Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

ĐHY Muller Nói Về Amoris Laetitia: Giáo Hội Được Mời Gọi Để Cổ Võ 'Nền Văn Hoá Gia Đình'


Oviedo, Tây Ban Nha, 13/05/2016 (MAS/SLM) – Những người nghĩ tông huấn mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thay đổi kỷ luật của Giáo Hội về Hiệp Lễ cho những người đã ly hôn và tái hôn là đang đọc sai về Ngài, theo lời bộ trưởng bộ giáo lý đức tin của Vatican.

Đức Hồng Y Gerhard Müller nhấn mạnh trong bài diễn văn ngày 04/04 rằng Đức Giáo Hoàng muốn mang lại “niềm hy vọng cho gia đình” trong Tông Huấn Amoris Laetitia, qua việc cổ võ của Giáo Hội về “nền văn hoá gia đình” và “văn hoá gắn kết”, dựa trên “trước hết là tình yêu bất khả phân ly của người nam và người nữ mở ra cho việc thông truyền và nuôi dưỡng sự sống”.

“Chúng ta khám phá ở đây sứ mạng và thách đố lớn lao của Giáo Hội đối với gia đình...gia đình cần phải sống trong Giáo Hội, nơi mà gia đình được nhắc nhớ về ơn gọi cao quí mà nó được lãnh nhận, và tình yêu làm sống động và nuôi dưỡng gia đình khi nó được nhớ đến”.

Đức Hồng Y, người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã nói tại Chủng Viện Thành Phố Oviedo tại Tây Ban Nha. Trong suốt bài diễn văn của Ngài – đã được đăng tải vào ngày 11/04 trên Chiesa – Ngài đã sử dụng hình ảnh của Giáo Hội như chiếc tàu của ông Noah, mang lại ơn cứu độ cho hết mọi người giữa cơn bão lụt.

Theo ĐHY Muller, Đức Giáo Hoàng quan tâm đến một câu hỏi: “Làm thế nào để mang lại niềm hy vọng cho những người đang sống xa cách, và đặc biệt là những người đã sống bi kịch và vết thương của một cuộc hôn nhân dân sự thứ hai sau khi ly hôn?”

Ngài chống lại tuyên bố cho rằng Tông Huấn Amoris Laetitia đã loại bỏ kỷ luật của Giáo Hội về hôn nhân và đã cho phép trong một số trường hợp người đã ly hôn và tái hôn “lãnh nhận Thánh Thể mà không cần phải thay đổi lối sống của họ”. Ngài đã đặt tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong bối cảnh của các văn kiện giáo hoàng trước đó, bao gồm tông huấn Familiaris Consortio và Reconciliatio et Paenitentia của Thánh Gioan Phaolô II và Sacramentum Caritatis của Đức Benedict XVI.

“Đây là một vấn đề về một giáo huấn củng cố, được cổ võ bởi thánh kinh và được đặt nền tảng trên một lý do mang tính giáo lý: sự hoà hợp mang tính cứu độ của bí tích, trọng tâm của “nền văn hoá gắn kết” mà Giáo Hội đang sống”.

Vị đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nói rằng nếu tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã muốn loại bỏ một kỷ luật đã bén rễ sâu sắc và quan trọng như thế, thì nó đã phải nói quá rõ ràng và trình bày những lý do ủng hộ cho luận điểm đó”.

“Tuy nhiên không có một sự khẳng định nào theo nghĩa này; cũng như Đức Giáo Hoàng không hề đặt vấn đề, ở bất cứ thời điểm nào, những tranh luận đã được các vị tiền nhiệm của Ngài trình bày, vốn không đặt trên sai lỗi chủ quan của anh em chúng ta, mà thay vào đó đặt trên lối sống khách quan rõ ràng của họ, trái lại với những lời của Đức Kitô”.

Lý do cho kỷ luật này là “sự hoà hợp giữa việc cử hành bí tích và đời sống Kitô Giáo... Dựa vào điều này, Giáo Hội có thể là một cộng đoàn đồng hành, đón nhận tội nhân mà từ đó không chúc phúc cho tội lỗi, và do đó mang lại một nền tảng để con đường biện phân và tháp nhập có thể trở nên khả thể”.

Đức hồng y cũng chống lại những tuyên bố cho rằng phần chú thích số 351 của văn kiện mang lại bí tích cho những người “đang sống trong hoàn cảnh khách quan của tội lỗi”.

“Nguyên tắc nền tảng là không ai có thể thật sự khao khát một bí tích, bí tích Thánh Thể, mà lại không khao khát sống theo các bí tích khác, bao gồm cả bí tích hôn nhân”, đức hồng y nói thêm. “Một người đang sống trái với mối liên kết hôn nhân là chống lại dấu chỉ hữu hình của bí tích hôn nhân; mà trong đó chạm đến sự hiện hữu về thân xác của bản thân, ngay cả người ấy có thể về mặt chủ quan là không phạm lỗi, thì người ấy đang tự biến mình thành một ‘dấu chỉ chống lại’ sự bất khả phân ly”.

“Và rõ ràng là bởi vì sự sống thể lý của người ấy đang trái nghịch với dấu chỉ, nên người ấy không thể dự phần, vào việc lãnh nhận hiệp lễ, dấu chỉ tối thượng của Thánh Thể, nơi mà tình yêu nhập thể của Đức Kitô được tỏ lộ”.

Việc thay đổi kỷ luật về các bí tích, “công nhận một sự trái nghịch giữa Thánh Thể và hôn nhân, nhất thiết có nghĩa là thay đổi việc tuyên xưng đức tin của Giáo Hội, điều đang dạy và nhìn nhận sự hoà hợp giữa tất cả các bí tích, cũng như khi Giáo Hội lãnh nhận sự hoà hợp ấy từ Chúa Giêsu”.

“Về đức tin vào hôn nhân bất khả phân ly, không phải như là lý tưởng xa vời nhưng như là một thực tại cụ thể, máu của các vị tử đạo đã đổ ra”, Ngài nói.

Đức Hồng Y Muller nhắc lại rằng “đúng thật là mối quan hệ giữa đôi bạn phải lớn lên và trưởng thành; rằng mối quan hệ ấy phải có những vấp ngã và sẽ cần đến sự tha thứ; từ quan điểm này mà hôn nhân sẽ luôn là bất toàn và đang trong tiến trình. Nhưng mặt khác, như là một bí tích, hôn nhân mang lại cho đôi bạn sự hiện diện trọn vẹn của Chúa Giêsu ở giữa họ, mối dây liên kết của một tình yêu bất khả phân ly, cho đến chết, giống như tình yêu của Đức Kitô và Giáo Hội của Ngài”.

Gợi nhắc lại hình ảnh của Tàu Nô-e và trận bão lụt, Đức Hồng Y Muller nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô “nhạy bén trước hoàn cảnh bão lụt của thế giới đương đại”.

Ngài nói rằng Đức Giáo Hoàng “đã mở ra các cánh cửa sổ có thể của chiếc tàu và đã mời gọi tất cả chúng ta hãy thả dây thừng qua các cánh cửa sổ để kéo những người bị đắm tàu lên trên boong”.

Để trao ban Hiệp Lễ cho những người rõ ràng đang sống trái với bí tích hôn nhân có lẽ không phải là mở ra một cánh cửa sổ khác, Ngài nói. Hơn thế, là đang mở ra “một vết rò rỉ ở đáy tàu, cho phép nước biển tràn vào và gây nguy hại cho việc lèo lái tất cả và phục vụ của Giáo Hội đối với xã hội”.

“Thay vì là một cách tháp nhập, có lẽ đó là một cách tách lìa chiếc tàu giáo hội, một cách thế của nước”, đức hồng y nói. Duy trì con tàu này là duy trì “ngôi nhà chung của chúng ta vốn là Giáo Hội”.

“Sự nhất quán giữa các bí tích và lối sống Kitô Giáo đảm bảo...rằng văn hoá bí tích mà Giáo Hội đang sống trong đó và điều mà Giáo Hội mang lại cho thế giới vẫn đáng sống”, Ngài nói. “Chỉ bằng cách này mà Giáo Hội mới có thể đón nhận các tội nhân, đón nhận họ bằng sự chăm sóc và mời gọi họ đi trên một hành trình cụ thể để họ có thể vượt thắng tội lỗi”.

Ngài nói những người đã ly hôn và tái hôn cần “từ chối để đặt bản thân họ trong hoàn cảnh của họ” và cần phải “sẵn lòng để làm sáng tỏ hoàn cảnh ấy dưới ánh sáng của những lời của Chúa Giêsu”. Những người khác không nên “bình an với sự hiệp nhất mới”.

“Mọi sự có thể dẫn đến việc việc bỏ đi lối sống này là một bước phát triển nhỏ cần phải được cổ võ và làm cho sống động”.

Những người đang ở trong cuộc hôn nhân mới đang tách ra khỏi việc lãnh nhận Hiệp Lễ và đang hoạt động để phù hợp với Thánh Thể cũng “đang bảo vệ nơi cư ngụ của Giáo Hội, ngôi nhà chung của chúng ta”, Ngài nói.

Trong việc thảo luận về bài trình bày về việc biện phân của Amoris Laetitia dành cho những người đang ở trong những cuộc kết hôn ngoại thường, Đức Hồng Y Muller cho thấy rằng mục tiêu của sự biện phân này là “mục tiêu mà Giáo Hội loan báo cho hết mọi người...Nó bao gồm việc trở về với lòng trung thành của mối dây liên kết hôn phối, do đó đi vào một nơi cư ngụ mới hoặc chiếc tàu mới mà lòng thương xót của Thiên Chúa đang mang lại cho tình yêu và lòng khao khát của con người”.

“Do đó, sự biện phân là cần thiết không phải để chọn lựa mục tiêu, mà để chọn lựa con đường. Đã rõ ràng trong tư tưởng nơi mà chúng ta muốn mặc lấy ngôi vị (sự sống trọn vẹn mà Thiên Chúa đã hứa cho chúng ta), thì người ta có thể biện phân các cách thế mà qua đó mỗi người, trong trường hợp cụ thể, có thể đến đó”.

Tiến trình biện phân được hướng dẫn, Ngài nói, “bằng sự nhẫn nại và lòng thương xót, để làm sống lại và chữa lành vết thương mà những anh em này đang phải chịu, vốn không phải là một sự thất bại của cuộc hôn nhân trước, mà hơn thế là cuộc hôn nhân mới được thiết lập.”

Còn về việc “tháp nhập” những người đã ly hôn và tái hôn, ĐHY Muller nói “thật cần thiết để lời Chúa được loan báo trong tiến trình... do đó những người chịu phép rửa này sẽ chiếu giãi ánh sáng, từng chút một, trên cuộc hôn nhân thứ hai này mà họ đã bắt đầu và đang sống trong đó”.

Điều này có thể bao gồm khả năng xem lại việc tiêu hôn cuộc hôn nhân có bí tích của họ, Ngài nói, và một “sự chấp nhận của một số văn phòng công của giáo hội”. Ngài nhấn mạnh rằng tiêu chí là “hành trình trưởng thành cụ thể của một người hướng tới sự chữa lành”.

Đối với Đức Hồng Y Muller, chìa khoá để giải thích tông huấn Amoris Laetitia là sự chú giải của tông huấn về “bài ca bác ái” trong 1 Côrintô 13: “Theo đó, chỉ dưới ánh sáng của một tình yêu chân thật và đúng đắn (AL 67) mới có thể ‘học được cách yêu’ (AL 208) và xây dựng một nơi cư ngụ mới hằng mong muốn”.

ĐHY Muller cũng suy tư về bối cảnh văn hoá rộng hơn.

Lòng khao khát một gia đình ngày nay của người nam và người nữ, nếu nó không có một sự tham chiếu nào đến kế hoạch của Thiên Chúa, “sẽ mang lấy kết cục là khép kín nơi chính nó và không có khả năng lớn lên hướng đến mục tiêu đã được hứa. Thật rõ ràng là lòng khao khát này cần phải được nhân rộng lên trong ‘các khuôn mẫu’ đa sắc mầu hoặc các kiểu gia đình, mà trong đó lòng khao khát, bị lệch hướng, bị lạc lối”, Ngài nói.

Trong môi trường này của các mối quan hệ dễ dàng “Giáo Hội phải có khả năng tạo nên một nơi cư ngụ, một môi trường và nền văn hoá phù hợp mà trong đó gia đình có thể lớn lên”, Ngài cho biết, gọi điều này là “nền văn hoá của tình thương”.

“Giáo Hội khích lệ nền văn hoá tình thương này một cách cụ thể trong các bí tích của mình vốn tạo nên Giáo Hội. Giáo Hội sẽ có thể mang lại niềm hy vọng cho con người, cho hết mọi người, ngay cả những người lạc xa nhất, chừng nào Giáo Hội vẫn còn trung thành với nơi cư ngụ này mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ Đức Kitô”, Đức Hồng Y nói.

“Trong dòng nước của thời hiện đại dễ dãi, Giáo Hội có thể mang lại một niềm hy vọng cho hết mọi gia đình và cho hết mọi xã hội, giống như chiếc tàu của Nô-ê”, ĐHY Muller kết luận. “Giáo Hội nhận biết sự yếu đuối và sự cần thiết hoán cải của các thành viên của mình”.

“Rõ ràng vì lý do này mà Giáo Hội được mời gọi để duy trì, đồng thời, sự hiện diện cụ thể ở nơi chính Giáo Hội tình yêu của Chúa Giêsu, đang sống động và hoạt động trong các bí tích, vốn mang lại cho con tàu này cấu trúc và sựnăng động của nó, làm cho nó có khả năng lướt trên nước. Chìa khoá để phát triển, và thách đố không phải là một thách đố nhỏ, một ‘nền văn hoá giáo hội của gia đình’ vốn có thể là ‘một nền văn hoá của mối dây liên kết mang tính bí tích’”.

Joseph C. Pham (Theo CNA)
Nguồn: http://muoianhsang.com/ban-tin/giao-hoi-toan-cau/dhy-muller-noi-ve-amoris-laetitia-giao-hoi-duoc-moi-goi-de-co-vo-nen-van-hoa-gia-dinh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét