Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Nguồn gốc dòng dõi Chúa Giêsu Kitô



Trong dân gian khi tìm hiểu về lịch sử thân thế người nào, người ta tra cứu nguồn gốc tổ tiên nơi cuốn gia phả của dòng họ người đó.

Cuốn gia phả dòng dõi của dòng tộc được viết xây dựng như một cây có gốc rễ rồi vươn lên cao thành thân cây tủa nảy sinh các nhánh cành. Bắt đầu từ gồc rễ tổ tiên nảy sinh ra ra các thế hệ dòng dõi kế tiếp theo nhau vươn lên cao.


Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, sinh xuống trần gian làm người, cũng thuộc về một dòng dõi tổ tiên như bao người khác trên trần gian. 


Nguồn gốc dòng dõi của Chúa Giêsu được ghi viết lại thành gia phả trong Kinh Thánh nơi Tin mừng Chúa Giêsu Kito theo Thánh Matheo Mt 1, 1-17.


„ Gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Đavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara ?bởi bà Thamar; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Đavít.


Đavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.


Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Sala-thiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Đức Kitô.


Vậy, từ Abraham đến Đavít có tất cả mười bốn đời, từ Đavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.“


1. Tổ phụ Abraham


Trong cuốn gia phả Chúa Giêsu Kito theo Thánh sử Matheo ghi lại, hai nhân vật chính được đề cập đến thủy tổ nguồn gốc của Chúa Giêsu: Tổ phụ Abraham và Vua Davít.


Sau khi con người bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, và sự rối loạn do hậu qủa xây tháp Babel, lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người được khởi sự. 


Ông Abraham được tuyển chọn là dòng dõi gốc rễ. Ông là người lữ hành sống nếp sống du mục di chuyển. Có thể nói được, đó là lối sống lữ hành di chuyển từ hiện tại tiến về tương lai. Lối sống lữ hành du mục của Ông nói lên chiều kích năng động tiến về đàng trước, đi vào con đường tương lai đang xuất hiện. Trong thư gửi tín hữu Do Thái đã có lời viết về Abraham: „ Ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng.“ (Dt 11,10)


Lời đoan hứa ơn cứu độ của Thiên Chúa không chỉ dành cho riêng Abraham, nhưng còn vươn trải rộng đến mọi thế hệ dòng dõi kế tiếp của Ông nữa: “Ông sẽ trở thành một dân tộc lớn mạnh và mọi dân tộc sẽ được chúc phúc.“ (ST 18,18.)


Và như thế toàn thể lịch sử khởi đầu từ Abraham dẫn trải tới Chúa Giêsu. Gia phả Chúa Giêsu Kito theo Thánh Matheo với tổ phụ Abraham khởi đầu lời hứa ơn cứu độ hướng tới đoạn chót của Tin mừng với lời của Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ: „Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy.“ (Mt 28,19). Đoạn ghi gia phả Chúa Giêsu bắt đầu căng trải toàn thể hướng về thời hiện tại, tính cách toàn cầu hóa với lời sai đi của Chúa Giêsu loan báo về nguồn gốc của Ngài.


Nhân vật thứ hai trong giả phả Chúa Giêu Kito được Thánh sử Matheo viết đến như nguồn gốc của lịch sử lời hứa ơn cứu độ là Vua Thánh David. 


2. Chi nhánh dòng dõi vua David


Gia phả được chia ra ba thời kỳ,Thời kỳ thứ nhất từ Tổ Abraham đến Vua David có 14 đời, thời kỳ thứ hai từ Vua Salomon đến thời bị lưu đày sang Babylon với 14 đời, và thời kỳ thứ ba từ sau thời lưu đầy đến Chúa Giêsu Kito sinh ra, lời hứa ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện, cũng có 14 đời.


Tại sao lại có con số 14? Con số 14 là một con số tượng trưng suy ra từ tên Vua David theo nguyên ngữ Do Thái - theo nguyên ngữ tiếng Do Thái những vần chữ tên David hợp chung lại thành con số 14: D=4, W = 6 và D= 4. Và dựa theo tên Vua Davit, tổ tiên của Chúa Giêsu, nên gia phả cũng chia làm ba giai đoạn. Ba giai đoạn với ba lần 14 thế hệ trong lịch sử từ gốc rễ Abraham và Vua David đến Chúa Giêsu là cung ngai vĩnnh cửu.


3. Sứ mạng của Chúa Giêsu 


Gia phả Chúa Giêsu theo Thánh sử Matheo hầu hết nói đến tên những người đàn ông. Có thể nói đó là gia phả theo chế độ phụ hệ. Nhưng trước đức mẹ Maria, người được nói đến sau cùng trong gia phả, cũng đã có 4 tên người phụ nữ khác được nói đến: Tamar, Rahab, Ruth và vợ của Urija.


Tại sao lại có bốn tên người phụ nữ ở trong gia phả, và với ý nghĩa gì?


Người ta kể bốn người phụ nữa đây đã là những người tội lỗi. Họ được nói đến trong gia phả Chúa Giêsu, Đấng cứu Thế, nói lên Chúa Giêsu đến trần gian để tẩy xóa tội lỗi cùng ban ơn tha thứ cho người phạm tội. 


Bốn người phụ nữ này không phải là người Do Thái. Và như thế họ đại diện cho mọi dân tộc trên hoàn vũ có chỗ đứng trong gian phả Chúa Giêsu. Và qua đó sứ mạng của Chúa Giêsu đến với người Do Thái cùng với người ngoại các dân tộc được hiển thị rõ ràng thêm ra. 


4. Cha mẹ Chúa Giêsu


Gia phả Chúa Giêsu kết thúc với tên một người phụ nữ: mẹ Maria, là một khởi đầu mới và làm cho toàn thể gia phả trở nên nhẹ nhàng. Gia phả viết theo một thứ tự „ Abraham sinh Isaak...“ nhưng ở đoạn kết thúc nói về Chúa Giêsu sinh ra lại khác: Giacop sinh Giuse là bạn đường của đức mẹ Maria, người sinh hạ Chúa Giêsu Kitô.


Liền tiếp theo gia phả Chúa Giêsu, Thánh sử Matheo viết về Thánh Giuse không phải cha Chúa Giêsu. Thiên Thần Chúa hiện ra nói với Giuse: hãy nhận Maria làm vợ. Thai nhi trong cung lòng Maria là do quyền năng Chúa Thánh Thần Mt 1, 18-20.


Đức mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, đóng vai trò moột khởi đầu mới trong chương trìng lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa.


Thai nhi Giêsu là công trình sáng tạo mới do đức Chúa Thánh Thần tác động.


Thánh Giuse theo phương diện pháp lý là cha Chúa Giêsu, nhưng cha thật của Giêsu là Thiên Chúa. Nguồn gốc Chúa Giêsu theo dòng dõi người trần thế được viết lại trong gia phả, nhưng vẫn còn là mầu nhiệm bí ẩn cho tâm trí con người về nguồn gốc thật sự thiên tính của Người.


Gia phả của Chúa Giêsu là gia phả theo chế độ phụ hệ, nhưng phần cuối gia phả đức mẹ Maria có chỗ đứng quan trọng trong chương trình lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa. Maria là một phụ nữ sống khiêm nhường ở làng quê Nazareth. Nơi người phụ nữ này đã diễn ra một khởi đầu mới của chương trình Thiên Chúa cho con người.


Đức Thánh Cha Phanxico hôm 17.12.2013 trong phần suy niệm phúc âm vể gia phả Chúa Giêsu theo Thánh sử Matheo đã nêu lên ý nghĩa ẩn chứa trong phần này: „ Đã có lần tôi nghe người ta nói, đoạn phúc âm nói về gia phả Chúa Giêsu giống như liệt kê tên trong cuốn sổ điện thoại. Nhưng không phải như vậy đâu, nó khác biệt hơn thế nhiều. Chương đoạn viết gia phả Chúa Giêsu trong phúc âm là một tường thuật lịch sử liên quan đến những điều quan trọng. Là lịch sử như Thánh giáo hoàng Leo cả đã nói, vì Thiên Chúa đã sai con của Ngài đến. Và Chúa Giêsu đồng bản tính với Thiên Chúa là Cha, đồng thời cũng đồng bản tính với mẹ mình, một người phụ nữ. Thiên Chúa đã trở thành lịch sử. Ngài muốn đi vào lịch sử với chúng ta, cùng đồng hành đi với chúng ta.“ 


Thánh Matheo viết phúc âm Chúa Giêsu đặt trọng tâm đến nguồn gốc dòng dõi con người của Chúa Giêsu. Nên ngay chương đầu tiên Thánh nhân đã viết gia phả Chúa Giêsu ngay phần mở đầu. Vì thế phúc âm theo Thánh Matheo có biểu tượng hình người có đôi cánh và tay cầm chiếc bút viết. 


Lễ Chúa giáng sinh 25.12. 2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long


Lấy hứng từ:


- Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Prolog die Kindheitsgeschichten, 1. Kapitel Woher bist Du? Seite 16- 19, Herder Freiburg i.Breisgau 2012

- R. Schnackenburg, Matthaeusevangelium 1,1₫- 16,20, Die neueechter Bibel, Echter Verlag 2. Aufl. 1991, Seite 17 ff.

- Joachim Gnilka, Das Mathaeusevangelum 1,1- 132,58, 1. Teil, Herder Freiburg i. Breisgau 2000, Sonderausgabe, Seite 2 - 6.

- Alexander Sand, Das Evangelium nach Nathaeus, St. Benno Verlag 1989, Seite 41- 46.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét