến từ Thánh Kinh: lỗi của ông Adong, thay vì bảo vệ bà Evà thì ông để bà một mình với con rắn. Nó cũng không đến từ các Giáo phụ: Thánh Grégoire Cả khi làm danh sách các mối tội đầu, ngài đã để tội kiêu ngạo là tội tiêu biểu và các tội về tâm linh thì nặng hơn là các tội về thể xác. Nếu tội dâm dục có một chỗ như thế, là vì nó kèm theo tất cả các hình ảnh, trong khi tội kiêu ngạo thì che giấu. Thánh Tôma Aquinô cho rằng, đây là tội dễ thấy nhất và hèn hạ nhất, vì nó mang thú tính. Tội thuộc về tâm linh thì rất khó thấy và nhiều người rơi vào đó, do ảnh hưởng của người dùng uy tín của mình để trở thành gu-ru hướng dẫn người khác.

Vậy thì vì sao có nhiều người có cảm tưởng các vi phạm đạo đức tình dục là chuyện mà Giáo hội lên án ngnhiêm khắc nhất?

Bởi vì chúng ta không biết cách nói về tình dục trong môi trường công giáo – không những ở môi trường công giáo mà còn ở các môi trường khác. Tình dục làm cho chúng ta xấu hổ: đó là nơi xảy ra hiện tượng ham muốn và mất kiểm soát, làm sao có thể nói đến “việc làm chủ nó”? Không chỉ là điều cấm kỵ của người thanh giáo để từ khước việc đi tìm các chữ cho một tâm sự thành thật. Cũng còn có cả chuyện tục tĩu phóng túng, lãng mạn khờ khạo và ngôn từ kỹ thuật-y khoa.

Còn Thánh Kinh thì nói khá thô thiển về tình dục: Abram làm điếm Sara, Giacóp có bốn vợ, Absalon lấy các bà vợ của Đa-vít, cha mình… Nhưng trên hết là sự khẳng định liên tục rằng nếu Chúa là nguồn gốc của tất cả sự sống, thì cuộc gặp gỡ của hai giới là tuyến gặp gỡ đầu tiên của Ngài. Chính từ đó, từ hành động của xác thịt phát sinh ra tất cả các nhân vật chính của Lịch sử. Chúng ta có thể hiểu rằng sự dữ luôn làm khô héo hoặc làm ô nhiễm nguồn này.

Ở đâu là bắt đầu chế dục, ở đâu là bắt đầu dâm dục?

Tình dục là nơi nó tuột ra khỏi chúng ta. Tội lỗi bắt đầu với mong muốn kiểm soát mọi thứ. Nếu chế dục gánh chịu được tình dục, nó không thể là một sự kiểm soát. Trái lại, nó dành tất cả vị trí của mình cho một ước muốn, mà chính ước muốn này đưa chúng ta đi xa hơn các kế hoạch của mình. Nó chỉ điều khiển xung năng để mang thêm không gian cho sự hấp dẫn.

Trong đạo đức của Giáo hội, chế dục trái ngược với biện pháp tránh thai, một biện pháp kiểm soát tình dục, để tránh bất kỳ hậu quả bi thảm nào. Người ta nói cho bạn: “Khi bạn từ chối biện pháp tránh thai, bạn sẽ có thảm kịch!” Và đúng vậy. Nhưng từ khi nào cuộc sống sẽ không là bi kịch? Khi chúng ta tránh được “bi kịch” có con, chúng ta rơi vào các bi kịch khác thấp hơn.

Dâm dục chắc chắn là lộn xộn, nhưng nó liên quan đến kiểm soát. Mọi thứ đều tầm thường hóa và không còn kịch tính: “Được, chúng ta đã ngủ chung, chúng ta sẽ không làm ra chuyện.” Trong khi sức mạnh của tình dục đúng là làm ra chuyện!

Việc tiêu thụ hàng loạt các sản phẩm khiêu dâm là một trong các xu hướng nặng nề trong sự phát triển các xã hội phương Tây. Ông có cho rằng dâm dục là tội của thời này không?

Nghịch lý thay, chúng ta sống trong thời buổi thuần thanh giáo hơn thời Trung cổ hoặc thời Phục hưng. Người phóng túng trước hết là người tự do, để tránh luật của ham muốn, tránh sự rối loạn của cưỡng hiếp, xã hội áp đặt một giao kết. Tất cả đều được cho phép, trừ điều thiết yếu, miễn là có ưng thuận. Nhưng làm thế nào để sáng sủa với sự hối hả của ham muốn? Để không tranh chấp thì vòng ôm phải là đối tượng của một ước tính hoặc một chương trình (điều này đã cho phép có ứng dụng Legal Fling). Do đó, xuất hiện loại “nội dung khiêu dâm an toàn”, biểu tượng của một thế hệ đã đi từ giải phóng tình dục qua #MeToo. Bên cạnh đó, chúng ta không được quên rằng X không có gì là xác thịt, nó là hình ảnh, là giao hợp trong ống nghiệm. Cần phải nghĩ rằng loại duy thanh giáo phóng túng này phát minh ra một loại dâm dục mới, dâm dục tự do, nơi mà ham muốn bị ngộp trong giao dịch của một giao kết hoặc cạn kiệt trước màn hình.

Trong bối cảnh hiện tại, thật khó để nói về mê đắm sắc dục mà không đề cập đến vấn đề lạm dụng tình dục. Có phải đó là một hình thức dâm dục không?

Trong lạm dụng tình dục, chính tình dục cũng bị lạm dụng. Đó là một hình thức của mê đắm sắc dục mà nguyên tắc vượt ra ngoài, trong lạm dụng quyền lực có hình thức chuyên quyền. Một xã hội hoàn toàn tự do, chỉ biết các cá nhân và gièm pha các thuộc về và các khác biệt liên thế hệ, thì xã hội đó phải chấp nhận ấu dâm. Tuy nhiên, xã hội không chấp nhận vì sự đồng ý của trẻ vị thành niên là vấn đề. Nhưng vì xã hội không muốn quay trở lại với khái niệm tự nhiên, cũng như không muốn thừa nhận các cá nhân trước hết là các đứa con, thì xã hội không có lý lẽ hợp lý để tố cáo tội ác này. Từ đó mới có hiện tượng hoảng loạn xã hội do nạn ấu dâm gây ra cho thời buổi chúng ta hiện nay: người dân cảm thấy thật khủng khiếp, nhưng không biết làm thế nào để chứng minh điều đó khởi đi từ các nguyên tắc điều hành xã hội của chúng ta.

Làm thế nào để chống lại tội dâm dục? 

Trong cuộc chiến chống lại sự dữ, đừng để sự kháng cự làm quên đi sự thúc đẩy tích cực hướng về điều tốt. Trước hết, đây không phải là chiến đấu chống lại xung năng, nhưng tương lai đang mở ra một lần nữa. Sự bảo vệ nền tảng, đó là hy vọng.

Đương nhiên, hành vi tình dục có hệ quả là mang lại sự sống. Nhưng nếu điều này rất tự phát ở động vật, thì nó lại khá phức tạp ở động vật biết nói. Con người phải có các lý do đồng thuận để truyền sự sống, hoặc ít nhất là một sự tin tưởng vào chính cuộc sống. Nhưng để có một niềm tin vào cuộc sống thì phải có một thái độ tôn giáo sâu sắc. Các tôn giáo lớn đều có điểm chung là đưa ra các đảm bảo để con người có thể đi đến cùng hành vi tình dục. Trong thực tế, những gì xảy ra dưới lưng quần đưa đến những gì cao nhất, và những gì tự nhiên nhất trong chúng ta đòi hỏi một hy vọng, có thể nói là một hy vọng siêu nhiên. 

Ông có tám người con. Ông nói gì với nhiều cặp vợ chồng muốn giữ sự kiểm soát của họ về tình dục mà ông tố cáo?

Khi có tám người con, chắc chắn phải có một phần vô thức. Dù sao, chắc chắn là không có khi nào tôi phụ thuộc vào sự xuất hiện của một đứa bé trong mục đích tính toán kinh tế, tôi chỉ có ước muốn vợ tôi và đây là ước muốn của cả hai. Nhưng tôi không nghĩ gia đình tôi là một gia đình gương mẫu. Nếu cuộc sống là một món quà, chúng ta không thể ca ngợi lập trình của một gia đình đông con.

Điều chắc chắn là nếu chúng ta tuân theo một tính toán hoàn toàn lý tính, chỉ có một đứa con thôi là đã quá nhiều, nó đã vượt quá sức chúng ta. Tất nhiên, bí ẩn của sinh sản đòi hỏi trách nhiệm và thận trọng, nhưng chúng ta phải nhận có một cái gì thoát ra ngoài dự đoán của chúng ta, và rằng đứa trẻ, khi nó ra đời, nó làm mới lại cái nhìn của chúng ta về thế giới. Dâm dục khóa chặt người tình vào chính họ, sự chế dục giải phóng tình dục của họ, làm cho họ trở nên người chồng và người cha.

croire.la-croix, Gauthier Vaillant, 2019-04-12
Marta An Nguyễn dịch






Một Kitô hữu Lào bị bắt và đánh đập vì là Kitô hữu

Vì Thập giá Đức  Kitô,  Agoon bị đánh đập
Vì Thập giá Đức Kitô, Agoon bị đánh đập 

Theo cảnh sát thì người thanh niên bị bắt vì chặt gỗ trong một khu rừng được bảo vệ. Nhưng theo người dân huyện Phin đó chỉ là cái cớ. Tại đây các quan chức hiếm khi áp dụng luật chống khai thác gỗ bất hợp pháp. Trong tù, cảnh sát đã tìm cách bắt buộc Agoon từ bỏ đức tin và đánh đập anh.

Cảnh sát tỉnh Savannakhet ở Lào bị cáo buộc là đã bắt giữ, đánh đập và giam giữ một thanh niên tên là Agoon. Một số nhân chứng cho biết anh bị bắt giữ như thế vì đã thực hành đức tin Kitô giáo.

Chính quyền thì cho rằng Agoon bị bắt vì đã chặt gỗ trong một khu rừng được bảo vệ, nhưng các nguồn tin địa phương khẳng định rằng thanh niên này bị bắt vì niềm tin tôn giáo. Một nguồn tin giấu tên nói với cảnh sát rằng anh ta và những người khác đã chặt cây trong rừng theo yêu cầu của trưởng làng thuộc huyện Phin. Người dân địa phương cho rằng các quan chức hiếm khi áp dụng luật chống khai thác gỗ bất hợp pháp.

Những người khác cũng trong nhóm chặt cây với Agoon không phải là Kitô hữu thì không bị bắt giữ; trong lúc đó anh lại bị bắt giữ và đánh đập. Trong tù cảnh sát đã cố buộc Agoon từ bỏ đức tin nhưng anh từ chối. Cảnh sát đã phản ứng lại thái độ cương quyết của anh bằng cách đánh anh nhiều hơn.

Một nguồn tin thứ ba cũng cho rằng cáo buộc phá rừng chỉ là cái cớ, bởi vì một vụ bắt bớ vì lý do đức tin sẽ gia tăng sự bất bình của các tổ chức quốc tế thúc đẩy tự do tôn giáo ở Lào. Một vụ vi phạm trước vụ này đã được đưa ra ánh sáng một tuần sau khi ba công dân Mỹ bị bắt giữ 10 ngày với cáo buộc phổ biến Kinh thánh và tài liệu Kitô giáo không có sự chấp thuận của chính quyền. Sau đó những người này bị trục xuất qua Thái Lan.

Mặc dù Hiến pháp của Lào tuyên bố bảo vệ tự do tôn giáo, nhưng chính quyền của đất nước Phật giáo coi Kitô giáo là "tôn giáo nước ngoài".

Ở Lào, người Công giáo chiếm khoảng 1,5% trong số 7,1 triệu dân. Có ba Giáo hội được công nhận: Hội thánh Tin lành, Hội thánh Cơ đốc phục lâm và Giáo hội Công giáo.

Có khoảng 400 cộng đoànTin lành đang hoạt động trên khắp đất nước, phục vụ tổng cộng khoảng 100.000 tín hữu. Cộng đồng Công giáo là một thiểu số nhỏ. Tình hình Giáo hội tại Lào vẫn còn tế nhị, vì chính phủ kiểm soát chặt chẽ các tôn giáo và chính phủ không có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Mối quan hệ khó khăn giữa Giáo hội và nhà nước tập trung nơi chính quyền địa phương và công dân.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Tin Mừng Chúa nhật 2 Phục Sinh - Lòng Thương Xót của Thiên Chúa

28-04-–-cn-2-ps-chua-nhat-ve-long-thuong-xot-cua-thien-chua

PHÚC ÂM: Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin". Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin!" Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2019 của HĐGM Việt Nam

Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2019 của HĐGM Việt Nam

Câu chuyện hoán cải cảm động của Tim Guénard - một Jean Valjean mới

trái tim yêu thương

Nếu Thiên Chúa can thiệp thì oán ghét trở thành điều không thể và mọi thứ đều được trải nghiệm như một món quà. Khi còn nhỏ, Tim Guénard, một Jean Valjean thực ngoài đời chứ không phải trong tiểu thuyết của Victor Hugo, là một thiếu niên sống lang thang trên đường phố và là một tên trộm vặt và không thể tin được, chính lúc đang ăn trộm, chàng trai Guénard đã gặp Chúa.


Trong buổi trình bày chứng từ mà Tim Guénard, nhà văn và giảng viên người Pháp tổ chức tại giáo xứ hai thánh Fabiano và Venanzio ở Roma, động từ “trộm cắp” là một trong những thành ngữ được lập lại nhiều nhất. Tim Guénard được so sánh với người trộm lành, người đã cướp thiên đàng từ Chúa Kitô chịu đóng đinh chỉ bằng lời cầu xin Chúa nhớ đến ông.

Ăn trộm tôn giáo

Ông Guénard kể: “Tôi luôn là một tên trộm, nhưng không còn trộm các đồ đạc vật chất. Tôi đã trộm những lời nói như “tôi yêu thương bạn, tôi thích bạn, tôi tự hào về bạn. Gia đình tôi vô thần và cả tôi cũng từng như thế. Và tôi đã “ăn trộm tôn giáo của những người có Chúa trong lòng họ”.

Tim Guénard là người cao to lực lưỡng, gương mặt vui tươi, một loại người tốt bụng cổ điển, thích sử dụng cách nói nghịch lý. Nhìn dáng vẻ của ông, người ta không thể tưởng tưởng rằng ông đã trải qua thời trẻ với những dấu vết của sự thù hận; không phải là một thứ thù hận chung chung nhưng là sự hận thù dữ dội đã khiến ông nghĩ đến việc giết cha của mình. Có thể khác được không đối với một cậu bé bị mẹ bỏ rơi khi mới lên hai, bị buộc vào một cây cột điện như một con chó nhỏ, rồi sau đó được người cha rượu chè đưa về nhà và một ngày kia bị đánh đập cho đến hôn mê? Ông chia sẻ: “Tôi là con, là cháu, là chắt của những người nghiện rượu, nhưng tôi sẽ không như vậy, để cho các con và cháu của tôi cũng không như thế. Họ đã đánh đập tôi nhưng tôi sẽ không đánh đập các con của tôi”.

Khi cậu bé Tim hồi tỉnh sau khi bị hôn mê, với đôi chân tê liệt, động lực duy nhất để chữa lành và sống vẫn là sự giận dữ vô cùng. Ông Guénard kể tiếp: “Tôi tự nhủ: tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho cha tôi, tôi sẽ lại bước đi, đến gặp và giết ông ta. Những người khác tiến bước với nhiên liệu của tình yêu, còn tôi thì với nhiên liệu của lòng hận thù”. Thực tế là cho đến tuổi trưởng thành, Tim chưa bao giờ cảm thấy được yêu thương. Tuy nhiên, xung quanh anh, trong các nhà tù và trại trẻ mồ côi nơi anh sống từng khoảng thời gian, anh nhận thấy rằng, đôi khi, mọi thứ lại xảy ra khác với những người khác. Ông kể: "Tôi phát hiện ra rằng người ta yêu thương nhau, giao tiếp bằng những lời tốt đẹp, nhìn nhau cách ngọt ngào, họ trao đổi quà tặng". Và Tim đã bị mê hoặc bởi những hình ảnh bình dị thoáng qua đó, rồi một ngày nọ, anh đã tìm được một tấm hình trong số những món quà đó: trên đó có in hình ảnh dành cho trẻ em. Ông kể: “Một con gấu bông dường như chào tôi. Mỗi ngày tôi thường nhìn vào mảnh giấy gói này. Vào buổi tối, tôi có ấn tượng rằng con gấu nói với tôi: chúc ngủ ngon".

Trong trại trẻ mồ côi, theo chu kỳ, nhiều đứa trẻ "trúng xổ số tình yêu" và cuối cùng được nhận nuôi trong một số gia đình. Đây không phải là trường hợp của Tim, và cuộc sống của anh tiếp diễn qua các nhà tù, nơi anh "ngày càng trở nên bạo lực để làm cho mình được tôn trọng", và trên các đường phố.

Jean Valjean mới

Chạy trốn đến Paris, trong một năm rưỡi, Tim ngủ trên đoạn đường dốc bên phải của tháp Eiffel. Trên băng ghế, anh kết bạn với ông Leon, người dạy cho anh đọc. Bị thúc đẩy bởi sự tò mò, Tim cũng tìm các tờ báo trong thùng rác. Một ngày nọ, anh tìm thấy trên thùng rác cuốn tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của văn hào Victor Hugo, và đó là một cú sốc đầu tiên đối với anh. Ông Guénard nói: "Jean Valjean là một người có cuộc sống tồi tệ, sau đó anh ta đã trở nên vững chãi. Cảm ơn Big Boss vì đã phát minh ra rác: ở đó tôi đã tìm thấy anh chị em của mình”.

“Nếu ngày nay tôi còn sống là nhờ cái nhìn tốt đẹp đó”

Những năm sau đó, Tim tiếp tục “ăn trộm” những mảnh tình người rải rác giữa tất cả những người mà anh gặp gỡ. Một ngày kia, trên đường đi kèm Tim ra tòa, một viên cảnh sát đã cho anh một nửa khúc bánh mì và nhìn anh “cách dịu dàng”. Tim chia sẻ: “Nếu ngày nay tôi còn sống là nhờ cái nhìn tốt đẹp đó”. Anh đã học nhìn thấy người mẹ mà anh chưa bao giờ có nơi một nữ thẩm phán và anh đã hứa với bà sẽ tặng bà tấm bằng tốt nghiệp mà anh rất vất vả mới đạt được. Sau đó, vì cần phải làm việc, anh đã xin bà cho anh lại tấm bằng đó.

Big Boss

Tim đã gặp Big Boss “Ông Chủ Lớn” như thế nào? Một ngày nọ, một người bạn "rất Kitô giáo", nói với Tim về Thiên Chúa; anh ta nói với Tim rằng "Chúa đến vì người nghèo"; người bạn này cầu nguyện cho Tim và sau đó, giới thiệu anh với một tình nguyện viên làm việc với người khuyết tật trong một cộng đồng của phong trào “Con Tàu” . "Tại sao bạn làm việc miễn phí?" Tim hỏi. Và anh ta trả lời: "Tôi làm điều này vì Chúa". Và Tim, thoạt nhìn, đã nghĩ: "Tên này đã hút thứ gì đó khá nặng ...". Sau đó, một cậu bé tật nguyền nói với anh ta: "Chúng ta hãy đi gặp Giêsu". Tim nghĩ rằng đó là tên Giêsu của một người Bồ Đào Nha mà anh biết trước đó không lâu. Sau đó Tim phát hiện ra rằng ngôi nhà của Giêsu đó là một nhà thờ, thực ra, chính xác là một nhà tạm đóng kín với khóa đôi; trước nơi đó, hàng trăm người đang trò chuyện với Người ... trong thinh lặng, khiến anh cũng nhanh chóng thinh lặng.

“Tha thứ không phải là quên mà là biết sống với quá khứ của mình”

Đó là câu chuyện về Tim Guénard, một người đàn ông được cứu chuộc, một "kẻ trộm" các ánh nhìn và tình yêu, mà đỉnh cao là sự tha thứ. Ông Guénard kết luận: “Nhờ có Big Boss, tôi đã có thể tha thứ cho cha mình, nhưng người đầu tiên tôi tha thứ là chính tôi. Ký ức của tôi ngăn cản tôi hiện hữu. Tha thứ không phải là quên mà là biết cách sống với quá khứ của mình”.

Phải chăng tình chỉ đẹp những khi còn dang dở ?



Thoạt nghe câu nói, chúng ta có thể nhận ra chúng như một triết lý sâu sắc về tình yêu, và chia sẻ chúng cho người khác như một kinh nghiệm của những mối tình đã qua trong đời. Thật ra, có một sự thật là con người ngày nay dễ dàng đánh giá hời hợt về cái đẹp trong tình yêu khi chấp nhận: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở mà quên mất những giá trị truyền thống bền vững trong tình yêu. Từ đó, họ cổ xúy cho một lối sống chỉ biết hưởng thụ khoái lạc trong giây phút hiện tại mà quên đi trách nhiệm của những người trưởng thành xây dựng hạnh phúc đời mình trong tương lai.

Dẫu biết rằng trong mỗi cung bậc tình yêu đều có cái đẹp riêng của nó, vì thế, chúng ta cũng cần biết đôi chút về quan niệm cái đẹp trong tình yêu của tác giả để có thể giải thích chúng trong một môi trường xã hội rộng lớn với chủ trương của một lối sống buông thả nơi con người thời đại. Câu nói này được rút ra từ bài thơ Ngập ngừng của thi sĩ Hồ Dzếnh. Chúng mô tả tâm trạng của một chàng thanh niên đang đứng đợi người yêu, và đếm thời gian theo từng nhịp kéo rít của điếu thuốc dần tàn. Trong lúc đó, chàng gợi nhớ lại trong ký ức về những kỷ niệm đẹp của hai tâm hồn đang yêu và có thể nói họ đã đạt đến đỉnhchạm đến đáy trong ngất ngây khi nói rằng: Thuở ân ái mong manh như nắng lụa. Sự mong manh ấy đã tan nhưng vẫn còn sống động trong ký ức chàng trai và nhủ thầm rằng: Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé. Như thế, đâu đó chỉ là cái đẹp trong trí tưởng tượng vì nếu nàng đến thật thì cũng tiếp tục hưởng lạc cái chóng qua. Cuối cuộc hành trình ấy chàng thốt lên: Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi ! Còn hai câu sau mà được nhiều người nhắc đến nhiều hơn cả:

… Tình mất vui khi đã vẹn câu thề

Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở…

Ở đây, chúng ta ghi nhận về cái đẹp của tình yêu nơi tác giả là nét đẹp trong ký ức đã qua và nó sẽ vỡ vụn trong thực tại khi lại giáp mặt người yêu. Trong thực tế cuộc sống, thông thường một điều gì đó được đánh giá là đẹp thì nó phải hoàn thành và hoàn tất trọn vẹn cách nào đó vì không ai cho rằng đẹp về một tác phẩm đang thực hiện dở dang, thế mà tác giả lại khẳng định Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở. Nghĩa là tình yêu của đôi trai gái chưa dẫn đến cuộc hôn nhân, vì đối với tác giả tình sẽ mất vui và đời chỉ đẹp khi còn dang dở hay chưa vẹn câu thề. Phải chăng có xu hướng đề cao lối sống phóng túng không biết đến trách nhiệm của hạnh phúc gia đình ? Nếu tình chỉ vui và đẹp khi chưa lấy nhau thì sau khi vẹn câu thề, người ta sẽ cảm nhận thế nào về tình yêu ? Nếu chỉ có một cái được cho là đẹp những khi còn dang dở thì lúc tình yêu tròn đầy sẽ không là đẹp ? Có thể nói, đây là một phát súng bắn vào chính trung tâm của cõi lòng những người đang sống đời hôn nhân.

Một sự thật mà chúng ta ít để ý nhưng chúng lại gây nên một hậu quả tai hại là những bộ phim tình cảm chúng ta đang xem. Thật vậy, nếu chỉ dừng lại việc học hỏi trong từng thước phim về những cách đối nhân xử thế ở đời thì đây là một điều đáng hoan nghênh nhưng một khi người ta đem những lý tưởng (đẹp và hay như phim) mà đối chiếu vào trong thực tế vốn gai góc của đời sống hôn nhân, họ sẽ vỡ mộng. Khi đó, một người nghiện xem phim sẽ là cách khiến họ xa rời thực tại; họ xem phim mà quên cả bổn phận làm cha làm mẹ…trong gia đình. Đây cũng là một phiên bản của nét đẹp tình yêu trong trí tưởng tượng. Độ dài của tình yêu ấy chỉ được đo bằng những giây phút quấn quýt bên nhau và mức độ của tình yêu ấy chỉ đếm bằng những nụ hôn vụng trộm đêm này. Và thế mới là tình chỉ đẹp khi còn dang dở ! Nét đẹp nguệch ngoạc này chỉ là sản phẩm thưởng ngoạn cho những kẻ xem thường nội dung bên trong.

Chúng ta thấy rằng khi sống với tình yêu mơ mộng như thế, người ta chỉ đánh giá chúng đẹp theo cảm tính nhất thời. Cảm tính thì thoáng qua, và người nào quá bám chặt vào những hời hợt bên ngoài như thế không thể nhìn sâu vào thực tại, đặc biệt là nét đẹp của mầu nhiệm tình yêu. Dẫu biết rằng tình yêu cần một chút lãng mạn nhưng chính tính cách thực tế mới đem lại cho tình yêu nét đẹp chân thật. Vì thế, những người yêu nhau cần diễn tả tình yêu của mình cách lãng mạn và chân thành. Có thế, nét đẹp trong tình yêu sẽ bền vững theo thời gian, nồng nàn trong mức độ và thủy chung một lòng.

Quan sát và tìm hiểu về tình yêu của giới trẻ ngày nay, chúng ta dễ nhận ra thái độ sống của một tình yêu vụ lợi: từ lối “sống thử” góp gạo nấu cơm chung đến việc thoái thác trách nhiệm sau những lần trao thân, hậu quả còn đó, họ đổ lên đầu thai nhi vô tội chưa biết kêu oan. Hoặc những cuộc tình chớp nhoáng qua một lần gặp gỡ, họ hẹn nhau tại nhà nghỉ rồi ngủ qua đêm, còn cảm ơn nhau vì đã để lại cho nhau một cảm giác mới lạ…Sau những va vấp ấy, họ thốt lên: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Và khi bàn đến chuyện kết hôn để sống lâu dài, họ lại thốt lên: Tình mất vui khi đã vẹn câu thề. Đã đến lúc, chúng ta cần đặt lại vấn đề: Đâu là tiêu chuẩn đánh giá nét đẹp thật sự trong tình yêu ?

Có thể nói, mỗi thời người ta quan niệm khác nhau về nét đẹp. Hơn nữa, tình yêu vốn đa sắc diện, nên chúng ta không thể áp đặt một chuẩn mực nào cố định. Đó là chưa nói đến yếu tố độc đáo của mỗi nhân vị vì mỗi người có quan niệm về tình yêu khác nhau, đồng nghĩa với việc họ đánh giá cái đẹp khác nhau và có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc cá tính, tư chất hay kinh nghiệm trải đời của mỗi người. Ở đây, chúng ta chỉ mô tả những đặc tính có thể quan sát được trong nền văn hóa vốn khép kín mà chúng ta đang thừa hưởng.

Ngày xưa, lúc mới yêu nhau, họ tỏ tình rằng: anh thật lúng túng và rung động khi bắt gặp ánh nhìn hút hồn của em, hoặc nét cười của anh đã làm em xua tan mọi phiền muộn…Đó có thể là những câu nói bá đạo trong thời say nắng. Lúc này, chưa ai có thể lượng giá mức độ đúng đắn của tình yêu, nhưng khi lấy nhau nhiều năm rồi, những lời tỏ tình dường như mất hẳn, tình yêu trở nên buồn tẻ, mọi xung đột hay mâu thuẫn dễ bị hai người giải thích sai lạc và dẫn đến đổ vỡ. Đôi khi, họ còn gắn kết với nhau chỉ vì mấy đứa con.

Chúng ta đã nhận ra phần nào sự tẻ nhạt và đơn điệu trong tình yêu, nguyên nhân đến từ thái độ xem thường: thương quá hóa thường. Tất nhiên, một khi đã lấy nhau, người ta không cần đến những câu tỏ tình chém gió nữa, nhưng không vì thế, chúng ta bỏ qua cả những lời nói khích lệ, những câu thăm hỏi thể hiện sự quan tâm…đôi khi chúng là cơ hội giúp tình yêu được củng cố cách nào đó, ngoài ra, chúng có thể là dịp giúp hai bên mở lòng và trải lòng mình cho những vấn đề còn tồn đọng giữa hai người. Có thế, chúng ta mới nhận ra tác dụng tích cực của ái ngữtrong tình yêu cách riêng và trong đời sống nhân bản nói chung. 

Nếu như những lời ái ngữ còn đem lại những khoảnh khắc thoải mái sảng khoái cho bầu khí gia đình thì hành động cụ thể sẽ mang lại một giá trị nhất định tối ưu trong tình yêu. Đôi khi cả hai vợ chồng cùng đi làm về muộn, đã thấm mệt, nếu cứ bỏ mặc vợ lo chuyện bếp núc mà chồng cứ đọc báo xem phim thì quả là khó chịu. Một ngày, hai ngày rồi cũng qua nhưng đến một lúc không chịu nổi thì chuyện gì sẽ xảy ra. Thật đẹp biết bao ! Nếu vợ đang lo chuyện cái ăn trong nhà thì chồng lại xem bài vở cho con hoặc quét dọn đồ đạc trong nhà…thì có phải gánh nặng như được chia sẻ và tình thương nhân lên gấp bội không ?!

Chúng ta sẽ khám phá thêm nét đẹp trong tình yêu dưới góc cạnh của những đặc tính mà những người yêu nhau cần có, khi trải qua những sóng gió trong đời. 

Chúng ta đã biết nghệ sĩ ưu tú và đạo diễn đa tài Vũ Thành Vinh, Giám đốc truyền thông Khang, người đã đứng ra tổ chức các show diễn Hài Xuyên Việt mà chúng ta đã từng thưởng thức, và để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng khán giả một thời. Trong cuốn sách Sự Sống giá bao nhiêu?, anh đã chia sẻ một cuộc vật lộn với cái chết từ một con virút lạ trong phổi.

Trong khi con người đạt được những thành công lớn trong đời, thông thường người ta sẽ khó chấp nhận một hung tin, đừng nói gì đến bạo tin về một cái chết gần kề của người phối ngẫu. Thế mà, vợ của chàng là Thùy Nga đã chứng tỏ tình yêu của mình bằng cách tìm mọi phương tiện tốt nhất để cứu lấy mạng sống của chồng, để giữ lấy tình yêu. Và cuối cùng tình yêu lại mỉm cười với cô. Nếu chỉ bám vào nét hào hoa phong nhã của người chồng mà nay mưu toan bị cướp lấy do cơn bạo bệnh thì cô có thể đã buông xuôi và bỏ cuộc. Trái lại, một tình yêu đích thực sẽ tìm mọi cách để giải quyết mọi sự trong hy vọng và bình an. Ở đây, chúng ta có thể nhận ra hai nét đẹp: từ phía người chồng là sự tin tưởng và tính lạc quan, nơi người vợ là lòng can đảm và tình thương yêu xả thân vì chồng và các con. Chính những nét đẹp này đã cứu mạng sống của chồng và làm tăng thêm hương vị đậm đà và nồng nàn trong tình yêu. Giờ đây, tôi mới hiểu phần nào câu nói của cha Anthony de Mello: “ Những kinh nghiệm khoan khoái làm cho đời sống được vui thú. Còn những kinh nghiệm đớn đau thì giúp người ta lớn lên” (Thức tỉnh tr.128).

Thật vậy, những thành công mà họ gặt hái được có thể đem lại cho đời sống họ những vui thú nào đó để góp vào tiếng cười trong gia đình, còn những kinh nghiệm đau thương đến mức gần kề cái chết, vượt qua được nó, sẽ giúp tình yêu lớn lên. Để thấy rõ hơn về sự lớn lên của tình yêu qua câu nói của nhà linh hướng tâm linh kia, chúng ta cần dừng lại lâu hơn. Nếu những vui thú trong đời chỉ củng cố tình yêu vốn có như cách thêm gia vị cho phong phú tình yêu và điều này cần phải được tiếp tục tài bồi bằng những lý do khác cho niềm vui khác nữa thì khi tình yêu trải qua những đau thương và gian khổ đến mức tưởng chừng như khánh kiệt và đến hồi kết thúc, ấy là lúc tình yêu được lớn lên, miễn là họ vẫn sát cánh bên nhau. Khi khó khăn mới biết đâu là bạn hiền, cũng vậy, lúc gian khổ mới biết đâu là người tình thủy chung. Từ đây, họ vừa là ân nhân của nhau để tôn trọng nhau suốt đời, vừa là tình nhân của nhau để sống trọn đời bên nhau. Qua những cuộc thăng trầm trong tình yêu như thế, họ sẽ luôn trân trọng từng niềm vui chắt chiu được và tận hưởng nó với tất cả lòng biết ơn vào Đấng Tạo Hóa, và nếu có đau khổ đến mức nào, họ vẫn sống hy vọng vào một tương lai tốt đẹp nơi Thiên Chúa quan phòng. Có thế, tình yêu của họ mới thực sự là một bí tích mà qua đó, Chúa chúc lành cho họ.

Đến đây, tôi cũng nhớ lại câu chuyện khá thú vị về người đàn ông được chữa lành nhiều căn bệnh oái ăm tại Giáo điểm Tin Mừng của Cha Giuse Trần Đình Long. Anh kể lại cho mọi người về nhiều chứng bệnh mà anh phải trải qua một năm trời tại mấy bệnh viện tại Sài gòn. Trong thời gian đó, anh phải tự xoay xở mọi sự từ viện phí đến việc đi lại. Còn vợ anh theo đạo Công giáo thì bỏ mặc anh chống chọi một mình, ở nhà, chị chỉ biết đi coi bói mà xem thời vận chồng con ra sao. Cuối cùng, trong lúc anh nằm viện lại có người giới thiệu anh đến Giáo điểm cầu nguyện, vì theo đạo Phật, anh vốn thận trọng nhưng cuối cùng cũng xiêu lòng vì mang bệnh nên vái tư phương. Kết cục, anh đã được chữa lành qua việc đặt tay và uống nước đã được làm phép ở chỗ cha Long Lòng Thương Xót. Khi làm chứng vào dịp 8/3/2019 ngày quốc tế phụ nữ, anh làm thơ tặng vợ và mọi người như một lời tha thứ cho vợ và chúc mừng vợ cũng như các phụ nữ khác. Ở đây, chúng ta thấy nét đẹp trong tình yêu, đó là sự tha thứ của người chồng. Quả thật, người ta dễ dàng tha thứ cho nhau vì đã trải qua một cuộc chữa lành và được tha thứ từ Trời Cao. Một tình yêu đẹp cần được vun trồng bằng những hạt gống từ tâm, bao dung tha thứ được chứng giám từ ánh mắt của Đấng hằng ban ơn giúp sức cho người yếu đuối rã rời.

Còn nhiều nét đẹp khác trong tình yêu sẽ là dịp để từng người viết ra bằng chính kinh nghiệm bản thân. Chúng ta biết rằng cứ mỗi dịp được chia sẻ kinh nghiệm về tình yêu gia đình là mỗi lần chúng ta làm sống động lại ký ức về những niềm vui và đau thương, niềm vui giúp thêm lòng an ủi để bước tới, còn đau thương là cơ hội nhắc nhớ về một cuộc chữa lành giúp tình yêu ấy lớn lên với một ý thức Chúa luôn đồng hành.

Tình yêu tự chúng vốn tốt đẹp nên không cần ai tô vẽ thêm, chỉ có điều là những người sống trong tình yêu cần trân trọng những giá trị tinh thần truyền thống để không hủy diệt tình yêu, trái lại, để có thể đi sâu và đi lâu bên nhau hầu khả dĩ cảm nghiệm những nốt thăng trầm của một bản nhạc du dương mà Tạo Hóa đã kết hợp làm một. Có thế, tình yêu sẽ đẹp ngay từ những buổi đầu gặp gỡ rồi kéo dài và hăng nồng khi lấy nhau cho đến khi đơm hoa kết trái là những đứa con mà hai tâm hồn mong đợi. Khi ấy tình yêu sẽ đẹp hơn vì chúng làm phát sinh những mầm sống mới, khi hai tâm hồn được sống kinh nghiệm đồng sáng tạo với Thiên Chúa trong đời. Khi đó, đời sống tình dục và việc chăn gối của hai người đã được biện minh trong bậc sống hôn nhân gia đình. Và tình yêu chỉ đẹp khi nó được sống động và lớn mãi nhờ sự chúc lành của Đấng Tối Cao. Đây chính là nét đẹp của Bí tích Hôn nhân mà Giáo hội muốn mời gọi mọi con cái mình sống và làm chứng tô đẹp cuộc đời.

EYMARD An Mai Đỗ O.Cist. 
(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Hội đồng Giám mục Việt Nam: Khai mạc Hội nghị thường niên kỳ I/2019 tại Bãi Dâu

Hội đồng Giám mục Việt Nam: Khai mạc Hội nghị thường niên kỳ I/2019 tại Bãi Dâu

Tối thứ hai, 22/4/2019, trong niềm vui của Mùa Phục Sinh, các thành viên Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã qui tụ và cử hành giờ Chầu Thánh Thể và Kinh Tối tại Nhà nguyện Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu, giáo phận Bà Rịa.

Tất cả 30 giám mục của 27 giáo phận đã hiện diện và tham dự Hội nghị thường niên kỳ I/2019 diễn ra từ 22 đến 26/4/2019. Tham dự Hội nghị còn có Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - nguyên Tổng Giám mục Hà Nội và Đức cha Laurensô Chu Văn Minh - nguyên Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội.

Hội nghị hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam đến thăm và hiện diện. 

Sau Thánh lễ Khai mạc sáng ngày 23/4, toàn thể Hội nghị đã chúc mừng giáo phận thứ 27 và Đức cha tiên khởi của giáo phận Hà Tĩnh, mừng các vị chủ chăn mới của các giáo phận: Hà Nội, Vinh và Long Xuyên.

Hội nghị thường niên lắng nghe vị Đại diện Toà Thánh chia sẻ những thông tin, đề tài của Giáo hội hoàn vũ và những quan tâm của Giáo hội địa phương; Chủ tịch HĐGM tường trình về Hội nghị bảo vệ trẻ em do Toà Thánh tổ chức vào tháng 2 vừa qua; quý Đức cha phụ trách các Uỷ ban chuyên trách cũng sẽ trình bày những sự vụ liên hệ đến phụng tự, giáo dục, giáo lý, truyền giáo... Hội nghị cũng sẽ bàn thảo về chương trình và chủ đề mục vụ chung cho Hội Thánh tại Việt Nam trong những năm sắp tới 2019-2022.

Xin các thành phần Dân Chúa cầu nguyện cho Hội nghị đạt được hoa trái như lòng Chúa mong ước. 

Văn phòng Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam

Doanh nhân Công giáo: Mừng Chúa Phục Sinh và trao học bổng Tôma Thiện năm học 2018 - 2019


Giới Doanh nhân Công giáo (DNCG) đã mừng Chúa Phục Sinh và trao Học Bổng Tôma Thiện lần II năm học 2018-2019 cho 233 em sinh viên(SV) Công giáo vào lúc 9g ngày 21.4.2019 tại hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn (TGP SG).

Hiện diện có: Linh mục (Lm) Giuse Tạ Huy Hoàng – Linh hướng DNCG; Lm Gioan Lê Quang Việt – Trưởng Ban Mục vụ giới trẻ TGP SG; Lm Giuse Hoàng Duy Cường, OP – Đặc trách sinh viên Lưu xá Đaminh, Lm Giuse Vũ Hải Bằng – Phó đặc trách Lưu xá; Ông Phêrô Đỗ Tiến Sĩ - Trưởng Ban Đại diện Giới DNCG và BĐD, cùng khoảng 70 DNCG và gần 250 em sinh viên. Ngoài ra còn có sự hiện diện của PGS. TS. Manuel Clavel, giảng viên về công nghệ thông tin.

Chương trình gồm các phần: Thánh lễ, thuyết trình, trao học bổng (HB) Tôma Thiện và phát biểu của các nhà tài trợ.

Thánh lễ

Thánh lễ Đồng tế mừng Chúa Phục Sinh do Lm linh hướng DNCG chủ sự.

Lời dẫn lễ đã hướng đến niềm hân hoan mừng Đại lễ Phục Sinh: “Đức Kitô đã chết và đã sống lại để cứu độ toàn thể nhân loại cũng được sống lại với Ngài trong ngày sau hết. Xin Chúa thắp lên trong tâm hồn tín hữu Ánh sáng Phục Sinh để mọi người trở nên dấu chỉ Tình Yêu Chúa Kitô và can đảm làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày. Xin cho các em SV biết sử dụng học bổng như nén bạc Chúa trao để đem lại lợi ích cho xã Hội và Giáo hội.”

Trong bài giảng, từ ý chủ đạo “Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết”, Lm chủ sự đã triển khai để có thể sống các mối tương quan, trong mọi môi trường của cuộc sống. Lm đã kể một câu chuyện có thể giải đáp về vấn đề một bên là Thiên Chúa toàn năng, một bên là sự tự do của con người. Thánh Augustinô nói: "Thiên Chúa dựng nên con người không cần con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người".

Kết thúc bài giảng Lm nói lên niềm xác tín: “Mầu nhiệm Chúa Kitô chết và sống lại là sự thật! Ngài hứa ban sự sống đời đời cho những ai tin vào Ngài. Xin cho mầu nhiệm Phục Sinh nên sức mạnh cho chúng ta, thúc bách chúng ta sống làm người tử tế, đầy nhiệt huyết mang lại lợi ích cho Giáo hội và xã hội.”

Kết thúc Thánh lễ, Lm chủ tế đã ban phúc lành của Thiên Chúa, đặc biệt trong ngày Đại lễ Phục Sinh. Cùng với ca đoàn, tất cả mọi người đã cùng hân hoan hát vang bài “Alleluia! Hát lên người ơi”.

Khai mạc phần trao học bổng

Phần hai, được bắt đầu lúc 9g45 với bài hát “Vòng tay Giêsu” cùng với vũ điệu đã làm sôi động bầu khí tươi vui trong toàn hội trường. Một tràng pháo tay nồng nhiệt đã vang lên chào đón sự trở lại hội trường của các Lm, các DNCG, các bạn cựu SV và 233 SV nhận học bổng của lần II năm học 2018 – 2019.

Ông GB. Nguyễn Quang Trung - Phó BĐD, đại diện BĐD DNCG đã phát biểu. Ông đã nhắc nhớ việc Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn sáng lập Quỹ học bổng Tôma Thiện vào tháng 6 năm 2000. Ông cảm ơn đến Lm Gioan Lê Quang Việt, Ban cố vấn, những DNCG, là những người đã đồng hành với các sinh viên hơn 18 năm qua. Đặc biệt tri ân tất cả các ân nhân đã đóng góp cho Quỹ học bổng Tôma Thiện (QHB). Đại diện sinh viên đã kính trao vòng hoa tri ân đến Lm linh hướng DNCG, Lm Gioan và quý ân nhân.

Thuyết trình của Lm Gioan

Lm Gioan đã đi từ Tông huấn “Christtus vivit” (Đức Kitô đang sống) của Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Phanxicô để trình bày cách ngắn gọn chủ đề: “Ơn gọi và nghề nghiệp”.

“Bình thường, khi nói đến hướng nghiệp là nhắm chính yếu đến công việc nào có thể sinh nhiều lợi nhuận (tiền). Tuy nhiên, đó chưa đủ để giúp con người đạt được hạnh phúc. Chính vì thế ĐGH Phanxicô muốn chúng ta tìm hiểu về ‘Ơn gọi nghề nghiệp’, mà ‘mục tiêu cuối cùng’ đạt được điều Chúa mong muốn nơi con người là sống hạnh phúc dồi dào trong Đức Kitô.

‘Đức Kitô đang sống’ trong nghề nghiệp, trong mọi phác thảo chương trình sống của chúng ta. Dựa vào Tông huấn, hướng nghiệp của sinh viên là tìm hiểu khả năng, sở trường, sở thích; là tìm ra “Ơn gọi nghề nghiệp”. Sứ mạng của chúng ta là dấn thân hết mình trong nghề nghiệp, sao cho phát huy cách tốt nhất khả năng của chúng ta; đem lại hạnh phúc không chỉ cho bản thân chúng ta mà còn cho tha nhân, như Chúa muốn. Vì vậy, việc chọn nghề rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến tính cách của con người rất nhiều.

Tư tưởng của Thiên Chúa cao hơn tư tưởng của chúng ta. Khi phác thảo kế hoạch nào đó, ta tự hỏi tầm nhìn của mình có kết nối với tầm nhìn của Thiên Chúa không. Ba yếu tố cần phải kết nối và phân định khi hướng nghiệp: Giỏi – Tiền – Tin, để làm sao lắng nghe được tiếng Chúa muốn mình làm gì, để nghề nghiệp mình làm trở nên ý nghĩa và sự viên mãn sâu sắc.”

Đề cao tấm lòng các DNCG, Lm Gioan nói: “Quý doanh nhân đã nghĩ tới tha nhân, tới các em sinh viên trong công việc kinh doanh của mình, làm cho nghề nghiệp của mình trở nên ý nghĩa như Chúa muốn.” Đối với SV, qua những gì Lm Gioan chia sẻ trong Tông huấn của ĐGH, ngài muốn các SV khám phá ra tiếng Chúa qua “Ơn gọi nghề nghiệp” của bản thân. Sau cùng, Lm Gioan ước mong mọi người hãy lắng nghe tiếng Chúa giữa muôn ngàn tiếng nói khác và hãy cam đảm làm theo điều Chúa muốn.

Trao học bổng và phát biểu của các nhà tài trợ

Quý Lm và các nhà tài trợ đã lần lượt trao học bổng cho 233 SV.

Tiếp theo, ông Phêrô Trương Anh Tuấn và ông Felic Nguyễn Đức Tài đã gởi đến SV Gia Đình Tôma Thiện những lời khuyên quý báu xuất phát từ sự yêu thương, từ những kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như nghề nghiệp và nhất là từ niềm tin vào Thiên Chúa.

Tiếp theo, ông Giacôbê Hồ Anh Minh – Phó BĐD DNCG, đã giới thiệu về kênh Tuyển dụng nhân sự vào các doanh nghiệp của DNCG, trên trang web: <doanhnhanconggiao.com>. Mục đích là giúp các doanh nghiệp của Giới DNCG kết nối nghề nghiệp với các sinh viên trong Gia đình Tôma Thiện đã ra trường.

Trước khi kết thúc chương trình, SV Nguyễn Thị Tuyết Ngân đã đại diện SV GĐ Tôma Thiện cảm ơn quý Lm, quý tu sĩ, các cô chú DNCD, quý ân nhân, Ban cố vấn đã đồng hành với các SV, giúp các SV được phát triển toàn diện.

Kết thúc chương trình, Lm linh hướng DNCG cùng các Lm tham dự đã ban phép lành kết thúc chương tình. Sau đó, các Lm, các DNCG và sinh viên đã có bữa cơm thân tình mừng Chúa Phục Sinh.

Trải qua gần 19 năm, Giới DNCG đã cố gắng ngày càng có nhiều tấm lòng hảo tâm dành cho QHB và đồng hành với các SV trong Gia Đình Tôma Thiện; giúp các em sinh hoạt và phát triển toàn diện, trở thành những người như lòng Chúa mong muốn trong lòng xã hội và Giáo hội.

Năm nay, có sự đồng hành rất tích cực của DNCG Trẻ (YAC) với các sinh viên, và có sự cân nhắc kỹ lưỡng đối với các SV có hoàn cảnh đặc biệt, vượt khó vươn lên trong học tập, nên đã tuyển lựa 233 SV trong số 400 hồ sơ ứng tuyển để nhận Quỹ học bổng Tôma Thiện.

Mỗi lần, SV nhận được số tiền là 5 triệu, mỗi năm xét duyệt 2 lần. Nhà tài trợ cho 50% học bổng hằng năm là vợ chồng Chủ tịch HĐQT công ty Hoàng Quân: Ông Phêrô Trương Anh Tuấn và vợ, Maria Nguyễn Thị Diệu Phương. 50% học bổng còn lại trích QHB Tôma Thiện của DNCG do nhiều DNCG đóng góp.

Nhân buổi Lễ này, các Lm đặc trách Lưu xá Đaminh cũng kêu gọi sự giúp đỡ của DNCG trong việc xây dựng Lưu xá là nơi trú ngụ cho các sinh viên Công giáo các tỉnh về học tại Sài Gòn.

Tiến Hương

Cha Pietro Sigurani, linh mục được ơn hoán cải từ người nghèo

Bác ái không chỉ vật chất nhưng từ con tim

Mỗi ngày tại nhà thờ Thánh Eustachio ở trung tâm Rôma, có một linh mục tự tay dọn bàn cho người túng thiếu; và bây giờ cha đang hoàn thành Ngôi nhà Lòng thương xót, với các quán bar và vòi hoa sen cho người vô gia cư. Cha nói: Bác ái phải từ con tim chứ không chỉ hành động.

Bữa ăn trưa bác ái

Ở trung tâm lịch sử Rôma, gần đền thờ Pantheon, có một "vương cung thánh đường bác ái" đang hoạt động. Đó là vương cung thánh đường Thánh Eustachio, nơi từ sáu năm qua có điều không bình thường xảy ra: mỗi ngày, một số bàn được đặt ở cuối lối đi và bữa trưa được cung cấp cho người nghèo trong khu vực. Sáng kiến này được nảy sinh từ cha Pietro Sigurani, 83 tuổi, 59 năm linh mục. Cha Sigurani mất cha năm 8 tuổi trongThế chiến thứ hai. Cha nhớ lại: "Chúng tôi là những người sống sót sau cuộc chiến. Tôi đã chăm sóc rất nhiều người nhập cư và người nghèo, vì đã phải chịu đói, là người tị nạn chúng tôi hiểu hoàn cảnh của những người di dân".

Vậy mà có ai đó đã không đồng ý với việc làm của cha; cách đây ít lâu, một tấm bảng xuất hiện trên cổng của vương cung thánh đường với hàng chữ: "Kính thưa cha, nhà thờ là nhà của Chúa, không phải là người nghèo !!! Cha sẽ phải trả lời trước Chúa vì sự phạm thánh trong nhà thờ này». Cha Pietro không tháo gỡ nó.

Khi được hỏi về tấm biển đó cha Sigurani nói: «Tôi không kết tội: Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đừng xét xử thì sẽ không bị phán xét. Bản thân tôi, một thời gian trước, tôi cũng sẽ cư xử như vậy. Để đi vào tinh thần Tin Mừng không dễ. Lúc đầu, tôi cũng tham gia với người nghèo như một ân nhân tìm kiếm lòng biết ơn. Sau đó, họ đã làm tôi thay đổi. Người nghèo đã dạy tôi rằng phục vụ với một con tim tự do hoặc không phục vụ gì cả. Nếu tôi trao cho người nghèo một đĩa mì, người nghèo phải cảm nhận từ cách tôi đưa thức ăn cho họ như tôi đang trao cho chính tôi. Và, nếu người này muốn uống cà phê, tại sao không đi và cùng uống với họ, trao đổi nói chuyện với nhau?"

Bác ái là sự quan tâm và con tim, không phải là bố thí vật chất

Cha chia sẻ: «Tôi nghĩ rằng cần phải có một bước nhảy vọt về chất lượng trong hoạt động bác ái, đưa nó vào trung tâm đời sống con người. Làm từ thiện có nghĩa là cung cấp một dịch vụ để phục hồi nhân phẩm cho người đó. Nếu tôi tập trung người nghèo trong những căn phòng lớn mà không có vòi sen hoặc nhà vệ sinh không đủ, tôi có đối xử với họ theo nhân phẩm không? Mục đích khó khăn là mọi người nghèo đều nhận ra phẩm giá của chính mình. Chúng ta không phải tạo ra những khu vườn động vật cho người nghèo, mà phải giúp họ quay trở lại để tự chăm sóc bản thân và, nếu có thể, để sau này họ trở lại tiếp tục giúp những người khác".

"Ở Rôma, có rất nhiều cơ sở hỗ trợ, nhưng thường sử dụng các khoản đóng góp công cộng ... và nếu tôi cho người nghèo thức ăn, nhưng tôi làm điều đó để cho thấy trong cộng đồng số lượng bữa ăn được phân bổ để được hoàn trả, tôi đã làm gì? Không có gì cả. Và tôi bị tống tiền: tôi không thể nói được nữa. Đây là lý do tại sao Giáo hội phải quay trở lại thi hành việc bác ái với đức ái. Và rồi chúng ta sẽ được tự do, chúng ta sẽ không làm thương mại với người nghèo".

Ý nghĩa của việc quay trở lại "làm từ thiện với bác ái"

Cha nói tiếp: "Đức Hồng Y Bagnasco cho biết ở châu Âu có khoảng 100 triệu tình nguyện viên ... Vậy làm thế nào mà châu Âu lại trở nên phân biệt chủng tộc? Câu trả lời là bởi vì chúng ta đã quản lý tiền công. "Làm từ thiện bằng tình yêu" có nghĩa là tôi mở không chỉ ví, mà cả trái tim".

"Chúng ta bị kiệt sức bởi những công trình vĩ đại. Chúa Giêsu bảo chúng ta là một hạt cải, một hạt muối, một nhúm men, một ngọn lửa ... không cần phải làm mọi thứ. Chúng tôi làm những gì có thể với bác ái, và chúng tôi vẫn tự do. Tự do khích động nhà nước, tự do khuyến khích nhà nước thành lập trợ giúp xã hội chân chính và nghiêm túc. Nhà nước có thể làm điều đó, và cũng có thể sẽ tăng việc làm. Nếu điều đó xảy ra, Giáo hội có thể quay trở lại để chăm sóc những người bị loại bỏ trong số những người bị vứt bỏ, cũng như cha Guanella, Mẹ Teresa. Và chúng tôi đi đến những người bị loại bỏ trong số những người bị loại bỏ. Tôi nghĩ rằng đây là suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô".

Ngôi nhà thương xót

Cha Pietro cho biết đây là một nơi dừng chân ấm cúng dành cho người nghèo với quầy bar, vòi hoa sen, phòng giặt, phòng máy tính và phòng y tế ...Nhưng không có tivi, vì họ phải nói chuyện với nhau. Những công việc này là kết quả của lòng bác ái của người dân. Cha đã có 300 nghìn euro, vẫn còn thiếu 80 nghìn, nhưng cha tin chúng sẽ đến. Ở đây cha không tổ chức bất cứ điều gì, thậm chí không ăn trưa. Khi được hỏi hôm nay sẽ có tình nguyện viên chứ? Cha trả lời “Tôi hy vọng! Trong nhiều năm chưa bao giờ vắng bóng họ. Đó là một cách khác để nhận thức mọi điều, bởi vì chúng ta bị bệnh với tầm nhìn xa và chúng ta không còn sống trong sự Quan phòng của Thiên Chúa. Nếu chúng ta bắt đầu sống trong sự Quan phòng của Thiên Chúa... mọi người sẽ bắt đầu nói: "Chúa ở đó". Ở đây nhiều người đi qua và nói với chúng tôi: "Tôi không phải là tín hữu, nhưng nhà thờ này đầy người nghèo được phục vụ và ăn uống một cách trang nghiêm khiến tôi phải suy nghĩ».