Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Phim Doctor Strange - Chủ Nghĩa Khoa Học Và Trạm Dừng Tri Thức

Poster Phim Doctor Strange
Bộ phim mới của Đạo Diễn Scott Derickson, Doctor Strange, đã nhận được những bình luận khen ngợi vì những hiệu ứng đặc biệt của phim, lối kể chuyện lôi cuốn, và chất lượng dàn diễn viên của phim, nhưng tôi muốn tập trung vào yếu tố linh đạo ngầm chứa trong phim. Phim Doctor Strange thì khác xa với một sự giới thiệu thoả mãn về trật tự tinh thần, nhưng nó đại diện cho một bước quan trọng trong một hướng đi đúng, cho thấy là đặc biệt hữu ích với thời đại của chúng ta.
Thủ vai chính bởi nam tài tử luôn rạng ngời Benedict Cumberbatch, nên Dr. Strange là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh rất hoạt bát, đẹp trai, siêu lịch lãm, và thông minh, chỉ được gọi để xử lý những ca phẫu thuật hết sức tinh tế và phức tạp. Anh cũng là một người ngạo mạn không thể chịu nổi, mắc bệnh chỉ biết đến mình, hoàn toàn thô lỗ với các đồng nghiệp của anh, một điều gì đó thuộc về người xuẩn ngốc quí tộc. Trong khi đang đua trong chiếc Lamborghini của mình đến một buổi dạ tiệc tối, anh ta chạy ra lề và chịu những thương tích ở tay. Bất chấp những nỗ lực anh hùng của một trong những nhà phẫu thuật hàng đầu, thì những ngón tay của anh vẫn bị quặt quẹo, không còn khả năng để thực hiện những ca phẫu thuật vốn làm cho anh trở nên giàu có và nổi tiếng.
Trong cơn tuyệt vọng của mình, anh đi đến một trung tâm trị liệu bí nhiệm tại Katmandu, nơi mà những người với những hư hoại về thể lý khủng khiếp và không thể vãn hồi, như anh được nghe biết, đều được chữa lành. Ở đó anh đối diện với một nhân vật nữ bị hói hoàn toàn, do Tilda Swinton thủ vai, người tuyên bố rằng cô có thể chữa thần kinh cột sống bị nặng qua việc thúc đẩy các sức mạnh tinh thần. Khi anh ta nghe điều này, Dr. Strange vốn lý trí nổi giận và, xô ngực cô, anh ta khẳng định niềm tin rằng vấn đề tất cả như nó là và rằng con người tồn tại một thời gian ngắn theo bối cảnh của một vũ trụ vô cảm. Với điều đó, cô ta đã xô ngược lại anh và, trước sự kinh ngạc của Dr. Strange, thân thể tinh tú của anh ta lập tức rời khỏi cơ thể bình thường của anh. Đây là sự giới thiệu của anh với một thế giới mà anh chưa bao giờ biết nó tồn tại, bắt đầu hành trình học việc của anh. Nhân đây, nếu bạn muốn một người Kitô Hữu cuốn hút giải thích về hiện tượng này, thì hãy nhìn vào suy tưởng của Cha Robert Spitzer về “ý thức biến đổi vật lý”, hay theo một ngôn ngữ thông thường hơn, “linh hồn”.
Điều tôi đặc biệt thích về cuộc đụng chạm này tại Katmandu là cách nó trình bày một thách đố trước một chủ nghĩa khoa học ngạo mạn của thời đại chúng ta, mà qua đó tôi muốn nói, là sai lầm của việc giảm tất cả mọi hình thức hiểu biết thành tính cách khoa học của việc biết. Thái độ này, mặc dù đang lan rộng ngày nay qua tầm ảnh hưởng của những nhà vô thần “mới”, là hoàn toàn tự bác bỏ. Cụ thể, người cổ võ chủ nghĩa khoa học thấy, đo lường hay xác định về mặt số học thế nào qua việc thí nghiệm sự thật của tuyên bố mà chỉ có những điều đo lường được về mặt số học mới là đúng? Mặc dù như tôi nói đang hiện diện rộng khắp trong các nhóm ngày nay, thì thái độ cộc cằn này vẫn không phải là nét đặc trưng của những nhà sáng lập ra các ngành khoa học hiện đại, nhiều trong số đó như – Descartes, Copernicus, Galileo, và Newton có sẵn trong tư tưởng – là những người có nhiềm tin tôn giáo nhiệt thành, cũng không có ở nơi những nhân vật khoa học chính như Gregory Mendel, mọt người tu dòng Augustine hay Georges LeMaitre, người tạo ra công thức lý thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ và là một linh mục Công Giáo. Một Dr. Strange ngạo mạn dễ mến nhưng lại hẹp hòi cách vô vọng là một điển hình của những người cổ võ không có nền tảng hiểu biết của chủ nghĩa khoa học về cảnh tượng đương đại, những người chỉ biết khép bản thân họ lại trước điều mà cả ngàn thế hệ con người đã đón nhận.
Để tham gia vào những chiều kích năng động cảu thế giới cao hơn, Dr. Strange phải trải qua một thời gian đào luyện lâu dài và đòi hỏi cao, không giống như, vị thầy của anh ta giải thích, việc đào luyện mà anh ta đã trải qua để trở thành một nhà phẩu thuật thần kinh. Nhưng giờ đây anh ta phải bỏ cái tôi sang một bên và phó thác cho một điều mà anh ta không thể hiểu thấu. Kỷ luật này về việc nắm bắt cái ngã, dĩ nhiên, theo cách thế mà kỷ luật này nhắc nhớ người trẻ rằng có nhiều thực tại hơn là nhìn bằng mắt và theo cách thế mà kỷ luật này khích lệ họ hãy khởi sự một con đường tinh thần đúng đắn, Dr. Strange thực hiện, tôi cho rằng, là một việc quan trọng.
Tuy nhiên, tất cả mọi thứ chưa tốt với bộ phim này đứng từ quan điểm tinh thần, vì bộ phim này dừng lại, như nhiều bộ phim thời đại khác thực hiện, ở một kiểu chặng đường trước điều thực. Như bộ phim Star Wars, cũng mang nét chính là một người thanh niên trẻ trải qua một giai đoạn học việc cần thiết, Doctor Strange dẫn dắt chúng ta vào một không gian về nền tảng là mang tính Tri Thức Luận, một cõi của các sức mạnh tinh thần, cả tốt và xấu, cùng tham gia vào một trận chiến không bao giờ ngừng nghỉ và kết thúc. Phía bóng tối và ánh sáng của Sức Mạnh, còn ai nữa? Và trò chơi căn bản của nó là việc học những phép thuật và câu thần chú – bí kíp giác ngộ - vốn sẽ giúp cho người ta thực thi những sức mạnh cao hơn vì một mục đích tốt lành. Chắc chắn, có những yếu tố của câu chuyện Tin Mừng trong Doctor Strange, như trong phim Star Wars, chẳng hạn là chủ đề nỗi khổ mang tính cứu chuộc và việc đón nhận sứ mạng vì người khác. Nhưng những tầm nhìn Tri Thức Luận luôn luôn bỏ lỡ giáo huấn thiết yếu có trong mạc khải Kinh Thánh, có nghĩa là Thiên Chúa là một sức mạnh cá thể, Đấng không bao giờ có thể, ngay cả về nguyên lý, bị thao túng bởi chúng ta và Đấng có quyền tối thượng và vinh thắng trên hết tất cả và bất cứ sức mạnh nào của sự dữ đang hoạt động trong vũ trụ. Điểm quan trọng của đời sống tinh thần, trong bài đọc Kinh Thánh, không phải là việc kiểm soát các sức mạnh qua sự hiểu biết, mà là đầu phục trong niềm tin trước các mục đích của Thiên Chúa và chấp nhận từ Thiên Chúa một sứ mạng để mang lấy tình yêu của Ngài vào trong thế giới.
Tôi chắc là sẽ là đòi hỏi quá nhiều để mong đợi những bộ phim chiếu rạp có được linh đạo Kinh Thánh đúng đắn. Và nếu phim Doctor Strange có thể dẫn dụ được người trẻ ra khỏi một chủ nghĩa khoa học vô cảm và tự mâu thuẫn, mở ra cho họ một thế giới vượt ra khỏi kinh nghiệm thường nhật, thì tôi nói “hai chiến thắng đối với bộ phim”.
Robert Barron – Giám Mục Phụ Tá TGP Chicago – Giám Đốc Word On Fire
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
Nguồn: http://masimpress.com/van-hoa/phim-doctor-strange-chu-nghia-khoa-hoc-va-tram-dung-tri-thuc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét