Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Hội Đồng Giám Mục California xin mọi người cầu nguyện cho mưa tại tiểu bang



Lời kêu gọi cuả Hội Đồng Giám Mục California 


Hội Đồng Giám Mục California đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện xin cho mưa để cứu vãn nạn hạn hán đang diễn ra trầm trọng tại tiểu bang.

" Xin Chúa mở cửa các tầng trời để những giọt mưa cuả lòng thương xót Chuá đổ xuống trên đồng ruộng và núi đồi của chúng con, " là lời kinh cuả Đức Giám Mục Jaime Soto của Sacramento. "Chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho những ai đang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng thiếu nước và cho chúng ta có sự khôn ngoan và bác ái trong việc quản lý tốt hơn món quà quý giá này. "

Lời cầu nguyện cũng kêu gọi các cấp lãnh đạo chính trị hãy "tìm kiếm lợi ích chung trong khi cùng học hỏi cách quản lý và chia sẻ những nguồn nước là món quà của Thiên Chúa vì lợi ích của tất cả mọi người. "

Nhiều hồ chứa nước lớn ở California đã hạ thấp dưới 50 phần trăm, các lớp băng tuyết trên núi chỉ còn độ 20 phần trăm cuả mức bình thường. Lượng mưa cuả Tiểu Bang đã nằm ở dưới mức trung bình trong ba năm liền.

Giới nông dân và đại diện các quận địa phương đã kêu gọi Thống đốc Jerry Brown tuyên bố tình trạng hạn hán khẩn cấp. 

Tình trạng thiếu nước sẽ gây ra nhiều hậu quả kinh tế, y tế và chất lượng cuộc sống của cư dân California, theo lời tuyên bố cuả Hội Đồng Giám Mục California ngày 06 tháng 1. Việc sản xuất thực phẩm, vệ sinh, điện lực, bảo vệ môi trường và nhiều lãnh vực khác sẽ bị ảnh hưởng.

Hội Đồng Giám Mục đã phát hành nhiều bài kinh để cầu nguyện xin mưa, cho những người bị ảnh hưởng, và cho những người có trách nhiệm quản lý tài nguyên nước trong tiểu bang.

Đức Giám Mục Jaime Soto, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Tiểu Bang, cho biết tình trạng thiếu nước nhắc nhở mọi người ở California rằng " chúng ta phụ thuộc vào Đấng Tạo Hóa. "

Ngài nói con người là "người quản lý của đấng Tạo Hoá" và do đó có thể kêu cầu lên Chúa "đoái nhìn xuống hoàn cảnh ngặt nghèo của chúng ta và xin nghe lời cầu xin của chúng ta. "

"Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống con người ", Ngài nói thêm. " Sự phụ thuộc của chúng ta vào nước cho thấy rằng chúng ta là một phần của sáng tạo và sáng tạo là một phần của chúng ta. "

Nạn hạn hán




Theo phân tích cuả giới hữu trách (California's Department of Water Resources) thì không khí nằm ở phía đông biển Thái Bình Dương (phía Hoa Kỳ ) đã có một áp xuất cao hơn bình thường trong nhiều năm qua, áp xuất cao như thế tạo ta một hàng rào ngăn cản không cho những cơn bão từ biển đổ vào California, gây ra nạn thiếu mưa. Không có dấu hiệu nào cho thấy vùng áp xuất sẽ giảm trong năm 2014 này, có nghĩa là nạn hạn hán sẽ còn kéo dài và sẽ trầm trọng hơn.

Số lượng tuyết trên rặng núi Sierra Nevada chỉ còn khoảng 20% so với số trung bình cuả tháng Giêng, đây là một tháng Giêng khô nhất trong lịch sử. 60% các hồ chứa nước cuả Tiểu Bang bắt nguồn từ nhửng rặng núi này.

Theo bá cáo cuả cơ quan phòng chống hạn hán cuả Hoa Kỳ (U.S. Drought Monitor) thì hiện nay 88% Tiểu Bang đang ở trong tình trạng hạn hán cấp từ nhẹ cho tới nặng (moderate to severe) và 28% đang ở trong tình trạng trầm trọng (extreme drought).

Thí dụ, nếu tính theo 'chu kỳ nước' (mỗi năm từ ngày 1 tháng 7 tới ngày 30 tháng 6 năm sau) thì vùng phía Nam cuả vùng Thung Lũng Hoa Vàng (Bay Area) phải có được 50 inches (1270mm) nước mưa. Năm nay, chu kỳ đã đi được quá một nửa rồi mà mới chỉ có 2.39 inches (60.7mm) nước mà thôi, như vậy trong vài tháng tới vùng này sẽ cần có 48 inches (1219mm) nước đổ xuống, tức là mỗi ngày phải có 0.43 inches (11mm) mưa.

Vì thiếu mưa cho nên các hồ chứa đều cạn kiệt. Hồ Folsom Lake chỉ còn 18%, hồ Lake Orovillle 36 %, hồ Shasta Lake 36 %, Hồ San Luis Reservoir 30%. 

Ảnh hưởng bất đồng đều:




Vì thế Sở tài Nguyên Nước (Department of Water Resources) đã chỉ có thể thoả mãn 5% những đơn đặt hàng cuả 29 sở bộ khác, gây ảnh hưởng đến 25 triệu người sống dưới trách nhiệm cuả các sờ bộ này và gây khan hiếm cho 1 triệu acres (400 ngàn hectare) đất trồng tiả.

Trong khi vùng nông nghiệp bị ảnh hưởng nguy hại như thế thì vùng 'thành thị' ở California hầu như sẽ không cảm thấy áp lực nào.

Trong nhiều năm qua, các vùng đô thị lớn đã tung tiền ra mua những 'quyền' (water right) ở nhiều hồ nước và xây dựng các ống dẫn nước về thành phố, cho nên theo tin cuả Metropolitan Water District of Southern California (Bộ Tài Nguyên Nước vùng đô Thị Nam California) thì vùng Los Angeles-San Diego sẽ không bị hạn chế. 

Ông Jeffrey Kightlinger, tổng giám đốc cuả Metropolitan cho biết: " Chúng tôi có dư nước cho năm 2015, và nếu vẫn còn hạn hán thì chúng tôi vẫn có đủ nước cho năm 2016. Nhưng hội đồng quản trị của chúng tôi sẽ có một cái nhìn nghiêm khắc để làm thế nào chúng tôi sống qua giai đoạn đó. Thật là một điều tốt đẹp vì chúng tôi đã đầu tư vào việc đó (3 tỷ cho các kế hoạch về nước). Ngày nay chúng tôi có nhiều lựa chọn. "

Nhưng cũng có những vùng bị thiệt thòi không phải vì không biết đầu tư, nhưng chỉ vì lý do chính trị hoặc toà án.

Trước năm 2007, California và chính phủ Liên Bang đã thành lập 50 hồ chứa nước và đặt 1.200 dặm kênh đào để cung cấp nước cho khoảng 22 triệu người và dẫn thủy nhập điền cho bốn triệu mẫu đất trên toàn tiểu bang.

Vào tháng 5 năm 2007, Tòa án Liên Bang ra phán quyết cần phải tái phân bổ số nước để bảo vệ loại cá Delta smelt- cá ốt me- vì đó là loại cá nằm trong danh sách nguy cấp. 

Vì thế, trong năm 2009 và 2010 hơn 300 tỷ gallon nước (1.1 tỷ m3, tương đương với số nước cho 1 triệu mẫu đất ) đã phải chuyển hướng từ trong thung lũng Central Valley (miền Trung) đưa vào vịnh San Francisco tức là đổ ra biển Thái Bình Dương. 

Hàng nghìn công nhân trang trại đã mất công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong vùng lên đến 40 phần trăm. Ngày nay, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực vẫn còn ở mức trung bình là 17%. Với lượng mưa hiện nay ở mức thấp gần kỷ lục, các quy định cuả Toà án vẫn không thay đổi, người ta dự tính số thất nghiệp sẽ tăng cao.

Hậu quả cuả sắc lệnh thiên tai.




Một sắc lệnh cuả Tiểu Bang hay cuả Liên Bang tuyên bố tình trạng thiên tai sẽ không làm cho mưa đổ xuống.

Nhưng nếu lời kêu gọi cuả Hội Đồng Giám Mục California được Thống đốc Jerry Brown chấp nhận và ông tuyên bố tình trạng thiên tai, nó sẽ tạo ra sự chú ý cấp Liên Bang, thúc đẩy những động lực cứu trợ, giảm bớt những điều lệ khắt khe về việc sử dụng tài nguyên nước và thiết lập những công thức công bình hơn cho việc phân phối nước.

"Đó là một bước quan trọng," theo lời ông Chris Brown, giám đốc điều hành cuả California Urban Water Conservation Council. "Có vị Thống đốc nói với tất cả mọi người rằng chúng ta cần phải bắt đầu hành xử dưới một tình trạng thiếu nước, thì sẽ là một tin nhắn mạnh mẽ tới toàn bộ Tiểu Bang."

Tuy nhiên, ông cho biết, Vị Thống đốc có thể sẽ miễn cưỡng làm như vậy, bởi vì việc công khai tuyên bố có nạn hạn hán cũng cho thấy nhà nước đang gặp khó khăn về kinh tế.

"Rất nhiều người sẽ giải thích sự kiện là 'xấu cho doanh nghiệp." 

Và...dĩ nhiên chính trị củng đóng một vai trò quan trọng. Những vùng nông thôn đang gặp khó khăn thường là những vùng 'Cộng Hoà' mà ông Thống đốc hiện nay lại là 'Dân Chủ.'

Trần Mạnh Trác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét