Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Jean-Pascal Bobst, đầu tàu kỹ nghệ và nhà truyền giáo


Đứng đầu tàu một công ty đa quốc gia Thụy Sĩ, ông Jean-Pascal Bobst tự cho mình có hai sứ mạng: bảo đảm sự phát triển của công ty gia đình mà ông điều khiển và “đưa Tin Mừng vào môi trường làm việc của mình”.

Nụ cười thẳng thắn và ánh nhìn trong sáng, ông Jean-Pascal Bobst là mẫu người thiện cảm. Ở đây không có chuyện lôi cuốn hấp dẫn. Đúng hơn là có chiều sâu. Một sức mạnh thầm lặng. Ông Jean-Pascal Bobst, 53 tuổi là thế hệ thứ tư của công ty Bobst, đứng đầu kỹ nghệ gia đình có cùng tên. Với số doanh thương 1,53 tỷ quan Thụy Sĩ và có gần 5.400 người hợp tác ở trên năm mươi nước, ông là một trong các nhà cung cấp hàng đầu trang thiết bị và dịch vụ chế tạo bao bì và nhãn hiệu. Có thể có người sợ môi trường kỹ nghệ nhưng ông Jean-Pascal Bobst không sợ, ông lớn lên trong môi trường này. Ông không nhìn môi trường này như môi trường mà con người phục vụ cho máy móc, ngược lại là đàng khác, ông xem đây là môi trường của một tiến trình phát triển nhân bản… và là đất truyền giáo, đất của phúc âm hóa.

Ông tâm sự: “Tôi lớn lên trong một hoàn cảnh thuận lợi. Tôi nghĩ tôi giống như ‘Thánh Bernard’ của gia đình, tôi luôn tìm cách để mình là yếu tố hợp nhất. Nhận một giáo dục công giáo, tôi cũng nhận đức tin do cha mẹ tôi truyền lại.” Giữa tuổi 11 và 13, trong kỳ hè, ông là người đi khiêng cáng ở Lộ Đức. Ông nhớ lại: “Chính ở đó tôi được mạc khải sự hiện diện của Chúa. Là người khiêng cáng, chúng tôi phải lo cho người bệnh. Chính khi tôi nhìn một người đàn ông bị biến dạng, chỉ nhìn hình hài bầm tím của ông làm tôi nản lòng. Tình cờ đưa đẩy, tôi là người đưa ông lên xe cứu thương. Trong chuyến đi khoảng mười mấy phút, người bệnh hỏi tôi làm gì, tôi trả lời. Khi đó ông nói với tôi ‘tôi đến đây để gặp Chúa nhưng tôi tặng anh tuần lễ của tôi’”. Đó là một mạc khải, tôi tan ra như nước đá! Hình dáng của ông vẫn còn làm tôi sợ, nhưng bây giờ tôi thấy sự hiện diện sống động của Chúa Kitô”. Khi về nhà, ông nói chuyện này cho gia đình nhưng ông như nghe câu trả lời: “Tốt cho sáng chúa nhật nhưng không phải cả tuần!”

Lúc đó là thời gian bắt đầu của một tiến trình hoán cải lâu dài. Trong thời gian học kỹ sư cơ khí, rồi lúc thân sinh ông qua đời lúc ông mới 22 tuổi và khi ở bên cạnh người mà sau này là vợ ông, ông không ngừng tự hỏi: làm sao để sống tình yêu Chúa Kitô trong đời sống hàng ngày? Câu hỏi này, ông quay đủ mọi phía, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng kia. Về mặt nghề nghiệp, sau khi học xong ông làm việc trong công ty của gia đình, ông bắt đầu từ bậc thang thấp nhất. Cứ mỗi ba năm ông thay đổi chức vụ, cho đến năm 2007 thì ông đứng đầu công ty.

Sống Nước Chúa mỗi ngày

Ông công nhận: “Điều này không đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Giữa những năm 2000 và 2007, tôi phải cấu trúc lại công ty, bằng cách thành lập một công ty gia đình để tránh sự va chạm của các thành viên trong gia đình và cũng để bảo tồn và phát triển di sản của chúng tôi”. Và rồi cơn khủng hoảng kinh tế năm 2007. “Với cơn khủng hoảng, vấn đề cấu trúc lại công ty phải được đặt ra. Năm trước, 2006, tôi cho thấy ước muốn có sự hợp nhất. Vì thế tôi quyết định điều khiển công ty Bobst”. Kể từ năm 2007, công ty phát triển, kinh tế Thụy Sĩ phải đối diện với sự giảm 1,9% chỉ số Tổng sản phẩm nội địa (PIB): “Trong một năm chúng tôi mất hơn 30% chỉ số tài chánh. Từ 2,600 người hợp tác chúng tôi còn 1.600 người. Không sa thải nhân viên nhưng đóng cửa dần dần các hoạt động và các địa điểm”. Ông vẫn còn nhớ các cú sốc của vụ này… và các lời chỉ trích sau đó. “Người ta nhìn tôi như người thừa kế sa thải nhân viên; thậm chí tôi còn bị tấn công về các giá trị kitô của tôi! Dù vậy, suốt quá trình này, tuy tôi không nhất thiết phải ngủ ngon, nhưng tôi rất thanh thản vì tôi luôn đi tìm khuôn mặt của Ngài. Tôi luôn dành thì giờ để lắng nghe Ngài và tự vấn làm sao để sống nước Chúa mỗi ngày, từ 8 giờ sáng đến khuya”.

Chỉ trong vài giây, thời gian ngừng lại. Sống Nước Chúa. Bất hoặc người trước mặt là ai, khách hàng, nhân viên hay giám đốc, ông Jean-Pascal Bobst đều nhấn mạnh về nhận thức cấp thiết rằng Chúa xứng đáng trong lời của Ngài để thấy Chúa trong mọi sự. “Trong tận sâu thẳm lòng tôi, tôi luôn cảm thấy bình an, thanh thản, một lòng tin tưởng với một hạnh phúc dù tôi không buộc phải biết chuyến xe điện hay chiến lược phải có trong ngày. Ngài cưng chiều tôi đủ, nhưng không bao giờ quá để tôi vẫn khiêm tốn phục vụ Ngài. Tôi phải giữ lòng khiêm nhường và quỳ gối xuống trước trách vụ khổng lồ, đưa Tin Mừng vào môi trường làm việc của tôi”. 

“Con người, hiểu biết và các giá trị”

Qua cố gắng, qua mô phạm, qua tái triển khai, công ty Bobst lên dốc. Năm 2015, công ty kỷ niệm 125 năm thành lập, ông Jean-Pascal Bobst lại tự hỏi. Làm thế nào để mừng kỷ niệm này với cái nhìn hướng về tương lai? Trong một năm, ông làm việc với ban giám đốc của mình để suy nghĩ cách định hướng cho công ty. Thành quả của công việc này được tóm trong câu: “Con người, hiểu biết và các giá trị”. Và trong dịp kỷ niệm sinh nhật này, khi khánh thành các trụ sở mới, ông Jean-Pascal Bobst quyết định “chính thức” loan báo làm truyền giáo. Ông nhớ lại: “Vào cuối buổi khánh thành chính thức, tôi để ra mười lăm phút để nói, công ty này không thuộc về chúng tôi, nhờ cha mẹ chúng tôi mà chúng tôi có mặt ở đây, nhưng nhất là nhờ Chúa Kitô! Thật là một cú sốc, mọi người không chờ để nghe như vậy. Sau đó một linh mục, một mục sư tin lành và một mục sư giáo phái phúc âm lên tiếng và ban phép lành cho cơ sở”.

Bobst

“Đi song song với Chúa Giêsu là tuyệt vời”

Xúc động khi sống lại giây phút này, ông Jean-Pascal Bobst nhớ lúc đó ông cảm thấy rất hạnh phúc, ông cười nói: “Đó là giây phút rất mạnh, như thử bạn chia sẻ một cái gì rất mật thiết với mọi người. Dĩ nhiên nó có hậu quả nặng nề, nhưng nó đã cho tôi được tự do diễn tả. Bây giờ, mỗi lần đến các kỳ hạn quan trọng, tôi ở trong niềm vui vì cùng đi song song với Chúa Giêsu thì thật tuyệt vời”.

Sứ mạng của ông, ông thấy trong môi trường kinh tế, trong môi trường doanh thương. Ông giải thích: “Vai trò của tôi là sống, là làm chứng, là nói lên tình yêu của Chúa Cha chung quanh tôi. Cuối cùng tôi quản lý việc kinh doanh Nước Chúa. Chúng tôi phải đạt được mục đích tuyệt vời này… và đạt được xuất sắc trong điều hành, trong quan hệ”. Ông nhấn mạnh: “Đòi hỏi thì cao! Không có chỗ cho quyền lực, cho bất hòa, cho ít ỏi”. “Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm kiếm sự xuất sắc mà vẫn yêu thương. Cẩn thận, yêu thương không có nghĩa là lấy những quyết định khó khăn như cho nghỉ việc. Nhưng có nghĩa là phải làm việc này trong thiện cảm, giúp đương sự bằng cách đề nghị một năm đào tạo chẳng hạn. Việc sa thải không nên là nỗi đau mà cơ hội để người đó làm chủ đời mình và trao cho họ tất cả chìa khóa để họ đạt được.

Còn ngày mai? “Nhiệm vụ của người chủ là có một tầm nhìn rõ ràng, nâng tinh thần đội ngũ mình, tạo tin tưởng. Đó là vòng tròn đạo đức. Trong công ty, các giá trị là khí cụ cạnh tranh nhất mà chúng ta có cho ngày mai. Một khi bạn bám neo, bạn biết bạn là ai, vì thế dễ dàng hơn để tiến hóa và để dự phóng”. Ông Jean-Pascal Bobst nhắc lại: “Đức tin của tôi đòi hỏi tôi phải quảng đại và cho không đo đếm. Nhưng đồng thời, bổn phận chúng tôi là phải phát triển những gì mình đã nhận, đó là dụ ngôn các nén bạc. Cuối cùng, nó có giá trị trong tất cả các lãnh vực của cuộc sống, tôi nghĩ, chúng ta không nên làm những gì chúng ta không thể làm được, nó đã được giải quyết trên Thập giá. Mặt khác, những gì chúng ta có thể làm là để làm chứng, để mang đến sứ điệp của Chúa Kitô”.

fr.aleteia.org, Agnès Pinard Legry, 2018-10-04
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét