Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Tin Mừng Chúa nhật IV thường niên - Năm B

PHÚC ÂM: Mc 1, 21-28
"Ngài giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Đến thành Capharnaum) ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: "Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi và ra khỏi người này!" Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái gì vậy? Đấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người". Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.
Nguồn: http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=9669

CHÚC MỪNG LỄ THÁNH GIOAN BOSCO - Bổn mạng Giáo khu 1



Vào ngày 8 tháng 12, logo chính thức của việc mừng 200 năm sinh nhật của Don Bosco được phát hành. Logo này sẽ cùng song hành với tất cả các lễ nghi và các tổ chức của năm nay trong gia đình Sa-lê-diêng, được kéo dài từ ngày 16 tháng 8 năm 2014 tới ngày 16 tháng 8 năm 2015, với chủ đề: ‘Sứ mệnh của Don Bosco với và cho người trẻ”. Biểu tượng tuy đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Logo mô tả dung mạo của Don Bosco, của người trẻ và của gia đình Sa-lê-diêng một cách linh động. Họ là những nhân tố chính trong lịch sử của tình bằng hữu Kitô giáo trong gần 2 thế kỷ.

Cha Bề Trên Cả Pascual Chávez, đã tham gia vào việc chọn lựa logo này. Ngài đã lựa chọn một mô hình tham chiều từ nhiều cách thức, để hướng tới ngôi nhà chung và ngài đã cống hiến những quan điểm của riêng ngài.

Logo đã được thiết kế bởi nghệ sĩ đồ họa Emigli Fabrizio. Trước đây ông đã có nhiều cơ hội để cộng tác với Ban Truyền Thông Xã Hội trong việc thiết kế các sản phẩm đồ họa khác nhau. Ông Emigli đã nói: “Trong việc thiết logo cuối cùng cho việc mừng sinh nhật 200 năm của Don Bosco, tôi đã nghĩ đến việc làm nổi bật và làm lại một số yếu tố đã có trong các biểu tượng đi kèm với các giai đoạn chuẩn bị cho năm 2015: các cách điệu khuôn mặt của vị thánh và hình bóng của những người trẻ và người lớn”.

Một trong những tính năng của biểu tượng này là sự tự do khác thường trong việc lựa chọn màu sắc. Cha Filiberto Gonzalez Tổng Cố Vấn đặc trách Truyền Thông của Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco cho biết: “Logo này mô tả được sự phát triển liên tục và ứng dụng đoàn sủng Salesian. Vì lý do này nó đã được quyết định trao về cho các tỉnh dòng để thích ứng cho việc lựa chọn màu sắc tùy thuộc vào nền văn hóa, sự nhạy cảm về tình hình của các tỉnh dòng và thống nhất trong việc dịch từ “hai trăm năm”. Chúng tôi muốn chuyển tải một đoàn sủng, mà càng ngày càng trở nên hội nhập hơn vào các nền văn hóa trong những năm vừa qua”.

Về mặt cấu trúc của logo, hình ảnh Don Bosco đứng một cách tự do, không bị giới hạn bởi không gian, dung mạo của những người trẻ được hòa quyện lẫn nhau, cùng với hình ảnh của một linh mục và một nữ tu.Tất cả trong sự nối kết, tay đan tay và chuẩn bị cho một bước nhảy vọt hướng tới tương lai. Hình ảnh này cho thấy, 200 năm sau sự ra đời của Bon Bosco, gia đình Sa-lê-diêng, một gia đình rộng lớn đã được ngài thành lập, được hiệp nhất theo đường hướng mà ngài đã chuyển trao. Trong niềm vui và sự trung thành với Lời Chúa, với Giáo Hội và đoàn sủng.

Cuối cùng, con số ‘200” cũng được tổng hợp trong khung cảnh của hành động và dung mạo của Don Bosco, được diễn tả trong đó và đây là một cơ sở vững chắc. Chính tại điểm trọng tâm này, chúng ta tin chắc rằng: Đoàn sủng và sứ mệnh của Don Bosco cho giới trẻ sẽ không bao giờ già nua, cằn cỗi.

Bản quyền của logo thuộc về Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco. Không phải ngẫu nhiên mà logo được giới thiệu trong ngày 8 tháng 12, ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm, chúng ta tổ chức mừng 200 năm dưới sự bảo trợ và chúc lành của Mẹ. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ ngày 8 tháng 12 năm 1841, ngày mà Don Bosco gặp gỡ Bartolomeo Garelli, một người trẻ cần được giáo dục về nhân bản và tôn giáo. Don Bosco là người đầu tiên gặp gỡ những người trẻ, họ đã được hưởng nền giáo dục tốt đẹp từ ngài. Để tiếp nối sứ mệnh của ngài, từng thành viên trong gia đình Sa-lê-diêng sẽ hết lòng sống với và cho người trẻ.

Sr. Teresa Nguyễn Tuyết FMA  chuyển ngữ

Nguồn: http://fmavtn.org/index.php?option=com_content&view=article&id=3255:y-ngha-ca-logo-chinh-thc-mng-200-nm-sinh-nht-don-bosco&catid=55:cu-hc-vien-fma-cng-tac-vien-vides&Itemid=621

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 22/01-28/01/2015



Xuất bản 28-01-2015
Trong chương trình hôm nay chúng tôi hân hạnh trình bày với quý vị những đề tài sau đây:
• Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta tất cả mọi tội lỗi
• Chúa Giêsu vẫn đang cầu bầu cho chúng ta
• Câu chuyện những người làm vườn nho cho Chúa
• Cầu nguyện cho sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các Kitô hữu
• Vai trò trước hết và trên hết của phụ nữ trong việc thông truyền đức tin
Chương trình sẽ được kết thúc với bài “Con có Chúa” nhạc và lời của Viễn Xứ do ca sĩ Kim Thúy trình bày.

Thư cám ơn của Đức Tổng giám mục Chủ tịch HĐGMVN gửi Cộng đồng Dân Chúa

Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/thu-cam-on-cua-duc-tong-giam-muc-chu-tich-hdgmvn-gui-cong-dong-dan-chua/6695.63.8.aspx

Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, rất hài lòng về chuyến viếng thăm Việt Nam



ROMA. Sáng ngày 26-1-2015, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đã về đến Roma bằng an sau một tuần lễ viếng thăm khẩn trương tại Việt Nam, từ bắc chí nam.

Tháp tùng Đức Hồng Y trên đường về có Linh Mục Inhaxio Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện Giáo Phận Sàigon.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Roberto Piermarini, Trưởng các ban tin tức của Đài Vatican, Đức Hồng Y Filoni đã bày tỏ sự hài lòng rất lớn về chuyến viếng thăm ngài thực hiện tại Việt Nam.

H. Cuộc viếng thăm ca Đức Hồng Y có âm vang nào từ phía Giáo Hội tại Việt Nam?

Đ. Giáo Hội địa phương không những đón tiếp tôi rất tốt đẹp nhưng còn vượt quá tất cả những mong đợi của tôi. Dĩ nhiên với các Giám Mục tôi đã có một cuộc gặp rỡ rất huynh đệ, cuộc gặp gỡ rất đẹp với các linh mục, các nữ tu, các chủng sinh. Tại Việt Nam chúng ta có một Giáo Hội thật phong phú về ơn gọi - cả nam lẫn nữ - và tôi thấy các linh mục làm việc tốt đẹp và dấn thân trong rất nhiều hoạt động, một số hoạt động ấy tôi có dịp viếng thăm trong các giáo phận khác nhau. Rồi từ phía các tín hữu: tôi nói rằng lòng quí mến của các tín hữu Việt Nam phần nào giống như sóng thần (tsunami). Trước hết họ có một ý thức rất đặc biệt mình là Kitô hữu, một lòng đạo đức thật đáng khen và một lòng quí mến nồng nhiệt mà họ biểu lộ dào dạt một cách tự nhiên. Điều này cũng là nhân cách tiêu biểu của các tín hữu việt Nam, họ cảm thấy rất gần gũi và kính mến các linh mục, các Giám Mục, và hiển nhiên là trong trường hợp này, đối với Tổng trưởng Bộ truyền giào, và nhất là họ có một lòng quí mến sâu đậm đối với Đức Thánh Cha như nhiều lần họ bày tỏ. Vì thế, đó thực là một Giáo Hội hết sức sinh động, dấn thân, ngày qua ngày đáp ứng được những mong đợi, cả về mặt xã hội và nhân bản của đất nước. Tôi phải nói rằng đối với tôi, Việt Nam là một sự khám phá, mặc dù tôi đã có nhiều dịp được biết và đọc. Tôi cũng muốn nói lên một sự đánh giá cao về những gì đã và đang được Giáo Hội tại Việt Nam thực hiện.

H. Thưa Đức Hồng Y, có một sự đáp ứng, những phản ứng nào trong các cuộc nói chuyện ở cấp cao nhất đối với chính quyền Hà Nội hay không?

Đ. Tôi phải nói rằng tất cả các báo chí địa phương, tiếng Việt cũng như tiếng Anh, đã đăng tải, kể cả ở trang nhất, ngoài hình ảnh, cuộc gặp gỡ, và đánh giá cao sự cộng tác hiện có, sự cảm thông tốt đẹp giữa Giáo Hội Công Giáo, Tòa Thánh và dĩ nhiên là chính quyền địa phương. Và rồi tôi đích thân cảm nghiệm thấy điều đó trong các cuộc gặp gỡ mà tôi có dịp thực hiện: ngoài cuộc gặp gỡ ở cấp cao nhất với Ban tôn giáo chính phủ, tôi đã được mời gặp thủ tướng và ông bí thư đảng cộng sản ở Hà Nội. Thậm chí, khi tôi giã từ, Ông Phó trưởng ban tôn giáo đã đến Hà Nội tiễn chào tôi ở sân bay. Vì thế, ở mọi cấp, tôi thấy có sự quan tâm rất nhiều và tôi cũng muốn nói lên sự hài lòng, vì họ rất hài lòng về các cuộc gặp gỡ mà chúng tôi đã có, như vị đại diện Tòa Thánh không thường trú, Đức T Giám Mục Girelli đã có dịp thấy; như Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội đồng Giám Mục đã tháp tùng tôi và các Giám Mục khác hiện diện tại những cuộc gặp gỡ ấy. Vì thế tôi có thể nói rằng cả trên bình diện truyền thông - không kể báo chí - cả truyền hình cũng đã nhiều lần chiếu các cuộc gặp gỡ ấy, như họ đã nói với tôi.

H. Thưa Đức Hồng Y Filoni, xét về những giới hạn mà Giáo Hội Việt Nam còn gặp phải, cuộc viếng thăm mục vụ của Đức Hồng Y mở ra hy vọng nào?

Đ. Những giới hạn không thuộc lãnh vực đức tin và không nhắm chống lại đức tin: - như họ đã nói với tôi -, nhiều khi những giới hạn đó là những vấn đề đặc thù, một cách nào đó cần tìm ra một cuộc đối thoại đúng. Tôi muốn nói rằng những viễn tượng ở đây là viễn tượng truyền giáo: Việt Nam là một xã hội đang thay đổi mau lẹ trên bình diện kinh tế, xã hội, nhưng vẫn còn gắn liền theo truyền thống với những giá trị thuộc thế giới Phật giáo, Khổng giáo, những giá trị truyền thống của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc loan báo Tin Mừng cần tìm ra những hình thức, hội nhập làm sao để Tin Mừng có thể được hiểu và chấp nhận. Cũng có vấn đề các nhóm dân thiểu số, nơi mà chúng tôi có được những điều hài lòng về phương diện truyền giáo: ví dụ trong Giáo phận Hưng Hóa, khi viếng thăm một giáo xứ (Hòa Bình) tôi đã được thấy hơn 200 người chịu phép rửa tội, hầu hết là người dân tộc; và cả trong cuộc gặp gỡ ở Đà Nẵng, kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận, hơn 50 người dân tộc người lớn được rửa tội. Vì thế có một công việc có thể được thực hiện tốt đẹp nơi những người dân tộc. Tôi cũng đã thấy bao nhiêu nữ tu là người dân tộc và đây là điều mới mẻ mà dĩ nhiên trước đó tôi chưa được biết và sự kiện ấy giải thích một cách nào đó hoạt động mục vụ của những người đến từ môi trường những người dân tộc phục vụ cho những người dân tộc. Chúng tôi chưa có các linh mục trong lãnh vực này, nhưng có một sự dấn thân từ phía tất cả mọi người làm sao để có thể tìm ra những ơn gọi linh mục làm việc tốt cả trong môi trường những người dân tộc.

H. Cuộc viếng thăm ca Đức Hồng Y diễn ra sau cuộc viếng thăm lần thứ hai của ĐGH ti Á châu: đâu là những viễn tưng được mở ra cho việc loan báo Tin Mừng tại Á châu, thưa Đức Hồng Y?

Đ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô quan tâm đến việc loan báo Tin Mừng tại Á châu - giống như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 nay là thánh, đã đặc biệt quan tâm, làm sao để ngàn năm này phải được dành cho việc loan báo Tin Mừng tại Á châu, với một quyết tâm xứng với đại lục to lớn này. Vì thế cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, tại Sri Lanka cũng như tại Philippines, nói lên một sự chú ý đặc biệt của ĐGH Phanxicô đối với đại lục này. Do đó chúng tôi hy vọng và cầu mong - chính các tín hữu Công Giáo cũng nói như vậy: bao nhiêu lần họ với với tôi: ”Xin Đức Hồng Y xin Đức Thánh Cha đến thăm chúng con. Không phải ngài chỉ bay trên Việt Nam chúng con, nhưng còn xuống thăm chúng con nữa”. Đây là điều thật đẹp vì hiển nhiên họ cảm thấy rằng Đức Giáo Hoàng mang theo mình một đà tiến truyền giáo mà tôi tin rằng tại đại lục này có thể tìm được một không gian rộng lớn”

G. Trần Đức Anh, O.P, chuyển ý
Nguồn: http://vi.radiovaticana.va/news/2015/01/26/%C4%91%E1%BB%A9c_h%E1%BB%93ng_y_fernando_filoni,_t%E1%BB%95ng_tr%C6%B0%E1%BB%9Fng_b%E1%BB%99_truy%E1%BB%81n_gi%C3%A1o,_r%E1%BA%A5t_h%C3%A0i_l%C3%B2ng/vie-844953

Thánh lễ 7 triệu người dưới cái nhìn của một giám mục Mỹ


Tôi không thể tưởng tượng nổi một đám đông bảy triệu người. Con số này là quá lớn, nó có vẻ gần như không thể hình dung nổi.

Bảy triệu người là hơn ba lần dân số của Nebraska. Bảy triệu là nhiều hơn số người sống ở Nebraska, Kansas, North và South Dakota và Wyoming, cộng lại. Bảy triệu người là nhiều hơn so với dân số của Chicago và Los Angeles gộp lại. Trong thực tế, chỉ có một thành phố tại Hoa Kỳ là thành phố New York mới có hơn bảy triệu dân.

Nhưng Chúa Nhật tuần trước, bảy triệu người đã tụ tập tại một công viên ở Phi Luật Tân dưới trời mưa gió để tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha Phanxicô. Họ tràn ngập các khu vực, và các đường phố xung quanh công viên đó. Họ tràn ra các con đường đến hàng nhiều dặm, khiến sinh hoạt thành phố dừng lại. Trong thực tế, gần như toàn bộ thành phố đã quỳ trên đầu gối của mình, trong lời cầu nguyện, trong sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha.

Khi cử hành Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho người dân Phi Luật Tân biết "làm việc cùng nhau, bảo vệ nhau, bắt đầu với các gia đình và cộng đồng của anh chị em, trong việc xây dựng một thế giới công bằng, liêm chính và hòa bình." Ngài nói với họ rằng Chúa Giêsu Kitô là nguồn mạch của công lý, chính trực, và hòa bình.

Thánh Lễ này kết thúc của một chuyến đi đáng kể được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thánh Cha đã đến thăm Sri Lanka, quê hương của bốn chủng sinh thân yêu của chúng ta, là những người đã được giáo phận Lincoln bảo trợ trong vòng năm năm qua. Tại Sri Lanka, Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình và hòa giải cho một quốc gia đã trải qua gần 30 năm trong một cuộc nội chiến. Ngày 14 tháng Giêng, ngài cũng đã phong thánh cho Chân Phước Joseph Vaz, vị linh mục vĩ đại sống ở thế kỷ 17 đã truyền giáo cho người dân Sri Lanka.

Tiếp theo, Đức Giáo Hoàng đã đến Phi Luật Tân. Ngài đã đến thăm một hòn đảo nơi 4 triệu người bị mất nhà cửa và sinh kế của họ sau một cơn bão. Ngài kêu gọi các gia đình cùng nhau cầu nguyện, để theo Chúa Kitô với nhau, và để chống lại "trào lưu thực dân hóa tư tưởng" đang cố thay thế các giá trị Công Giáo bằng chủ nghĩa duy vật và tự quy chiếu về bản thân mình. Ngài cũng mời gọi "sự thánh thiện và yêu thương trong gia đình để bảo vệ vẻ đẹp và sự thật của các gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa, để hỗ trợ và nêu gương cho các gia đình khác."

Đức Thánh Cha đã dành thời gian ở châu Á để ở giữa những người nghèo, giữa những kẻ có quyền thế, và giữa hàng triệu người đến cầu nguyện với ngài. Và ở những nơi ngài đến, ngài đã công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.

Chuyến đi của ngài là một khoảnh khắc của sự hiệp nhất và niềm vui cho người Công Giáo trên khắp châu Á. Đó là một khoảng thời gian để chào mừng ân sủng của Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài.

Tháng Chín tới đây, Đức Thánh Cha sẽ đến Hoa Kỳ. Ngài sẽ đến thăm New York, Washington, DC, và Philadelphia. Tại Hội nghị thế giới về gia đình ở Philadelphia, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ trong sự hiệp nhất với hàng triệu người Mỹ đến được với ngài. Tôi sẽ là một trong số họ. Tôi cầu nguyện rằng anh chị em cũng sẽ đến được. Giáo phận Lincoln đã tạo cơ hội cho những người hành hương đến dự Hội nghị Thế giới về gia đình để hỗ trợ các gia đình khác, và để chào mừng ân sủng của Giáo Hội Chúa Kitô.

Có thể ở Philadelphia chúng ta không có được bảy triệu người vào tháng Chín này. Nhưng Đức Thánh Cha – vị Đại Diện của Chúa Kitô trên trái đất, sẽ có mặt ở đó. Chắc chắn tôi sẽ ở đó. Và tôi cầu nguyện rằng anh chị em sẽ tham gia với tôi.

+ Đức Giám Mục James Conley giáo phận Lincoln, Nebraska, Hoa Kỳ

Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/133851.htm

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 49



TRUYỀN THÔNG TRONG GIA ĐÌNH,
NƠI DÀNH RIÊNG ĐỂ GẶP GỠ QUÀ TẶNG TÌNH YÊU
*
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô
cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 49 (năm 2015)
Gia đình là một chủ đề được Giáo hội suy tư sâu sắc và có liên quan đến hai Thượng hội đồng Giám mục: Thượng hội đồng Giám mục khóa ngoại thường mới đây và Thượng hội đồng Giám mục khóa thường lệ sẽ diễn ra vào tháng Mười tới. Vì vậy, tôi nghĩ thật là thích hợp khi chọn chủ đề nói về gia đình cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội sắp tới. Cuối cùng ra, chính trong bối cảnh gia đình mà chúng ta bắt đầu học cách truyền thông. Việc tập trung vào khung cảnh này sẽ giúp chúng ta làm truyền thông được đúng đắn và nhân văn hơn, đồng thời chúng ta sẽ nhìn gia đình với một nhãn quan mới.
Chúng ta có thể lấy gợi ý từ đoạn Phúc Âm về việc Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabét (Lc 1, 39-56). “Khi bà Êlisabét nghe lời chào của Đức Maria, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng bà, và bà Êlisabét được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lên rằng: ‘Em có phúc hơn các phụ nữ, và con trong bụng em quả là được chúc phúc’” (1, 41-42).
Đoạn Phúc Âm này trước hết cho chúng ta biết truyền thông là sự đối thoại được đan dệt bằng ngôn ngữ cơ thể như thế nào. Câu đầu tiên đáp lời Đức Maria chào là của hài nhi đang nhảy mừng trong lòng bà Êlisabét. Vui mừng gặp gỡ tha nhân, vốn là điều chúng ta học được từ trước khi chào đời, xét theo nghĩa nào đó, là nguyên mẫu và biểu tượng của mọi hình thức truyền thông khác. Cung lòng đón nhận chúng ta chính là “ngôi trường” đầu tiên dạy truyền thông, là nơi lắng nghe và tiếp xúc qua thể xác, nơi chúng ta bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài, trong một môi trường được bảo vệ, được tiếng của nhịp đập trái tim mẹ vỗ về. Cuộc gặp gỡ giữa hai con người này, dù vẫn tách biệt với nhau nhưng lại có mối liên quan rất mật thiết, một cuộc gặp đầy hứa hẹn, trở thành kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta về truyền thông. Đó là kinh nghiệm tất cả chúng ta đều có thể chia sẻ, bởi mỗi chúng ta đều được sinh ra từ một người mẹ.
Dù khi đã chào đời, trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta vẫn ở trong một “cung lòng”, tức là gia đình. Một cung lòng được hình thành từ nhiều con người được đan kết với nhau: gia đình là “nơi chúng ta học sống với tha nhân dù có những dị biệt” (Evangelii Gaudium, 66). Mặc dù khác nhau về giới tính và tuổi tác, nhưng mọi người trong gia đình đều đón nhận nhau vì có mối dây liên kết họ với nhau. Phạm vi những mối quan hệ này càng rộng và sự khác biệt tuổi tác càng lớn, thì môi trường sống của chúng ta càng phong phú. Đó chính là mối liên kết ở ngay cội nguồn của ngôn ngữ, rồi đến lượt mình, ngôn ngữ lại củng cố mối liên kết đó. Chúng ta không tạo ra ngôn ngữ nhưng sử dụng ngôn ngữ, bởi chúng ta đã tiếp nhận nó. Chính trong gia đình, chúng ta học nói tiếng “mẹ đẻ”, ngôn ngữ của tổ tiên chúng ta (x. 2 Mcb 7, 25.27). Trong gia đình, chúng ta nhận ra rằng những người khác đã đến trước chúng ta, tạo lập gia đình cho chúng ta sống được, rồi đến lượt mình, chúng ta cũng lại sinh ra sự sống và làm những việc tốt đẹp. Chúng ta có thể trao ban, bởi chúng ta đã lãnh nhận. Vòng luân chuyển tốt lành này là cốt lõi của khả năng truyền thông giữa mọi người trong gia đình với nhau và với những người khác. Nói khái quát hơn, đó là kiểu mẫu của mọi truyền thông. 
Kinh nghiệm về mối quan hệ với những người “đến trước” chúng ta mang lại cho gia đình khả năng trở thành nơi chuyển giao hình thức truyền thông cơ bản nhất, đó là cầu nguyện. Khi cha mẹ đặt đứa con mới sinh của mình vào giường ngủ, họ thường phó dâng chúng cho Chúa, xin Chúa trông nom chúng. Khi con cái lớn thêm một chút, cha mẹ giúp chúng biết đọc các kinh thông thường, biết thân thương nghĩ đến người khác, chẳng hạn ông bà nội ngoại, họ hàng, người đang đau ốm, khổ sở và mọi người đang cần được Chúa thương giúp sức. Chính trong gia đình, phần lớn chúng ta được học hỏi về chiều kích tôn giáo của truyền thông; riêng đối với Kitô giáo, đó là chiều kích thấm nhuần tình yêu, một tình yêu đã được Thiên Chúa ban cho chúng ta và chúng ta mang đến cho tha nhân.
Trong gia đình, chúng ta được học biết cưu mang và nâng đỡ nhau, biết nhận ra ý nghĩa được biểu lộ nơi khuôn mặt và những khoảnh khắc im lặng, biết cùng cười và cùng khóc với những người chưa đón nhận nhau nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhau. Điều này giúp chúng ta rất nhiều trong việc hiểu được ý nghĩa của truyền thông là nhìn nhận và tạo nên sự gần gũi. Khi chúng ta thu hẹp những khoảng cách bằng cách đến gần nhau hơn và đón nhận nhau, chúng ta sẽ trải nghiệm được lòng biết ơn và niềm vui mừng. Lời chào của Đức Maria và sự cựa quậy của hài nhi trong lòng Mẹ là sự chúc lành cho bà Êlisabét; tiếp theo là bài ca Magnificat tuyệt đẹp được Đức Mẹ cất lên để chúc tụng kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa đối với Mẹ và dân của Người. Lời “xin vâng” được thốt lên với niềm tin có thể giúp chúng ta bước ra khỏi bản thân mình và ra khỏi chỗ của mình nơi trần gian. “Thăm viếng” là mở toang những cánh cửa, không khép kín trong thế giới nhỏ bé của chúng ta, nhưng bước ra ngoài đến với mọi người. Cũng thế, gia đình trở nên sống động khi tỏa lan ra bên ngoài bản thân mình, những gia đình thực hiện điều đó chính là đang truyền đi sứ điệp sự sống và hiệp thông, mang lại sự nâng đỡ và hy vọng đến với những gia đình mong manh, và nhờ đó xây dựng chính bản thân Hội Thánh, gia đình của mọi gia đình.
Hơn bất cứ nơi nào khác, gia đình là nơi hằng ngày chúng ta trải nghiệm những giới hạn của chính mình và của những người khácnhững vấn đề lớn nhỏ trong việc chung sống an bình với những người khácKhông có gia đình nào là hoàn hảoChúng ta không nên sợ những bất toàn, yếu đuối hay cả những xung khắcnhưng hãy học cách đối phó với những điều ấy một cách xây dựngVì thế gia đình –nơi chúng ta vẫn yêu thương nhau dù có những giới hạn  tội lỗi trở thành một trường học của sự tha thứChính tha thứ  một tiến trình truyền thôngKhi tâm tình hối lỗi được bày tỏ và chấp nhận, việc truyền thông đã bị cắt đứt lại có thể được khôi phục  nối lạiNếu một đứa trẻ đã học được nơi gia đình cách lắng nghe người khác, phát biểu cách tôn trọng và bày tỏ quan điểm của mình mà không phủ nhận người khác, đứa trẻ đó sẽ trở thành người xây dựng đối thoại và hòa giải trong xã hội.
Khi nói đến những thách đố của truyền thôngcác gia đình có con cái bị khuyết tật có nhiều điều để dạy chúng ta. Một nănlực khiếm khuyết, dù là thể lý hay tâm trí, có thể là lý do khiến người ta sống khép kín, nhưng  cũng có thể nhờ tình yêu của cha mẹcủa anh chị em và bạn hữu–trở thành sự khích lệ mở rachia sẻ  sẵn sàng truyền thông với mọi người.  cũng có thể giúp cho các trường học, các giáo xứ và các hội đoàn trở nên niềm nở hơn  đón nhận mọi người.
Trong một thế giới mà người ta thường thoá mạsử dụng ngôn ngữ tục tằn, nói xấu người khácgieo mối bất hoà và đầu độc môi trường của con người bằng thói buôn chuyệncác gia đình có thể dạy cho chúng ta hiểu rằng truyền thông là một phúc lành... Trong những hoàn cảnh dường như bị chi phối bởi hận thù và bạo lựckhi mà các gia đình bị phân rẽ bởi những bức tường bằng đá hay những bức tường của định kiến và giận dữ - cũng khó vượt qua không kém, khi  hình như có lý do chính đáng để nói rằng thôi, đủ rồithì việc chúc phúc chứ không phải thoá mạthăm viếng chứ không phải từ khước và đón nhận chứ không phải đấu tranhmới là phương thế duy nhất để phá vỡ vòng xoáy của sự ác, để cho thấy rằng sự thiện luôn là điều khả thi,  đ giáo dục con cái chúng ta sống tình bằng hữu.
Ngày nay các phương tiện truyền thông hiện đạivốn  một phần thiết yếu của cuộc sống, cách riêng đối với những người trẻ, có thể vừa là sự trợ giúp vừa là một trở ngại cho việc truyền thông trong gia đình  giữa các gia đình.Phương tiện truyền thông có thể là một trở ngại nếu chúng trở thành một phương cách để tránh né việc lắng nghe người kháctránh việc giao tiếp cụ thểđể lấp đầy những khoảnh khắc thinh lặng và nghỉ ngơi, đến độ chúng ta quên rằng“thinh lặng là thành phần của truyền thông mà nếu không có thì không thể có được những lời mang đậm ý nghĩa(ĐGH Bênêđictô XVISứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội 2012). Các phương tiện truyền thông có thể giúp cho việc truyền thông được dễ dàng khi chúng làm cho mọi người biết chia sẻ câu chuyện đời mìnhgiữ liên lạc với bạn hữu ở xa, cảm ơn hoặc xin lỗi người khác mở ra những cuộc gặp gỡ mớiKhi mỗi ngày mỗi khám phá tầm quan trọng cốt yếu của việc gặp gỡ người kháclà những khả năng mớichúng ta sẽ sử dụng công nghệ một cách khôn ngoanchứ không để cho nó thống trịỞ đây cũng vậycha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên, nhưng không được để mặc họ với các thiết bị truyền thôngCộng đồng Kitô hữu được kêu gọi giúp đỡ họ trong việc giáo dục con cái làm thế nào để sống trong một môi trường truyền thông một cách phù hợp với phẩm giá con người và phục vụ công ích.
Thách đố lớn đối với chúng ta ngày nay là học lại lần nữa cách nói chuyện với nhaukhông đơn giản chỉ là cách tạo ra và tiêu thụ thông tinĐây là khuynh hướng  các phương tiện truyền thông hiện đại có thể cổ võThông tin là quan trọngnhưng không đủ, vì rất nhiều khi nó giản lượcđặt các lập trường và quan điểm khác biệt đối lập nhauvà bắt chúng ta chọn đứng về bên nào, chứ không phải có cái nhìn tổng thể.
Để kết luận, gia đình không phải là một đề tài tranh luận hay một nơi đụng độ về ý thức hệNhưng đúng hơn  một môi trường trong đó chúng ta học truyền thông bằng kinh nghiệm gần gũilà một khung cảnh diễn ra truyền thônglà một cộng đồng truyền thôngGia đình là một cộng đồng để trợ giúptôn vinh sự sống  sinh hoa kết quả. Một khi nhận ra điều nàychúng ta sẽ thêm một lần nữa có thể thấy rằng gia đình vẫn là một nguồn nhân lực phong phú như thế nàochứ không phải là một vấn đề hay một cơ chế đang gặp khủng hoảngĐôi khi các phương tiện truyền thông có xu hướng trình bày gia đình như một thứ mô hình trừu tượng mà người ta  thể chấp nhận hay từ khước, bảo vệ hay tấn côngchứ không phải là một thực tại sống độngHoặc như một khu vực xung đột ý thức hệ chứ không phải là một môi trường nơi mà mọi người chúng ta có thể học biết truyền thông có ý nghĩa gì trong một tình yêu trao ban và đón nhận.Như thế có nghĩa là nhìn nhận rằng đời sống của chúng ta ràng buộc với nhau như một thực tại duy nhấtrằng chúng ta có nhiều quan điểm, nhưng mỗi người là độc đáo.
Gia đình cần được xem như là một nguồn lực chứ không phải là một vấn đề đối với xã hộiGia đình sẽ trở nên đẹp nhất khi biết dùng chứng  để tích cực truyền thông vẻ đẹp và sự phong phú của mối tương quan giữa người nam  người nữ, giữa cha mẹ và con cáiChúng ta không đấu tranh để bảo vệ quá khứ. Nhưng chúng ta kiên trì  tin tưởng khi nỗ lực xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới chúng ta đang sống.
Vaticanngày 23 tháng Giêng 2015
Ngày áp lễ Thánh Phanxicô Salêsiô
PHANXICÔ
(Đức Thành chuyển dịch
từ bản Anh ngữ và Pháp ngữ của vatican.va)
 
ĐGH Phanxicô
Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/su-diep-cua-duc-thanh-cha-phanxico-cho-ngay-the-gioi-truyen-thong-xa-hoi-lan-thu-49/6683.114.3.aspx

Đức Hồng y Filoni gặp gỡ Dân Chúa ở Sài Gòn

WGPSG -- Đức Hồng y Fernando Filoni (ĐHY Filoni) đã kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam bằng một ngày sinh hoạt mục vụ liên tục tại Tổng giáo phận TP.HCM: ngày Chúa nhật 25-1-2015. Vừa cử hành xong Thánh lễ tại Nhà thờ chính tòa, ngài đã đến thăm ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn, gặp gỡ chủng sinh Đại chủng viện Thánh Giuse và chuyện trò với Dân Chúa Sài Gòn tại Trung tâm Mục vụ giáo phận. Vào buổi chiều, ngài ghé thăm giáo xứ Gia Định trước khi ra sân bay Tân Sơn Nhất lên phi cơ bay về Rôma.

Thăm viếng ĐHY GB Phạm Minh Mẫn

Vừa cử hành Thánh lễ xong, ĐHY Filoni đã đến Nhà Truyền Thống giáo phận lúc 10g30 để viếng thăm ĐHY Gioan Baotixita đang nghỉ hưu tại đây. ĐHY Filoni đã cảm nhận ngay được rằng: sự hiện diện của ĐHY Gioan Baotixita ở nơi này quả thật rất nồng ấm như một người cha và như một ông nội hiền từ, luôn gần gũi con cháu để truyền đạt tình thương và sự khôn ngoan dày dạn kinh nghiệm của mình.

Trao đổi câu chuyện với ĐHY Tổng trưởng, ĐHY Gioan Baotixita đã chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo của ngài: “Ở Việt Nam, chúng tôi có 7 con chiên ở trong chuồng và 93 con chiên xa bầy. Chúng tôi đã kêu gọi 7 con chiên trong chuồng cùng ra ngoài với chủ chăn Giêsu để đi tìm 93 con chiên còn đang lạc lõng… Việc tân phúc âm hoá ở Việt Nam, muốn có hiệu quả thì phải biết để ý đến thiên thời, địa lợi và nhân hoà…”

Nhắn nhủ các chủng sinh

Rời căn phòng hưu dưỡng của ĐHY Gioan Baotixita, ĐHY Filoni và phái đoàn đã bước vào Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (ĐCV) gặp gỡ quý cha giáo và các chủng sinh.

Cha Giám đốc Gioakim Trần Văn Hương long trọng chào mừng ĐHY Tổng trưởng rồi giới thiệu đôi nét lược sử và chương trình đào tạo của ĐCV.

Đáp từ, ĐHY Filoni diễn tả sự vui mừng vì có Đức Hồng y Gioan Baotixita và bao nhiêu vị chủ chăn hằng lui tới nơi đây như những tấm gương cho chủng sinh. Ngài đã tặng ĐCV một áo lễ diễn tả sự hiện diện của linh mục giữa đoàn chiên. Ngài nhắc nhở các chủng sinh cần đọc kỹ hai văn kiện “Lumen Gentium và “Ad Gentes” của Công đồng Vatican II để biết rõ vai trò của mình trong Giáo hội và xã hội. Cần ghi khắc hình ảnh vị mục tử Giêsu trong tim, gắn bó với Ngài, noi gương Ngài để luôn gần gũi với đàn chiên, “mang lấy mùi chiên”, mang lấy những âu lo của những con chiên. Giáo Hội không cần những linh mục luôn đi tìm những an nhàn, thoải mái và tiện nghi cho bản thân mình mà quên đi những khó khăn của đàn chiên. Giáo Hội Việt Nam được như ngày nay là nhờ sự nhiệt thành hy sinh truyền giáo của bao nhiêu vị thừa sai. Hãy nhiệt thành xả thân như thế! Hãy truyền giáo trong vui tươi và hăng say. “Thiếu vui tươi thì giống như chiếc xe sắp hết dầu, và thiếu hăng say thì giống như chiếc xe đã hết xăng!”
Nói chuyện với dân Chúa Sài Gòn

Sau khi gặp các chủng sinh, ĐHY Filoni đã đến Hội trường GB Phạm Minh Mẫn lúc 11g30 để nói chuyện với trên 600 đại biểu của mọi thành phần Dân Chúa Sài Gòn, bao gồm các đại diện của tu sĩ nam nữ, của các Hội đồng mục vụ giáo xứ, các Hội đoàn Công giáo Tiến hành, các giới và các nhóm.

Sau những lời chào mừng của MC và điệu múa chúc mừng của giới trẻ và thiếu nhi, ĐHY Filoni đã bước lên lễ đài ban huấn từ. Ngài diễn tả niềm vui được thăm cả ba miền đất nước Việt Nam xinh đẹp và hiếu khách, và mong rằng ĐTC cũng sẽ có thể đến được nơi này. Dựa vào dụ ngôn ông chủ vườn nho nhân hậu, ĐHY Filano nhắc nhở: “Thiên Chúa là chủ vườn nho, mời gọi chúng ta đến làm việc trong vườn nho của Ngài với những vai trò và công việc cụ thể khác nhau. Nhưng chúng ta đều phải chu toàn trách nhiệm của mình, không phân biệt linh mục, tu sĩ hay giáo dân. Tất cả đều cần ra khơi để mang Đức Kitô đến với người khác. Phải sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu trước, rồi đi ra hăng say loan báo Tin Mừng”.

Tiếp theo là phần báo cáo về sự hình thành và phát triển của Tổng Giáo phận TP. HCM, của Đại Chủng viện, Trung tâm mục vụ, các giáo xứ và các giáo điểm. Phần báo cáo về công cuộc truyền giáo rất phong phú của tu sĩ, giáo dân và giới trẻ cũng được trình bày cách sống động. 

Đang khi báo cáo, có ba câu hỏi đã được đặt ra để nhận được lời giải đáp từ ĐHY Tổng trưởng.

Câu hỏi của tu sĩ: “Với tốc độ đô thị hoá, tục hoá và toàn cầu hoá như hiện nay, Việt Nam chúng con cũng có thể rơi vào tình trạng không còn ơn gọi như nhiều quốc gia châu Âu. Vậy anh chị em tu sĩ chúng con phải chuẩn bị như thế nào trước thánh đố này?” Câu trả lời của ĐHY Filoni: “Tôi không thể trả lời cho anh chị em vì tôi đâu phải là Chúa để biết hết mọi sự. Tuy nhiên tôi có thể nói đến hai căn bệnh: bệnh của người lười biếng không làm gì hết và bệnh của người muốn làm hết mọi sự, không để chỗ cho Chúa làm việc. Phải để cho Chúa làm công việc của Chúa và Ngài có cách của Ngài. Lịch sử là của Chúa chứ không phải là của con người. Từ đầu lịch sử vũ trụ, Chúa đâu cần hỏi ý kiến con người khi Ngài dựng nên trời đất. Ngài cũng đâu cần hỏi ý kiến của ta khi dựng nên ta. Với tư cách là Chúa của lịch sử, Ngài sẽ có cách giúp ta vượt qua những thách đố trong lịch sử. Việc của ta là hãy cứ khiêm tốn và nhiệt thành chu toàn bổn phận truyền giáo của mình trong hiện tại”.

Câu hỏi của giáo dân: “Chúng con phải làm gì trong một xã hội tục hoá để công việc tông đồ của chúng con sinh hoa kết quả nhiều hơn?” Câu trả lời của ĐHY Filoni: “Anh chị em đã trả lời câu hỏi này rồi khi anh chị em đang tích cực làm việc tông đồ. Những thống kê có khi cho những con số tiêu cực khiến ĐTC lo lắng, nhưng tôi đã từng thưa với ĐTC rằng những thống kê đó sai vì không cho thấy những hoạt động tông đồ giáo dân như của anh chị em đây mỗi ngày một tăng thêm. Công việc tông đồ truyền giáo là của mọi người, anh em cứ hăng say làm tông đồ như thế trong xã hội tục hoá hôm nay, đó là câu trả lời!”

Câu hỏi của giới trẻ: “Chúng con sẵn sàng đi ra theo lời mời gọi của ĐTC, nhưng cha mẹ và quý cha sở của chúng con vẫn còn nhiều e ngại khiến chúng con khó có thể thực hiện những ‘chương trình đi ra’. Vậy chúng con phải làm gì để nhận được sự đồng thuận của phụ huynh và cha sở?” Câu trả lời của ĐHY Filoni: “Không thể để người trẻ ở trong môi trường đóng kín giống như bỏ cái đèn trong thùng kín. Phụ huynh hãy để người trẻ đi ra và đồng hành với họ. Không đi trước họ vì như vậy là độc quyền và không đi sau họ vì như vậy là không tin tưởng. Và người trẻ hãy cứ tiếp tục đi ra, cho dù bị té ngã, bị bầm dập…”

Buổi trao đổi kết thúc lúc 13g15 với lời cảm tạ của Cha Tổng Đại diện. Cộng đoàn Dân Chúa TGP TPHCM đã kính tặng ĐHY Filoni bức tranh đá “Bà Thánh Inê Lê Thị Thành”. 

Gặp gỡ giáo dân Gia Định

Vào lúc 16g45, ĐHY Filoni đã đi qua hàng rào danh dự đầy hân hoan và muôn sắc màu của giáo dân Gia Định để bước vào nhà thờ. Cùng đi với ngài có ĐTGM Leopoldo Girelli, ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương và một số linh mục.

Sau khi ĐHY Tổng trưởng và phái đoàn cầu nguyện trước Thánh Thể, đại diện dân Chúa Gia Định đã long trọng chào mừng và trình bày đôi nét lược sử cũng như tình hình giáo xứ sở tại.

Đáp từ, ĐHY Filoni bày tỏ sự ngạc nhiên trước cuộc gặp gỡ sau cùng rất đẹp này. Ngài mô tả tấm lòng giáo dân Việt Nam cùng với sự nhạy cảm thiêng liêng và lòng yêu mến Giáo hội của họ quả là mãnh liệt không khác gì những cơn sóng thần! Ngài mong ĐTC có thể đến Việt Nam để chứng kiến, và không biết khi đó, “cơn sóng thần yêu mến” của giáo dân sẽ còn mạnh mẽ đến mức độ nào nữa! Ngài khuyên các tín hữu hãy tiếp tục công việc của các vị thừa sai là hăng say truyền giáo với trái tim đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu. ĐHY một lần nữa cám ơn ĐTGM Phaolô đã mời ngài đến Việt Nam và cám ơn Đức Ông Nguyễn Văn Phương đã làm thông ngôn cho ngài suốt hành trình thăm viếng Giáo hội Việt Nam lần này.  

Sau đó mọi người cùng tham dự những giây phút Chầu Phép Lành đầy linh thiêng do cha sở Gia Định - cũng là linh mục Tổng đại diện - chủ sự.

Việt Nam ơi, tạm biệt!

Rời giáo xứ Gia Định, ĐHY Tổng trưởng đã ra phi trường Tân Sơn Nhất lên phi cơ lúc 20g55 để bay về Rôma. Cùng đi với ĐHY Filoni trên chuyến bay này có linh mục Tổng đại diện Ignatio Hồ Văn Xuân, người đã từng tháp tùng ĐHY Filoni trong suốt hành trình dài ở Việt Nam và mang theo những tấm lòng của giáo dân Việt Nam đi cùng ĐHY đến Vatican. Chắc chắn rằng những lời cầu nguyện của các tín hữu Việt Nam sẽ luôn đi cùng ĐHY trong những hoạt động truyền giáo của người đứng đầu Thánh bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
ĐHY FILONI VIẾNG THÁNH THỂ & TẠM BIỆT VN