Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Tại sao Đức Thánh Cha chọn viếng thăm Hàn Quốc


Mặc dù từng nói không thật sự thích công du, Đức Thánh cha Phanxicô sẽ có một vài chuyến đi quan trọng trong năm 2014. Ngài sẽ sang Israel, các lãnh thổ thuộc Palestine và Jordan vào cuối tháng 5, và hôm thứ Hai Vatican thông báo Đức Thánh Cha cũng sẽ viếng thăm Hàn Quốc từ ngày 14-18/8.
 
Các Đức Giáo Hoàng nhận được rất nhiều lời mời viếng thăm vì thế cần phải có sự lựa chọn. Các ngài thực hiện các chuyến công du theo ưu tiên hay có ý định riêng.
 
Trong trường hợp viếng thăm Hàn Quốc, chuyến đi này tạo cho Đức Phanxicô cơ hội thực hiện ba việc làm cùng một lúc.
 
Thứ nhất, Đức Phanxicô trả món nợ cũ do Đức Bênêđictô XVI để lại.
 
Đức Giáo Hoàng người Đức thực hiện 24 chuyến công du bên ngoài nước Ý trong 8 năm làm giáo hoàng, trong đó có hai chuyến đến Mỹ Latinh và hai chuyến đến châu Phi, nhưng chưa hề có chuyến nào đến châu Á. Đức Bênêđictô lại có bốn chuyến viếng thăm Trung Đông.
 
Chắc chắn vị giáo hoàng nào cũng thấy bắt buộc phải viếng thăm châu Á một chuyến trong các trường hợp đó, nhưng vị giáo hoàng đầu tiên đến từ thế giới đang phát triển chắc chắn cảm thấy đây là nghĩa vụ đặc biệt.
 
Thứ hai, thông qua chuyến viếng thăm Hàn Quốc Đức Phanxicô công nhận sự phát triển mạnh của đạo Công giáo trên khắp châu Á và nói lời “cám ơn” về sự đóng góp quan trọng của các tín hữu châu Á đối với gia sản Công giáo hôm nay.
 
Trong thế kỷ 21, đạo Công giáo tăng từ 1,2% lên 3% trong tổng số dân châu Á, đồng nghĩa với Giáo hội tăng hơn gấp đôi “thị phần”. Riêng số người Công giáo ở Ấn Độ tăng từ chưa đầy 2 triệu lên đến 17 triệu người, và ước tính sẽ lên đến 26 triệu người vào năm 2050. Trong một quốc gia châu Á có đa số Công giáo nữa là Philippines, có số người rửa tội trong năm 2012 nhiều hơn cả Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ba Lan cộng lại.
 
Tại Hàn Quốc, đạo Công giáo tăng khoảng 70% trong thập niên qua, lên hơn 5 triệu người, chiếm khoảng 10% dân số cả nước.
 
Nói người Philippines nói riêng là “người tân Ireland”, nghĩa là văn hóa Công giáo sống động có người dân đi ra nước ngoài theo từng đoàn tìm cơ hội và mang theo đức tin là chuyện thường trong giới Công giáo.
 
Khó mà tìm ra Giáo hội địa phương nào ở Bắc Mỹ hay châu Âu ngày nay không có linh mục xuất thân từ Philippines hay Ấn Độ, và ở mức độ ít hơn đến từ các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Sri Lanka, Myanmar và Việt Nam.
 
Lý do chính thức để Đức Phanxicô đến Hàn Quốc là cuộc hội ngộ giới trẻ Á châu, đây gần như là chuyến viếng thăm cả châu lục. Thật ra, đây là dịp để Đức Thánh Cha báo hiệu tán thành một khu vực mà đạo Công giáo đang ngày càng nhờ cậy vào.
 
Thứ ba, vì Đức Phanxicô dự định tôn phong chân phước cho 124 vị tử đạo Hàn Quốc trong chuyến dừng chân tại nước này, chuyến đi còn tạo cho ngài cơ hội nâng cao nhận thức về một trong những đề tài xã hội đang nổi lên của ngài: Cuộc bách hại chống Kitô giáo vào đầu thế kỷ 21.
 
Trong bài giảng lễ hôm 4-3, Đức Phanxicô khẳng định “ngày nay có nhiều người tử đạo hơn thời Giáo hội sơ khai” và “có rất nhiều anh chị em của chúng ta làm chứng cho Đức Kitô và bị bách hại vì việc làm này”.
 
Số liệu thống kê xác nhận lời khẳng định này. Các học giả thường đưa ra con số ước tính thấp về số Kitô hữu bị giết hại trên toàn thế giới mỗi năm vì động cơ tôn giáo ở khoảng một vài trăm người, trong khi con số cao hơn do Trung tâm Nghiên cứu Kitô giáo toàn cầu ở South Hamilton, Mass., đưa ra nằm ở 100.000 người mỗi năm.
 
Con số này cho thấy số Kitô hữu tử đạo nằm trong khoảng từ mỗi giờ một người đến mỗi ngày một người.
 
Châu Á là một trong các vùng xảy ra bạo lực dữ dội nhất. Cuộc tàn sát chống Kitô hữu gây chết người nhiều nhất trong hai thập niên qua bùng nổ tại bang Orissa thuộc đông bắc Ấn Độ vào năm 2008, trong vụ bạo lực đó những kẻ cực đoan Ấn giáo dùng dao rựa điên cuồng tàn sát khoảng 500 Kitô hữu và làm hàng ngàn người khác bị thương.
 
Các vị tử đạo Hàn Quốc sắp được Đức Phanxicô tôn phong “chân phước”, bước cuối cùng trước khi được tôn phong thánh, bị sát hại vào khoảng từ năm 1791-1888 và do đó không thuộc thời hiện đại. Tuy nhiên, sự kiện này sẽ tạo cho Đức Thánh cha cơ hội giải thích lịch sử tử đạo không hề bí ẩn tí nào.

ucanews
Nguồn: http://baoconggiao.com/vi/news/Giao-Hoi-Hoan-Vu/Tai-sao-Duc-Thanh-Cha-chon-vieng-tham-Han-Quoc-3132/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét