Munich, Đức 11-8 - 2017 (CNA/EWTN).-Giáo hội Công Giáo ở Đức, "tinh thần thì nghèo và suy giảm, nhưng vật chất thì lại giào xụ." Đó là ý kiến cuả ông Anian Christoph Wimmer, biên tập của hãng tin Công Giáo CNA tại Đức.
Trên báo tiếng Anh Catholic Herald ngày10 tháng 8, ông Wimmer cho rằng giáo hội Đức hiện nay có một sự kết hợp không lành mạnh là "ảnh hưởng tinh thần thì suy giảm mà ảnh hưởng tài chính thì lại kếch xù."
"Một mặt, thống kê chính thức sơn lên một bức tranh u ám do việc suy giảm giáo dân, tham dự Thánh Lễ thưa thớt và tham gia vào các bí tích thiếu sót," ông nói. "Mặt khác, giáo hội Đức lại rất giàu và tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể ở trong và ngoài nước, không thua gì Vatican."
Theo Hội đồng các giám mục Đức, 160.000 người Công Giáo đã rời Giáo Hội vào năm 2016, trong khi chỉ có 2,574 gia nhập. Số linh mục giảm 200 xuống còn 13,856. Số lượng người nhận bí tích thêm sức và hôn nhân cũng suy giảm. Mặc dù hội đồng giám mục không đếm số người xưng tội, ông Wimmer nói phép bi tích này "hầu như không có ý nghĩa đối với nhiều người, nếu không phải là cả giáo xứ."
Trong khi người ta có thể mong đợi các nhà thờ sẽ sử dụng sự giàu có của mình cho việc truyền giáo, Wimmer nhận xét, "đây cũng là điều dường như đang trốn tránh các nhà thờ ở Đức.
Tuy con số tham dự lễ Chúa Nhật được ổn định ở số 11.5-11.7 triệu mỗi năm trong các thập niên 1950 và 1960, đã giảm xuống còn 2,5 triệu vào năm 2015. Tổng số dân Công Giáo Đức là 23,8 triệu.
Giáo Hội là một chủ nhân tuyển dụng nhiều người nhất nước Đức và các nhà thờ vẫn có thể duy trì được là do số tài sản tài chính. Trong hệ thống thuế của Đức, người đăng ký Công Giáo phải trả thuế tới tám hoặc chín phần trăm cuả số thu nhập cho nhà thờ. Do đó giáo hội thu được gần 7,1 tỷ USD vào năm 2016, một kỷ lục.
Tiền thuế dư giả đó đã giúp cho tiền lương của một giám mục thường vượt quá $11,700 mỗi tháng, cũng như giúp cho các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác, như bệnh viện, trường học và các xe phát cơm hoạt động. Thuế cũng chu cấp cho các mạng lưới từ thiện, cung cấp hàng trăm triệu đô la viện trợ mỗi năm, ở trong và ở ngoài nước.
"Nhờ có nền kinh tế đang bùng nổ của Đức, sự mất đi hàng trăm ngàn người Công Giáo hàng năm đã chưa làm cho kho bạc cuả giáo hội bị thâm thủng," Wimmer nói.
Số lượng tham gia trong giáo xứ là thấp nhất trong lịch sử ở khu vực dọc theo sông Rhine. Giáo phận Aachen và Speyer báo cáo chỉ có 7.8% người Công Giáo đi lễ Chúa Nhật. Chỉ có ở Đông Đức như bang Sachsen,Thüringen thì khối lượng người đi lễ còn cao trong các cộng đồng hải ngoại, gần được 20 phần trăm. Một số vùng của bang Bayern, quê hương cuả Giáo hoàng Benedict XVI, cũng có nhiều "dấu hiệu sinh động."
"Đức tin đã bị bốc hơi," Hồng Y Friedrich Wetter, Tổng giám mục danh dự của Munich và Freising, nói với Wimmer.
Nhiều nhà cải cách đã đưa ra nhiều ý kiến.
"Một số đề xuất rằng nên bãi bỏ thuế nhà thờ. Họ giả định rằng nếu tiền đã không giải quyết được vấn đề, thì điều ngược lại là sự vắng mặt của tiền sẽ giải quyết được các vấn đề ấy, "ông Wimmer cho rằng những ý tưởng này đáng lưu ý, nhưng chưa có ai đã nghĩ cho thật là thông suốt.
Một đề xuất khác là "thêm sự đa dạng", như vận động bãi bỏ việc độc thân cuả linh mục, truyền chức cho phụ nữ và nhiều thay đổi khác nữa.
Nhưng thay vào đó, ông Wimmer ủng hộ đề xuất của đức giám mục Rudolf Voderholzer Regensburg, nói về một sự cải cách thật sự trong dịp kỷ niệm 500 năm phong trào thệ phản:
"Bước đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường này là đấu tranh hàng ngày cho việ̣c nên thánh, lắng nghe lời Chúa, và chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu cải cách nội bộ cuả Giáo Hội. Cải cách do đó có nghĩa là: đổi mới từ trong Đức tin, khôi phục lại hình ảnh cuả Chúa Kitô, đã được in dấu trong chúng ta qua bí tích rửa tội và thêm sức, "vị giám mục nói.
"Nơi nào có ân sủng của Chúa, thì nơi ắy có sự thành công, chúng ta sẽ làm cho những người của thời đại này lưu tâm đến Đức tin một lần nữa. " Và sau đó "chúng ta sẽ có thể đóng vai trò chứng tá cho niềm hy vọng đang chất chứa trong mỗi người chúng ta."
Trần Mạnh Trác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét