WGPSG -- "Mong rằng, với phương pháp phân tích xã hội được biểu tượng bằng chiếc kính lúp, mọi người có thể nhận thấy các dấu chỉ thời đại và nhận ra lời mời gọi của Chúa trước nhu cầu của anh chị em hằng ngày”, đó là lời giới thiệu của cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền dành cho đề tài: "Phân tích xã hội trong Giáo hội" do Linh mục Micae Trương Thanh Tâm S.J. thuyết trình trong hai tối 20 và 21.07.2016 từ 18g30 đến 20g30 tại hội trường GB Phạm Minh Mẫn của Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài thuyết trình của cha Micae gồm ba phần: Phân tích tổng thể, Công cụ để phân tích và Phân tích xã hội trong Giáo hội.
Phân tích tổng thể
Phân tích tổng thể là nhìn toàn bộ vấn đề trong thực tại và tìm ra nguyên nhân với câu hỏi "nhưng tại sao?" để giải quyết. Ba thực tại cần phân tích là: Văn hóa, Chính trị, Kinh tế-Xã hội.
Trong tiến trình phân tích, cần có sự tham gia của cả quần chúng cùng với các chuyên gia. Có 6 bước để phát triển công việc phân tích xã hội: Xây dựng ý thức tham gia từ quần chúng; Quan sát có hệ thống; Phân tích cơ cấu; Định ra mục tiêu; Chiến lược và chiến thuật; Tiếp tục phân tích và hành động.
Công cụ để phân tích
Trong phần hai, linh mục Micae giới thiệu các công cụ nhận diện bối cảnh xã hội bao gồm:
- Phân tích 'tòa nhà ba tầng': Văn hóa, Chính trị, Kinh tế & Xã hội;
- Liệt kê các đặc điểm tổng quát của một cộng đồng;
- Kỹ năng đặt câu hỏi 5 W + 1 H (What: cái gì? When: khi nào? Where: ở đâu? Who(m): ai? Why: tại sao? How: như thế nào?)
- Kỹ năng tổng hợp bối cảnh sống PESTLE(R): Political (Chính trị), Economic (Kinh tế), Social (Xã hội), Technological (Kỹ thuật), Legal (Luật pháp), Environmental (Môi trường). Người Công giáo sẽ thêm Religious (Tôn giáo).
- Xác định 3 nguồn lực: Nhân lực, Tài lực và Vật lực.
- Xem xét 6 loại tài sản (asset) giúp cộng đồng phát triển: Nhân lực, Vật chất, Thiên nhiên, Xã hội, Tài chính, Văn hóa.
- Cây Vấn đề (Problem Tree): Nguyên nhân, Vấn đề và Hậu quả.
- Phát triển bền vững (PTBV): phát triển đồng thời, cân đối, hài hòa về 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường sống. Nếu phát triển mà không quan tâm đến môi trường sống sẽ gây thiệt hại dài lâu. ĐTC Phanxicô nhắc nhở điều này trong thông điệp Laudato Si: "Chúng ta muốn trao lại trái đất này như thế nào cho thế hệ tương lai?" Để tạo ra PTBV cần có 3 bàn tay: Xã hội dân sự, Nhà nước và Thị trường, kết hợp để điều phối và vận hành cách ổn định đem lại phúc lợi cho xã hội và từng cá nhân trong xã hội.
Bài thuyết trình của cha Micae gồm ba phần: Phân tích tổng thể, Công cụ để phân tích và Phân tích xã hội trong Giáo hội.
Phân tích tổng thể
Phân tích tổng thể là nhìn toàn bộ vấn đề trong thực tại và tìm ra nguyên nhân với câu hỏi "nhưng tại sao?" để giải quyết. Ba thực tại cần phân tích là: Văn hóa, Chính trị, Kinh tế-Xã hội.
Trong tiến trình phân tích, cần có sự tham gia của cả quần chúng cùng với các chuyên gia. Có 6 bước để phát triển công việc phân tích xã hội: Xây dựng ý thức tham gia từ quần chúng; Quan sát có hệ thống; Phân tích cơ cấu; Định ra mục tiêu; Chiến lược và chiến thuật; Tiếp tục phân tích và hành động.
Công cụ để phân tích
Trong phần hai, linh mục Micae giới thiệu các công cụ nhận diện bối cảnh xã hội bao gồm:
- Phân tích 'tòa nhà ba tầng': Văn hóa, Chính trị, Kinh tế & Xã hội;
- Liệt kê các đặc điểm tổng quát của một cộng đồng;
- Kỹ năng đặt câu hỏi 5 W + 1 H (What: cái gì? When: khi nào? Where: ở đâu? Who(m): ai? Why: tại sao? How: như thế nào?)
- Kỹ năng tổng hợp bối cảnh sống PESTLE(R): Political (Chính trị), Economic (Kinh tế), Social (Xã hội), Technological (Kỹ thuật), Legal (Luật pháp), Environmental (Môi trường). Người Công giáo sẽ thêm Religious (Tôn giáo).
- Xác định 3 nguồn lực: Nhân lực, Tài lực và Vật lực.
- Xem xét 6 loại tài sản (asset) giúp cộng đồng phát triển: Nhân lực, Vật chất, Thiên nhiên, Xã hội, Tài chính, Văn hóa.
- Cây Vấn đề (Problem Tree): Nguyên nhân, Vấn đề và Hậu quả.
- Phát triển bền vững (PTBV): phát triển đồng thời, cân đối, hài hòa về 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường sống. Nếu phát triển mà không quan tâm đến môi trường sống sẽ gây thiệt hại dài lâu. ĐTC Phanxicô nhắc nhở điều này trong thông điệp Laudato Si: "Chúng ta muốn trao lại trái đất này như thế nào cho thế hệ tương lai?" Để tạo ra PTBV cần có 3 bàn tay: Xã hội dân sự, Nhà nước và Thị trường, kết hợp để điều phối và vận hành cách ổn định đem lại phúc lợi cho xã hội và từng cá nhân trong xã hội.
Phân tích xã hội trong Giáo hội
Trong phần ba, thuyết trình viên xác định: PTXH trong tư thế Công giáo là dùng đức tin để thực thi công bình, đứng về phía người nghèo và bảo vệ họ. Việc PTXH được tìm thấy trong Thánh Kinh, Thánh Truyền, và Giáo Huấn xã hội của Giáo Hội với các thông điệp tương ứng với lịch sử của thời đại, bắt đầu từ Thông điệp xã hội Rerum Novarum năm 1891.
Công đồng Vaticanô II (1962-1965) với "Dấu chỉ thời đại" (DCTĐ) là một bước ngoặt trong suy tư thần học. DCTĐ là những hiện tượng, do sự phổ biến và thường xuyên của nó, xác định tính chất của một thời đại, và qua những hiện tượng ấy, khát vọng và nhu cầu của con người hiện tại được diễn tả. Giáo Hội phải đọc DCTĐ dưới ánh sáng của Phúc Âm.
Với Hiến chế Mục vụ của Giáo Hội, PTXH trong Giáo Hội trở nên một phân tích có tính cách mục vụ giúp Giáo Hội dấn thân vào thế giới và thay đổi phương pháp Thần học suy tư (thinking) thành Thần học hành động (doing).
Ba mô hình PTXH từng được sử dụng là: Xem - Xét - Làm, Chu kỳ Mục vụ và Hoạch định Tông đồ:
- Phương pháp "Xem - Xét - Làm" không có công cụ rõ ràng;
- Phương pháp “Chu kỳ Mục vụ” ở cấp độ vĩ mô và có công cụ đòi hỏi chuyên môn;
- Phương pháp “Hoạch định Tông đồ” - với các công cụ đơn giản nhưng hiệu quả - bổ túc cho hai mô hình trên.
Trước khi kết thúc bài thuyết trình, cha Micae đã đưa ra một số câu hỏi cho cử tọa tiếp tục suy nghĩ và nhận định.
Để đúc kết, cha Phêrô đã đưa ra các cảm nhận: Nghe cha Micae trình bày, GLV thấy hướng đi của Giáo Hội của Công đồng, và nhận ra giáo lý mình đang dạy là giáo lý nào? Thinking hay Doing? GLV cần phải suy nghĩ cách làm giáo lý thích hợp với thực tại. Việc giáo lý xem ra đang thất bại với thiếu niên và giới trẻ, vì dạy giáo lý mà không bắt đầu từ cuộc sống và dẫn vào cuộc sống.
Cha Phêrô cảm ơn cha Micae đã trình bày một vấn đề rất rộng chỉ trong vòng có hai buổi tối. Cha mong rằng sẽ có dịp mời cha Micae đến với Trung Tâm Mục vụ để để trình về đề tài này kỹ lưỡng hơn trong khoảng thời gian rộng hơn.
Trong phần ba, thuyết trình viên xác định: PTXH trong tư thế Công giáo là dùng đức tin để thực thi công bình, đứng về phía người nghèo và bảo vệ họ. Việc PTXH được tìm thấy trong Thánh Kinh, Thánh Truyền, và Giáo Huấn xã hội của Giáo Hội với các thông điệp tương ứng với lịch sử của thời đại, bắt đầu từ Thông điệp xã hội Rerum Novarum năm 1891.
Công đồng Vaticanô II (1962-1965) với "Dấu chỉ thời đại" (DCTĐ) là một bước ngoặt trong suy tư thần học. DCTĐ là những hiện tượng, do sự phổ biến và thường xuyên của nó, xác định tính chất của một thời đại, và qua những hiện tượng ấy, khát vọng và nhu cầu của con người hiện tại được diễn tả. Giáo Hội phải đọc DCTĐ dưới ánh sáng của Phúc Âm.
Với Hiến chế Mục vụ của Giáo Hội, PTXH trong Giáo Hội trở nên một phân tích có tính cách mục vụ giúp Giáo Hội dấn thân vào thế giới và thay đổi phương pháp Thần học suy tư (thinking) thành Thần học hành động (doing).
Ba mô hình PTXH từng được sử dụng là: Xem - Xét - Làm, Chu kỳ Mục vụ và Hoạch định Tông đồ:
- Phương pháp "Xem - Xét - Làm" không có công cụ rõ ràng;
- Phương pháp “Chu kỳ Mục vụ” ở cấp độ vĩ mô và có công cụ đòi hỏi chuyên môn;
- Phương pháp “Hoạch định Tông đồ” - với các công cụ đơn giản nhưng hiệu quả - bổ túc cho hai mô hình trên.
Trước khi kết thúc bài thuyết trình, cha Micae đã đưa ra một số câu hỏi cho cử tọa tiếp tục suy nghĩ và nhận định.
Để đúc kết, cha Phêrô đã đưa ra các cảm nhận: Nghe cha Micae trình bày, GLV thấy hướng đi của Giáo Hội của Công đồng, và nhận ra giáo lý mình đang dạy là giáo lý nào? Thinking hay Doing? GLV cần phải suy nghĩ cách làm giáo lý thích hợp với thực tại. Việc giáo lý xem ra đang thất bại với thiếu niên và giới trẻ, vì dạy giáo lý mà không bắt đầu từ cuộc sống và dẫn vào cuộc sống.
Cha Phêrô cảm ơn cha Micae đã trình bày một vấn đề rất rộng chỉ trong vòng có hai buổi tối. Cha mong rằng sẽ có dịp mời cha Micae đến với Trung Tâm Mục vụ để để trình về đề tài này kỹ lưỡng hơn trong khoảng thời gian rộng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét