Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Phản ứng của các giám mục Canada về việc Canada coi việc cổ võ phá thai là trọng tâm của chính sách đối ngoại


WHĐ (16.7.2017) – Trong một lá thư gửi tới Bộ trưởng Ngoại giao CanadaĐức cha Douglas Crosby, Giám mục giáo phận Hamilton và là Chủ tịch Hội đồng giám mục quốc gia này, tỏ ra phẫn nộ về việc bà Bộ trưởng đã đưa việc cổ võ phá thai vào “trng tâm chính sách đối ngoại của Canada.

Trong lá thư gửi tới bà Chrystia Freeland, Bộ trưởng Ngoại giao Canada cuối tháng Sáu vừa qua, Đức cha Crosbynói thẳng: “Tuyên bố của bà là sai lầmthiếu suy xét và gây rối loạn”. Thư này cũng được đăng tải trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Canada.

Đối tượng cơn giận dữ của Giáo hội Canada là bài phát biểu của bà Bộ trưởng tại Hạ viện ở Ottawa, hồi đầu tháng Sáu. Trong đó, bà Chrystia Freeland khẳng định trước các dân biểu rằng “những giá trị của Canada bao gồmnam nữ bình quyền, thăng tiến quyền lợi của phụ nữ và các trẻ gáinhững quyền đó là quyền về tình dục và những quyền liên quan đến sức khỏe sinh sản, cũng như quyền được phá thai an toàn và dễ dàng”. Bà kết luận: Những quyền này là trng tâm chính sách đối ngoại của chúng ta”.

Biện hộ cho phá thai không thể là một cơ sở vững chắc” cho chính sách đối ngoại

Trong thư, Đức cha Crosby nói với bà Bộ trưởng ngài hoàn toàn không đồng ý, tuy nhiên ngài cũng khẳng định rằng “các giám mục Canada chia sẻ mối quan tâm của bà muốn thúc đẩy sự tôn trọng và phẩm giá của phụ nữDù vậy, ngài cáo buộc bà Bộ trưởng đã “im lặng bỏ qua nhiều vấn đề của phụ nữ lẽ ra cần phải u lên vì những vấn đề ấy khiến cho cộng đồng quốc tế phải dấn thân hành động; trong số đó, chúng ta hãy kể đến những thỏa thuận kinh tế của Canada với các quốc gia có những trẻ bị giết khi sinh ra bởi vì chúng là con gái chứ không phải con trai; ở những quốc gia ấy phụ nữ được hưởng lương ít hơn nam giới cho cùng một công việc hoặc có thể không được hưởng cùng các đặc quyền quy định trong luật pháp, trong đó có quyền được học hành và được bảo vệ chống lại hiếp dâm, bạo lực về thể chất, hoặc các hình thức lạm dụng khác”.

Đức cha cho rằng “rất khó hiểu được các chương trình nghị sự chính trị bà đề ra thực sự đại diện cho quyền lợi của phụ nữ như thế nào”, và đặt câu hỏi: “Liệu Canada có quên rằng đa số người dân Canada (cả ở Canada cũng như ở nước ngoài) tin rằng đứa trẻ sẽ sinh ra là một con người được Thiên Chúa tạo dựngđáng được sống và được yêu thương?

Kết luận, Đức cha Crosby nhấn mạnh: Nếu chính sách đối ngoại của Canada cần có một cơ sở vững chắcđó không thể là lời biện hộ cho việc phá thai và các quyền về tình dục và sức khỏe sinh sản.

Trợ tử và các vấn đề về giới

Tại Canada, nói chung, các giám mục Công giáo rất hăng hái về các đề tài xã hội, mà chính phủ của ông Justin Trudeau đẩy mạnh bằng những bước đi lớn của pháp luậtĐặc biệt các ngài đã đi đầu trong cuộc đấu tranh chống trợ tử mà Canada đã thông qua hồi tháng Sáu 2016.

Mấy ngày sau khi gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao, Đức cha Crosby lại thay mặt Hội đồng Giám mục phản đối một luật khác. Ngày 19 tháng Sáu vừa quaQuốc hội Canada đã thông qua một dự luật bổ sung thêm “căn cước và ghi chú về giới tính vào danh sách các phân biệt đối xử bất hợp pháp.

Trong một thông cáo ra ngày 7 tháng Bảy, Đức cha viết: Một số nguyên tắc làm nền tảng [cho dự luật này] không thể được người Công giáo ủng hộ. Nguyên tắc nghiêm trọng nhất trong số đó là khẳng định rằng người ta có thể được tách biệt giới ra khỏi phái tính sinh học và cá nhân được quyền lựa chọn giớiNguyên tắc chủ chốt này của lý thuyết hiện đại về giới vi phạm luật tự nhiên và mặc khải Kitô giáo; Đức cha cho biết các giám mục “rất quan ngại và dự đoán rằng “rất có thể luật này sẽ đặt ra các vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo.

(Theo La Croix)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét