Cha Alexander De Rohdes, vị thừa sai truyền giáo ở nước Việt Nam từ 1624 đến 1645 , sinh trưởng bên quê hương nước Pháp thành Avignon, và là một trong những vị tiên khởi đã sáng tạo tìm ra Chữ Quốc Ngữ cho văn hóa đất nước dân tộc Việt Nam từ thế kỷ 17, viết thuật lại ơn gọi truyền giáo của mình:
"Cùng lúc khi Chúa ban ơn gọi tôi gia nhập Dòng, thì cũng cho tôi quyết định rời bỏ Âu châu để đi Ấn Độ. Đó là lý do chính khiến tôi chọn Dòng này hơn các Dòng khác. Tôi chỉ thích đi tới những miền đất xa xôi tốt đẹp, nơi bao nhiêu linh hồn sa đọa vì thiếu người giảng, và Chúa đã thành công dẫn đưa tôi vào ý định Người đã gợi nơi tôi." (Alexander De Rohes, Divers voyages et missions 1653 - Hành trình và truyền giáo, bản dịch Việt ngữ của Hồng Nhuệ, 1994.).
Và trong dòng lịch sử Giáo Hội Công Giáo từ hơn hai ngàn năm luôn hằng có những tâm hồn nghe cảm nhận được tiếng Chúa kêu gọi hy sinh dấn thân rời bỏ quê hương nơi sinh ra đi đến miền vùng đất nước hẻo lánh xa lạ về mọi phương diện, để sống đời truyền giáo giữa con người xa lạ khác biệt về mọi khía cạnh nơi đó.
Họ sống như thế nào ở những nơi đó?
1. Nữ tu Ruth Katharina Pfau, sinh ngày 9.9.1926 ở thành phố Leipzig nước Đức, sau khi tốt nghiệp là nữ bác sĩ đã xin rửa tội trở thành tín hữu đạo Tin Lành, và sau đó năm 1953 xin vào đạo Công Giáo.
Năm 1957 Bác sĩ Pfau xin nhập Dòng Những người con của trái tim Đức Mẹ Maria. Năm 1960 nhà Dòng gửi chị nữ tu Pfau sang Ấn Độ làm việc là Bác sĩ cho các người phụ nữ. Nhưng vì giấy nhập cảnh bị trục trặc, nên vị nữ tu bác sĩ này ở lại thành phố Karachi bên nước Pakistan. Nơi đây nữ tu bác sĩ Ruth Pfau đã sống cống hiến đời mình chữa trị những bị bệnh phong cùi, bệnh lao phổi, cho tới khi qua đời ngày 10.08.2017.
Suốt cuộc đời vị nữ tu bác sĩ sống giữa những người bị bệnh lao phổi, bệnh phong cùi và chữa trị cho họ.
Khả năng chuyên là một thầy thuốc chữa bệnh, và là một nữ tu có tâm hồn đạo đức tràn đầy lòng thương yêu Thiên Chúa và con người, nên nữ tu Pfau đã không chỉ là một vị bác sĩ chữa bệnh phần thân xác cho những người mắc bệnh, nhưng còn mang đến cho họ tình yêu thương an ủi, niềm hy vọng, mà Chị đã lãnh nhận cùng cảm nghiệm ra từ nơi Thiên Chúa, đấng sinh thành ra đời mình.
Vì thế, Nữ tu bác sĩ Ruth Pfrau được ca ngợi vinh danh là „Mẹ của người phong hủi.“.
Sự hy sinh dấn thân nỗ lực làm việc của nữ tu Ruth Pfau giữa cùng cho người bệnh tật xấu số là muối men là ánh sáng cho trần gian. (Mt 5, 13-14). Đó là công việc truyền giáo giữa lòng đời sống xã hội .
2. Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta nước Ấn Độ sống cống hiến đời mình cho những người có cuộc sống bất hạnh xấu số thiếu thốn lương thực, bệnh tật đau yếu bị khinh miệt kỳ thị, những trẻ em sống lang thang bị bỏ rơi rơi ngoài đường
Mẹ Thánh Teresa sinh trưởng bên nước Albania, trở thành nữ tu Dòng Đức Mẹ bên Anh quốc, nhưng đã tình nguyên dấn thân sang thành phố Calcutta bên Ân Độ làm việc. Nơi đây vị nữ tu Teresa đã thành lập Dòng Những chị em truyền giáo cho tình yêu thương con người.
Suốt dọc đời sống cho tới khi qua đời ngày 05.09.1997, Nữ tu Teresa và Chị em Dòng đã sống trọn đời mình phục vụ cho những người bất hạnh xấu số ở nơi đó.
Mẹ Thánh Teresa và Chị em nữ tu Dòng của mẹ đã làm công việc truyền giáo: Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách, con người có nhà ở nương thân, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ tù đày, chôn xác kẻ chết.
Việc truyền giáo của mẹ Thánh Teresa cùng Dòng của mẹ, và Nữ tu bác sĩ Ruth Pfau tập trung ở nơi cuộc sống ngay giữa con người nghèo khổ cần được giúp đỡ về vật chất cho thể xác và tinh thần.
Công việc truyền giáo của họ mang đến niềm an ủi, niềm hy vọng cho con người., đặt nền tảng trên Tám mối phúc thật , mà Chúa Giêsu đã rao giảng ( Mt 5, 1- 11)
Thánh Teresa thành Calcutta lúc sinh thời vì những công việc truyền giáo bác ái đã được vinh danh ca ngợi là Mẹ Teresa.
3. Cách đây 400 năm các Vị Thừa Sai từ bên Âu châu sang nước Việt Nam công việc truyền giáo là loan truyền tin mừng phúc âm của Chúa cho con người. Các ngài đã hòa mình chấp nhận cuộc sống xa lạ khác biệt về mọi phương diện, cuộc sống thiếu thốn khổ ải, tù đày rồi bị kết án hành quyết cho tới chết.
Các ngài không chỉ làm công việc rao giảng tin mừng phúc âm đức tin vào Chúa, nhưng còn nỗ lực tìm cách giới thiệu phát triển nếp sống văn minh mới của Âu châu cho con người nữa, mà không loại bỏ hay làm lu mờ phong tục tập quán nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc. Các ngài đã làm công việc truyền giáo hội nhập văn hóa dân tộc nơi đó.
Chữ Quốc Ngữ là một bằng chứng điển hình cho nền văn hóa hội nhập trong lòng dân tộc đất nước hôm qua hôm nay và ngày mai.
Các nhà thờ cổ kính nghệ thuật văn hóa Âu châu mà các ngài đã có công xây dựng là những di tích lịch sử văn hóa lâu dài cho đất nước xã hội.
Các bài kinh sách, ca vè, những tập tục nếp sống đạo đức…các ngài đã phát triển theo cung cách hội nhập văn hóa cho trở nên có nét đẹp trong sáng vẫn hằng sống động trong nếp sống con người.
"Nhiệm vụ của kitô hữu trong thế giới này là trở thành các thừa sai của niềm hy vọng, mở ra các không gian của ơn cứu rỗi, như các tế bào của sự tái sinh, có khả năng tái trao ban nhựa sống cho những gì xem ra đã mất đi vĩnh viễn…
Đức tin, niềm hy vọng của chúng ta không chỉ là một sự lạc quan; nó là một cái gì khác, hơn nhiều! Nói như thể các tín hữu là những người có một “mảnh trời” hơn nữa ở trên đầu. Điều này thật đẹp! Chúng ta là những người có một mảnh trời hơn nữa ở trên đầu, được đồng hành bởi một sự hiện diện mà ai đó không thể trực giác được.
Như thế nhiệm vụ của các kitô hữu trong thế giới này là mở ra các không gian của ơn cứu rỗi, như các tế bào của sự tái sinh có khả năng trả lại nhựa sống cho những gì xem ra đã mất luôn mãi. Khi toàn bầu trời âm u, thì thật là một phúc lành ai biết nói về mặt trời." (Đức Giáo Hoàng Phanxico, Giáo lý buổi triều yết ngày thứ tư, 04.10.2017).
Khánh nhật truyền giáo 2017
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét