Khi sử dụng Email và các Mạng Xã Hội (Social Media) như Facebook, Twitter, Google+, YouTube, Instagram… ta cần phải có những biện pháp an toàn như sau:
1. Sử dụng password (Mật mã):
- Phải sử dụng các password khác nhau cho những mạng xã hội khác nhau.
- Trong một password: phải bao gồm chữ, số và các ký hiệu
(ví dụ: @, #, *, $ …).
(ví dụ: @, #, *, $ …).
2. Để khỏi bị ăn cắp password hay những thông tin bí mật:
- Đừng trả lời khi thấy những tin nhắn lạ đáng nghi ngờ.
- Đừng điền password theo yêu cầu của những trang web lạ đáng nghi ngờ.
- Đừng gửi password qua email, và đừng trao đổi password với người khác.
3. Log out (khoá tài khoản):
Điều cực kỳ quan trọng là phải nhớ khoá tài khoản và tắt màn hình ngay sau khi hoàn tất việc cần làm trên web, trên email, hay trên mạng xã hội.
Nếu không, kẻ khác sẽ vào được trong tài khoản của bạn để lấy thông tin, gây rối loạn, mang danh nghĩa bạn để đưa lên những nội dung nguy hiểm, làm hỏng trang web…
4. Sử dụng máy tính công cộng để vào Mạng Xã Hội:
Tránh sử dụng café internet công cộng để vào Mạng Xã Hội.
Kẻ xấu có thể thiết lập một “key logger” để sau đó mở được các tài khoản của bạn trên các mạng Xã Hội.
5. Ngăn chặn những comments hay users không tốt:
- Tìm profile (hồ sơ) của những users không tốt và khoá lại.
- Xoá bỏ những comments không tốt.
6. Báo cho người cung cấp dịch vụ (Mạng Xã Hội) nếu thấy những comments hay những nội dung post không tốt:
- Để người cung cấp dịch vụ ngăn chặn những tài khoản vi phạm.
- Họ sẽ ngăn chặn không cho những tài khoản này liên hệ với bạn.
7. Không khai sai tuổi của mình trên Mạng Xã Hội:
- Để tránh những sự cố trớ trêu như: một cô bé 18 tuổi “yêu điên cuồng” một người 55 tuổi trên mạng, vì người đó khai man mình mới có 25 tuổi…
- Để tránh trở thành kẻ lừa đảo.
8. Tránh tạo những tài khoản giả danh người khác (fake account):
- Sẽ dẫn đến nhiều phức tạp.
- Sẽ bị phát hiện và bị phạt như là kẻ lừa đảo.
9. Trước khi chia sẻ trên Mạng Xã Hội:
- Phải xem lại độ chính xác, cách xưng hô, ngữ pháp, chính tả… để tránh bị coi là kẻ lừa đảo hay kém học thức.
- Trước khi publish phải coi lại nội dung 1 lần, và coi lại hình ảnh kỹ hơn: 2 hoặc 3 lần.
10. Trước khi tải bất cứ nội dung nào xuống, phải xét xem:
- Nội dung này có hữu ích không?
- Có chiếm không gian lưu trữ của mình cách vô ích không?
- Có tạo ra một liên hệ nguy hiểm với nguồn của nội dung này không?
11. Trao đổi trên Mạng Xã Hội:
- Tránh gửi đi những thông tin và hình ảnh đời tư nhạy cảm.
- Tránh gửi thông tin cá nhân như: bạn đang làm gì, đang ở đâu, đang đi đâu, đang dự định làm gì, đang nghĩ về ai… khiến cho kẻ xấu có thể theo dõi và tìm cách làm hại bạn.
12. Khi sử dụng selfie để tự chụp hình hay tự quay phim bản thân:
- Phải nhìn kỹ xem phía sau mình có gì không thích hợp chăng?
- Trước khi gửi đi, phải xem kỹ lại 2 lần: có nên phổ biến hay không?
13. Khi sử dụng GPS và post lên những nơi ở đặc biệt của bạn:
- Post lên mạng những hình ảnh sinh hoạt tại tư gia của bạn: Xem ra là hấp dẫn nhưng coi chừng kẻo bị kẻ xấu theo dõi và quấy nhiễu.
- Khi đi đâu xa mà post lên các hình ảnh của bạn ở những nơi ấy: Rất vui, nhưng coi chừng kẻ xấu có thể biết bạn đang vắng nhà và đột nhập vào nhà của bạn.
- Tuy nhiên, bạn sẽ an vui và giúp ích cho rất nhiều người khi bạn post lên mạng những trải nghiệm đức tin của bạn tại giáo xứ, tại các cộng đoàn... Biết bao nhiêu người đang cần được thấy dung nhan Đức Giêsu qua những chia sẻ về niềm tin của bạn…
MICHAEL PERIA
MẠNH HỮU phỏng dịch
Nguồn: Social Media Education - Trainer’s Manual (p. 37-42)
Đăng lại từ: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20170825/39683
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét