Khai thác sức lao động của người khác để làm giàu cho bản thân thì giống như việc hút máu; đó là một trọng tội. Đó là thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong bài giảng Lễ sáng Thứ Năm (19/05) tại Nguyện Đường Santa Marta.
Người giàu hút máu người nghèo
Bài đọc thứ nhất trong ngày, được trích từ Thư của Thánh Giacôbê, là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho người giàu là những người đang tích luỹ của cải bằng việc khai thác con người. “Sự giàu có tự thân nó là tốt”, Đức Giáo Hoàng giải thích, nhưng chúng là những thứ “mang tính tương đối, chứ không phải tuyệt đối”. Ngài phê bình cái gọi là “thần học của sự thịnh vượng” – mà theo đó “Thiên Chúa tỏ cho bạn thấy rằng bạn sẽ công chính khi Ngài ban cho bạn sự giàu có lớn lao”, nói rằng những người đi theo nền thần học này là sai lỗi. Vấn đề hệ tại ở việc gắn bó với sự giàu có, bởi vì, như Đức Giáo Hoàng gợi nhắc, “Bạn không thể phục vụ vừa Thiên Chúa vừa tiền của được”. Những thứ này trở thành “những sợi xích sẽ lấy đi sự tự do để đi theo Chúa Giêsu”. Trong bài đọc, Thánh Giacôbê viết, “Này tiền công thợ gặt ruộng cho các ngươi mà các ngươi đã gian lận, tiền đó đang kêu gào, và tiếng kêu gào của người thợ gặt đã lọt thấu đến tai Chúa các đạo binh”.
“Khi của cái được tạo nên bởi việc khai thác con người, bởi những người giàu có này khai khác người khác, họ lợi dụng sức lao động của con người, và nhữgn người nghèo này trở thành nô lệ. Chúng ta suy nghĩ ở đây và bây giờ, điều tương tự đang diễn ra, trên khắp thế giới. “Tôi muốn làm việc”. “Tốt thôi, họ sẽ soạn cho bạn một hợp đồng, từTháng Chín đến Tháng Sáu”. Không có lương hưu, không có bảo hiểm y tế... Rồi họ dừng lại hợp đồng, và vào Tháng Bảy và Tháng Tám họ đuổi việc. Và vào Tháng 9, họ cười vào mặt bạn về điều đó. Những người làm như thế là những kẻ hút máu, và học sống bằng việc hút máu của những người mà họ biến thành lô nệ lao động”.
Việc khai thác lao động là một trọng tội
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại cách mà một bé gái đã từng nói với Ngài về việc kiếm một công việc làm, làm việc 11 tiếng một ngày với 650 euro một tháng, ở dưới gầm bàn. Và họ nói với cô bé, “Nếu điều đó ổn với bạn, hãy làm việc; nếu không, sẽ mất việc. Không có gì khác cả!”. Có cả một dòng người đang đợi để nhận việc. Những người giàu có này, Ngài nói, “mập phì về của cải của họ” – nhưng Thánh Tông Đồ cảnh báo: “lòng các ngươi đã tận hưởng khoái lạc trong ngày sát hại”. “Máu của những người này mà các ngươi đã hút lấy”, và “các ngươi đã sống trên máu đó, là một tiếng kêu khóc lên Thiên Chúa, đó là tiếng kêu khóc của công lý. Việc khai thác người”, Đức Giáo Hoàng nói, “ngay nay thật sự là một hình thức nô lệ”. Chúng ta có thể nghĩ, Ngài tiếp tục, “rằng những người nô lệ không còn tồn tại nữa: họ vẫn đang tồn tại. Đúng thế, người ta không còn đến Châu Phi để bắt họ để bán sang Mỹ nữa, không. Nhưng điều đó ở trong các thành phố của chúng ta. Và đó là những kẻ buôn người, những người này đối xử với những người lao động mà không có công lý”.
“Hôm qua, trong Buổi Triều Yết, chúng ta đã suy tư về người giàu và ông Ladarô. Nhưng, người giàu này ở trong thế giới của ông, ông không nhận ra rằng ở bên kia của cánh cửa của nhà mình, có ai đó đang đói. Nhưng điều này thì thật tệ. Người giàu có ấy, ít ra, không nhận ra, và đã để người chết vì đói. Và điều này tồi tệ. Đây là cơn chết đói mà người dân với công việc của họ cho lợi ích của riêng tôi! Sống trên máu của người dân. Và đây là một trọng tội. Và điều này đòi hỏi một sự sám hối lớn lao, một sự ăn năn lớn lao, để được hoán cải khỏi tội lỗi này”.
Đám tang của người hà tiện
Đức Giáo Hoàng cũng kể về cái chết của người hà tiện. Người ta đùa rằng: “Việc chôn cất đã bị phá huỷ”, họ nói. “Họ không thể đóng nắp quan tài”, bởi vì “ông ấy muốn mang theo tất cả cả mọi điều ông ta có, và ông ta không thể”. “Không ai có thể mang theo của cải của họ”, Đức Giáo Hoàng nói.
“Chúng ta hãy xem bi kịch này của thời đại: việc khai thác con người, máu của những người trở thành nô lệ, những kẻbuôn người – và không chỉ những người có liên hệ đến những cô gái điếm và trẻ em cho việc lao động trẻ em mà thôi, mà việc buôn bán mà chúng ta có thể gọi là “văn minh”: “Tôi trả cho bạn việc này nhiều, không có kỳ nghỉ, không có bảo hiểm y tế, không có...mọi thứ đều dưới bàn...Nhưng tôi sẽ giàu có!” Xin Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu sự đơn giản của ngày hôm nay điều mà Chúa Giêsu nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay: một cốc nước lã nhân danh Đức Kitô thì quan trọng hơn tất cả mọi của cải tích luỹ qua việc khai thác con người”.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)
Nguồn: http://muoianhsang.com/cac-duc-giao-hoang/suy-niem-moi-ngay/dgh-phanxico-nguoi-giau-boc-lot-nguoi-ngheo-la-nhung-ke-hut-mau.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét