Anh Em Thân Mến,
Điều làm tôi đặc biệt vui mừng khi khai mạc kỳ đại hội này cùng anh em là chủ đề mà anh em đã đặt ra như là một sợi chỉ nối kết các công việc – Việc Canh Tân Hàng Giáo Sĩ -, trong sự mong muốn cổ võ việc đào luyện ngang qua nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Lễ Hiện Xuống mà chúng ta vừa cử hành, đặt mục tiêu của anh em dưới ánh sáng đúng đắn. Thực ra, Chúa Thánh Thần vẫn là nhân vật chính của lịch sử Giáo Hội: chính Chúa Thánh Thần ngự trị cách trọn vẹn ở nơi con người của Chúa Giêsu và giới thiệu cho chúng ta mầu nhiệm về Thiên Chúa hằng sống; chính Thần Khí làm sống động lời đáp trả của Đức Trinh Nữ Maria và của các Thánh; chính Thần Khí hoạt động ở nơi những người tin và ở nơi những con người của hoà bình, và làm gia tăng sự sẵng lòng đại lượng và niềm vui truyền giáo của quá nhiều linh mục. Chúng ta biết rằng, không có Chúa Thánh Thần, không có khả năng về một đời sống tốt lành, hoặc về việc cải tổ. Chúng ta hãy cầu nguyện và dấn thân chúng ta để bảo vệ sứ mạnh của Ngài, để “thế giới của thời đại chúng ta biết đón nhận Tin Mừng [...] từ những thừa tác viên của Tin Mừng mà đời sống của họ chiếu toả lòng nhiệt thành” (Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 80).
Tôi không muốn mang đến cho anh em tối nay một suy tư có tính hệ thống về hình tượng người linh mục. Thay vào đó, chúng ta hãy nỗ lực để đảo ngược lại kỳ vọng và đặt bản thân chúng ta <vào một thái độ> của sự lắng nghe. Chúng ta hãy đến gần, đến thật gần, với một trong nhiều linh mục quản xứ của chúng là những người đang sống cuộc sống của họ ở các cộng đoàn của chúng ta; chúng ta hãy để cho diện mạo của một trong số họ ở trước đôi mắt tâm hồn của chúng ta và chúng ta hãy tự hỏi bản thân mình bằng sự đơn sơ: điều gì làm cho cuộc sống thêm thi vị? Vì ai và vì điều gì mà người ta lại dấn thân phục vụ? Đâu là lý do tối hậu của việc trao ban chính bản thân mình của người ấy?
Tôi hy vọng rằng những câu hỏi này sẽ ở lại cùng với anh em trong sự thinh lặng, trong việc cầu nguyện thinh lặng, trong một cuộc đối thoại thẳng thắn và huynh đệ: những câu trả lời sẽ trổ hoa sẽ giúp anh em đưa ra được những đề xuất đào luyện vốn cần đầu tư bằng sự can đảm.
1. Do đó, điều gì mang lại hương vị cho đời sống của người linh mục “của chúng ta”? Bối cảnh văn hoá rất khác so với bối cảnh thúc đẩy những bước đi đầu tiên của vị linh mục trong sứ vụ của mình. Ở Ý cũng thế, quá nhiều truyền thống, thói quen và tầm nhìn về cuộc sống đã chịu ảnh hưởng bởi một sự thay đổi sâu sắc về thời gian.
Chúng ta là những người vẫn thường thương cho thời gian này bằng giọng điệu đắng cay và tố cáo, cũng phải tiếp nhận sự khó khăn này: biết bao nhiêu người chúng ta gặp trong sứ vụ của chúng ta là những người đang lo lắng vì thiếu sự tham chiếu để nhìn vào. Biết bao nhiêu là mối quan hệ mang thương tích! Trong một thế giới mà mỗi người nghĩ về bản thân mình như là một thước đo của mọi sự, thì không còn có chỗ cho một người anh em.
Trong bối cảnh này, đời sống của người linh mục của chúng ta trở nên rõ ràng, bởi vì nó khác biệt, có tính thay thế. Giống như Mô-sê, ông là một người đến gần với đám cháy và để cho ngọn lửa thiêu đốt những tham vọng của ông đối với sự nghiệp và quyền lực. Ông cũng thiêu đốt cơn cám dỗ để giải thích về chính ông như là một “người tận hiến”, người trú ngụ torng một sự mặc tưởng vốn rất ít chiều kích thiêng liêng.
Người linh mục của chúng ta thì đi chân không trong sự tôn trọng đối với mảnh đất vốn tiếp tục trong việc tin và coi chính nó là thánh. Người linh mục không bị vấp phạm bởi những mỏng giòn vốn làm lay động tinh thần con người, ý thức rằng chính bản thân mình là một người què quặt được chữa lành; người linh mục ấy thoát ra khỏi sự lạnh lùng của người khô cứng, cũng như khỏi tình trạng giả tạo của một người muốn thể hiện chính mình theo tinh thần thịtrường. Thay vào đó, người linh mục ấy chấp nhận chịu trách nhiệm về người khác, cảm thấy chính bản thân mình có phần và chịu trách nhiệm về số phận của người khác.
Với dầu của niềm hy vọng và sự an ủi, người linh mục tự biến mình thành một người thân cận của mọi người, cẩn trọng chia sẻ với họ sự bỏ rơi và sự đau khổ. Được chấp nhận không phải để từ bỏ chính bản thân mình, người linh mục không có một chương trình để bảo vệ, mà mỗi sáng biết dành thời gian cho Thiên Chúa, để cho bản thân mình gặp gỡ người dân. Vì thế người linh mục của chúng ta không phải là một người quan liêu hay một nhà chức trách vô danh của một tổ chức; người linh mục không được thánh hiến cho vai trò của một người cổ trắng, hoặc bị thúc đẩy bởi tiêu chuẩn hiệu quả.
Người linh mục biết rằng Tình Yêu là tất cả. Người linh mục không đi tìm kiếm những sự đảm bảo thế gian hay những chức tước vinh dự, là những điều dẫn đến việc tin tưởng vào con người; trong chính sứ vụ của mình người linh mục không đòi hỏi bất cứ điều gì vốn đi ngược lại với nhu cầu thật sự, người ấy cũng không dính bén chính bản thân mình với những người đã được uỷ thác cho mình. Lối sống đơn sơ và thiết yếu của người linh mục, luôn luôn sẵn sàng, làm cho người linh mục trở nên đáng tin cậy trong đôi mắt của người dân và đưa người ấy đến gần với sự khiêm tốn, trong tình bác ái cá nhân vốn làm cho vị linh mục tự do và có liên đới. Là một tôi tớ của sự sống, người linh mục bước đi bằng cả trái tim và bước đi của người nghèo; người linh mục được làm cho nên phong phú bởi sự tới thăm thường xuyên của người nghèo. Ngài là một con người của hoà bình và hoà giải, một dấu chỉ và là một khí cụ của sự dịu dàng của Thiên Chúa, cẩn thận loan báo tin tốt lành với cùng một niềm đam mê mà người khác tìm kiếm tư lợi của họ.
Bí quyết của người linh mục của chúng ta – anh em biết thật rõ! – hệ tại ở bụi gai bốc cháy ấy vốn đánh dấu sự hiện hữu bằng lửa, nó chinh phục và làm cho nó hoà hợp với tình yêu của Đức Giêsu Kitô, chân lý tối hậu về cuộc đời của Ngài. Người linh mục bảo vệ mối quan hệ của mình với Ngài, xa tránh tinh thần thế tục vốn làm cho hư hỏng, cũng như bất kì một thoả hiệp hay sự nhỏ mọn nào. Chính tình bạn với Chúa dẫn người linh mục đến việc ôm lấy thực tại hằng ngày bằng niềm tin của người tin điều gì là không thể đối với con người thì không phải như thế đối với Thiên Chúa.
2. Vậy thì cũng thật cấp thiết để nói đến các vấn đề mà chúng ta đã bắt đầu. Người linh mục của chúng ta cam kết công việc phục vụ của Ngài với ai? Có lẽ câu hỏi đã được cụ thể. Thực ra, trước khi tự hỏi chính bản thân chúng ta về những thành phần của công việc phục vụ của một linh mục, thì chúng ta phải nhận biết rằng linh mục là như thế theo thước đó mà Ngài cảm thấy chính bản thân mình là một thành phần của Giáo Hội, của một cộng đoàn cụ thể mà Ngài đang cùng chia sẻ một con đường. Người dân trung tín của Thiên Chúa mà từ đó Ngài xuất phát ra, gia đình mà từ đó Ngài có phần liên hệ, ngôi nhà mà từ đó Ngài được sai đi. Sự thuộc về chung này, điều xuất phát từ Phép Rửa, là hơi thở vốn giải thoát người ta ra khỏi sự qui chiếu về bản thân vốn làm cô lập và giam cầm: “Khi những khoa trương của anh em bắt đầu bén rễ vào sự cố định của một bến tàu – Dom Helder Camara nhắc lại – bén rễ sâu! Hãy rời bỏ! Và, trước hết, không phải vì anh em có sứ mạng phải chu toàn, mà bởi vì về mặt cấu trúc anh em là một nhà truyền giáo: trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu anh em cảm nhận được sự tròn đầy của sự sống và, do đó, anh em khao khát bằng toàn bộ hữu thể của anh em rằng người khác nhận ra chính bản thân họ ở nơi Ngài và biết bảo vệ tình bằng hữu với Ngài, nuôi dưỡng chính bản thân họ bằng lời của Ngài và cử hành chính Ngài trong cộng đoàn.
Do đó, một người sống vì Tin Mừng thì đi vào một sự chia sẻ đạo đức: Người Mục Tử được hoán cải và minh xác bởi đức tin đơn sơ của dân thánh của Thiên Chúa, mà qua đó Ngài làm việc và Ngài sống trong trái tim của dân này. Sự thuộc về này là muối của đời sống của vị linh mục; Ngài là như thế khi nét đặc trưng của Ngài là sự hiệp thông, sống cùng người giáo dân trong các mối quan hệ vốn biết trân trọng sự dự phần của mỗi người. Trong thời đại vốn nghèo nàn tình bằng hữu xã hội này, thì nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là xây dựng cộng đoàn; do đó, thái độ với mối quan hệ là một tiêu chí tiên quyết cho sự biện phân ơn gọi.
Cũng thế, thật thiết yếu đối với một linh mục biết tìm lại chính bản thân mình trong Nhà Tiệc Ly của Giáo Xứ. Kinh nghiệm này – khi không được sống một cách thường xuyên – thoát khỏi những hình thức tự yêu mình và những ghen tương hàng giáo sĩ, thì sẽ làm cho sự hỗ trợ lẫn nhau đầy tự trọng và tình thương phát triển; nó nuôi dưỡng không chỉ một sự hiệp thông mang tính bí tích hoặc mang tính pháp lý mà còn là sự hiệp thông mang tính huynh đệ và cụ thể. Trong việc các linh mục bước đi cùng nhau, khác nhau về độ tuổi và độ nhạy bén, thì một hương thơm của tính ngôn sứ sẽ lan toả có sức gây kinh ngạc và gây mê hoặc. Sự hiệp thông thực sự là một trong những danh xưng của Lòng Thương Xót.
Trong suy tư của chúng ta về việc canh tân hàng giáo sĩ cũng có một chương đề cập đến việc quản trị các cấu trúc và thiện ích kinh tế: trong quan điểm tin mừng, tránh rơi vào tình trạng mục vụ của cuộc đối thoại, điều vốn làm ngăn trở sự mở ra cho sự mới mẻ dài lâu của Thần Khí. Chỉ duy trì điều có thể phục vụ cho kinh nghiệm về đức tin và bác ái của người dân.
3. Sau cùng, chúng ta được mời gọi để hỏi điều gì là lý do tối hậu của việc dấn thân của người linh mục của chúng ta. Thật buồn biết bao với những người mà trong cuộc sống luôn là một điều gì đó ở giữa, với đôi chân của họ được nhấc lên! Họ tính toán, cân đo, không chịu rủi ro bất cứ điều gì vì sợ mất mát... Họ hầu như bất hạnh! Thay vào đó, người linh mục của chúng ta, với những giới hạn của mình, là một người đi đến tận cùng: trong những hoàn cảnh cụ thể mà cuộc sống và sứ vụ đặt Ngài vào, Ngài trao ban chính bản thân Ngài cách nhưng không, với sự khiêm nhường và niềm vui, ngay cả khi dường như không ai để ý đến Ngài, ngay cả khi Ngài linh cảm rằng, về mặt con người, có lẽ không ai sẽ biết ơn Ngài đủ về sự dấn thân vô điều kiện của Ngài.
Tuy nhiên – vị linh mục biết – Ngài không thể làm khác được, Ngài yêu trái đất này, điều mà Ngài nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa viếng thăm vào mỗi sáng. Ngài là con người của Mùa Phục Sinh, của cái nhìn hướng đến Quê Trời, hướng đến người cảm nhận được rằng lịch sử con người đang tiến bước, bất chấp những trì hoãn, những điều ngớ ngẩn và những trái khuấy. Nước Trời – tầm nhìn mà Chúa Giêsu dành cho con người – là niềm vui của người linh mục, chân trời giúp cho Ngài liên hệ đến hết mọi người, để làm tan biến hết mọi lo âu và lo lắng, để vẫn thoát khỏi những ảo tưởng và sự bi quan yếm thế; để bảo vệ sự bình an trong tâm hồn mình và lan toả sự bình an ấy bằng những cử chỉ, lời nói, và thái độ của Ngài.
Anh Em thân mến, hãy xem bảng phác hoạ ba điều thuộc về làm nên chúng ta: thuộc về Chúa, thuộc về Giáo Hội, thuộc về Nước Trời. Kho tàng này ở nơi những máng chuyển trên trái đất được bảo vệ và cổ võ! Hãy ý thức hoàn toàn về trách nhiệm này; hãy dành thời gian với sự nhẫn nại và sự sẵn lòng của đôi bàn tay và con tim. Cùng với anh em, tôi cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Rất Thánh để sự chuyển cầu của Mẹ sẽ giữ gìn anh em luôn cởi mở và trung thành. Cùng với các linh mục của anh em xin cho anh em biết đi đến tận cùng, sự phục vụ đã được uỷ thác cho anh em và điều mà anh em dự phần vào trong mầu nhiệm của Mẹ Giáo Hội.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
Nguồn: http://muoianhsang.com/cac-duc-giao-hoang/dien-van/dgh-phanxico-dien-van-truoc-hoi-dong-giam-muc-y.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét