Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Thừa sai Hồng Kông hoàn tất 10 năm phục vụ ở Mông Cổ

Thừa sai Hồng Kông hoàn tất 10 năm phục vụ ở Mông Cổ thumbnail
Cha Paul Leung Kon-chiu đón nhận lời chúc mừng 
của cô bé người Mông Cổ trong dịp Lễ mừng Năm Mới 2016. 
Ảnh: ucanews.com


Thừa sai từ Hồng Kông đến Mông Cổ 10 năm trước để giúp đỡ người dân địa phương theo kịp cuộc sống hiện đại của đất nước.

Mặc dù rất khó khăn, Cha Father Paul Leung Kon-chiu, 57 tuổi, dòng Salesian (Salêdiêng) chưa bao giờ nghĩ mình đầu hàng.

“Thật lòng, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở lại Hồng Kông. Tôi thấy mình là người Mông Cổ, chí ít là quan điểm sống”, Cha Leung nói.

Năm 2006 Cha Leung rời quê nhà Hồng Kông, nói với ucanews.com, vào lúc đó ngài nghĩ sẽ dành trọn cuộc đời còn lại làm việc ở Mông Cổ và không để ý gì đến việc trở lại.

Cha Leung bây giờ là linh mục chánh xứ ở Darkhan, thành phố lớn cách thủ đô Ulaanbaatar 200 km về phía bắc. Nơi ngài làm công tác thừa sai gấp 25 lần diện tích Hồng Kông và có khoảng 170 người theo Công giáo.

Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Cha Leung đi xuyên qua “giai đoạn khó khăn” vài năm trước, một vài thành viên chủ chốt trong giáo xứ than phiền về ngài.

“Chúng tôi có vài xung đột. Họ than phiền về việc tôi đốc thúc họ tham dự Thánh lễ và đi xưng tội. Họ cảm thấy bị áp lực”, ngài nói.

“Đó là thời khắc vô cùng khó khăn cho người dẫn dắt khi bị lên án bởi đàn chiên mình. Họ đã sát cánh cùng tôi từ lúc bắt đầu”, ngài nói tiếp.

Nhưng Cha Leung đã không đầu hàng. Ngài mời các thành viên chủ chốt đó đến trao đổi. Cuối cùng, họ thấy được lý do không hiểu nhau là do những khác biệt văn hóa. “Từ đó trở đi, chúng tôi gần gũi và hiểu nhau nhiều hơn”.

Cha Leung làm việc với bốn tu sĩ và hai nữ tu cũng từ gia đình Salesian.

“Chúng tôi đến từ những quốc gia khác nhau, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Khi ngồi xuống nói chuyện, chúng tôi đùa vui nói đó là cuộc họp của Liên Hiệp Quốc”, Cha Leung nói.

Dòng Salesians Don Bosco duy trì quan mối hệ với Đức Giám mục Wenceslao Padilla của Ulannbaatar, người đã giao phó vùng phía bắc của quốc gia cho các thừa sai.

Từ khi Giáo hội Công giáo bắt đầu các hoạt động thừa sai vào 1992, sau hàng thập niên cộng sản cầm quyền, đã thấy rất nhiều thay đổi trong xã hội Mông Cổ.

Cha Leung và các thành viên thành lập Trung tâm Giới trẻ Don Bosco, là nơi cử hành Thánh lễ, tổ chức các hình thức hoạt động và các chương trình giáo dục ở Darkhan.

“Mười năm trước chúng tôi thấy rằng tiếng Anh và kỹ năng sử dụng máy vi tính là rất quan trọng cho thị trường lao động vì nhiều công ty Phương Tây bắt đầu đầu tư vào đây. Vì thế chúng tôi cung cấp các khóa học này cho các bạn trẻ. Bây giờ, ngay cả các bạn lao động trẻ tham gia với trương trình của chúng tôi để học cao hơn”, Cha Leung nói.

Tương tự các nước đang phát triển khác. Cha Leung nói tiêu chuẩn cuộc sống ở Mông Cổ đang nâng lên. “Đó là sự thật, chúng tôi thấy rất nhiều các dự án xây dựng mới”. Tuy nhiên, khác biệt về kinh tế cũng trở nên nghiêm trọng, ngài nói.

Ấn tượng đầu tiên của Cha Leung về Mông Cổ rất đơn giản, quốc gia hoang dã nhưng rất là khoáng đạt. “Tôi viếng thăm ger – là lều truyền thống người Mông Cổ ở – khi tôi mới đến Mông Cổ. Họ không đóng cửa. Mọi người đến và nói chuyện, ăn hay uống gì đó không phải trả tiền”, Cha nói.

“Họ giải thích cho tôi rằng mọi người nên chia sẻ khi cần thiết. Một ngày nào đó họ có thể cần những điều tương tự”.

Tuy nhiên, Cha Leung tin sự hào phóng đó là đặc tính của cuộc sống du mục và nó cũng dẫn đến việc họ thiếu kế hoạch lâu dài, đặc biệt là chuyện tiền bạc.

Nhà nước Mông Cổ không thu tiền học 13 năm nhưng học đại học thì mắc tiền đối với các gia đình, đặc biệt nếu họ không chuẩn bị về tài chính.

Chúng tôi thấy vấn đề này. Chúng tôi giới thiệu kế hoạch học bổng tiết kiệm cho trẻ em, vì thế họ có số tiền chắc chắn đủ để sẵn sàng cho bậc đại học”, Cha Leung nói.

Cha Leung thành lập một quỹ cho trương trình học bổng với sự giúp đỡ của nhà tài trợ hảo tâm và ngân hàng địa phương cho lãi xuất phù hợp.

Mỗi năm, Cha Leung mời trẻ em và các bạn trẻ tham dự chương trình mùa hè. Dựa trên kết quả học tập, quỹ góp tiền vào tài khoản học bổng của họ ở ngân hàng.

“Tôi sẽ mời quan chức địa phương tham gia làm thành viên của quỹ vào cuối năm nay. Tôi muốn mời chính quyền tham gia vào đây và để họ hiểu những gì Giáo hội đang làm”, Cha nói.

Giáo hội Mông Cổ đang bước sang trang mới khi họ chuẩn bị đón nhận linh mục bản xứ đầu tiên vào 28 tháng Tám. Tu sĩ Enkh Baatar, 25 tuổi, học ở Hàn Quốc, hiện đang thăm viếng các nhà thờ để gặp các bạn Công giáo cùng chí hướng.

Giáo hội Mông Cổ vẫn đang được dẫn dắt bởi các thừa sai nước ngoài. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ giúp họ tạo ra hệ thống riêng. Chúng tôi có chủng sinh Mông Cổ khác ở Hàn Quốc. Chúng tôi hy vọng ơn gọi sẽ kết trái trong tương lai”, Cha Leung nói.

Ở đây có khoảng 900 người theo Công giáo trong 3,2 triệu dân số ở nước này, một nửa theo Phật giáo, được 17 tu sĩ và 43 nữ tu phục vụ trong 6 giáo xứ.

Nguồn: http://vietnam.ucanews.com/2016/07/01/thua-sai-hong-kong-hoan-tat-10-nam-phuc-vu-o-mong-co/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét