Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Sự Thật Gây Phiền Toái Của Sự Phục Sinh

Sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết là khởi đầu và là tận cùng của niềm tin Kitô Giáo. Nếu Chúa Giêsu đã không sống lại từ cõi chết, thì tất cả giám mục, linh mục, và những người thừa tác viên Kitô Giáo nên về nhà và kiếm những công việc lương thiện nhất, và tất cả mọi tín hữu Kitô Giáo cần phải rời khỏi giáo hội của họ ngay lập tức. Vì chính Thánh Phaolô đã nói: “Nếu Chúa Giêsu không sống lại từ cõi chết, thì việc rao giảng của chúng tôi ra vô ích và chúng tôi là những người tội nghiệp nhất. Đúng là không tốt, dĩ nhiên, khi nỗ lực giải thích sự phục sinh hay lý luận về sự phục sinh như một sự thần bí, một biểu tượng, hay một kinh nghiệm nội tâm chủ quan. Không có điều gì trong số đó lại công bằng trước sự mới mẻ và sự trực khởi rõ ràng của thông điệp Thánh Kinh. Sau cùng tất cả đều đi đến điểm này: nếu Chúa Giêsu không sống lại từ cõi chết, thì Kitô Giáo là một sự xảo trá và là một trò đùa; nếu Ngài sống lại từ cõi chết thì Kitô Giáo là sự viên mãn của sự mạc khải của Thiên Chúa, và Chúa Giêsu phải là trung tâm tuyệt đối của đời sống chúng ta. Không có chọn lựa thứ ba.
Tôi muốn khám phá, một cách vắn gọn, rất nhiều bài học xuất phát từ sự thật không im tiếng về Sự Phục Sinh. Thứ nhất, thế giới này không phải là sự phục sinh. Điều tôi muốn nói là thế giới này không phải như nó là một tí nào. Chúng ta sống cuộc sống của chúng ta với một sự giả định hợp lý là thế giới tự nhiên như chúng ta nhận biết về nó ngang qua khoa học và biện phân nó qua cảm thức chung là khuôn mẫu sau cùng của cuộc sống và hoạt động của chúng ta. Mọi thứ (khá theo nghĩa đen, mọi thứ) diễn ra bên trong rạp chiếu bóng của kinh nghiệm thường nhật của chúng ta. Và một trong những khía cạnh mạnh mẽ và đáng sợ nhất của cảm thức chung thì thế giới là sự chết. Mọi sự đang sống đều sẽ chết và ở trong tình trạng chết. Thực ra, mọi sự trong vũ trụ này, các nhà khoa học cho chúng ta biết, đều đi vào hiện hữu và rồi sẽ tàn phai vĩnh viễn.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu đây thực sự không phải là vấn đề? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các quy luật tự nhiên không bọc thép như chúng ta nghĩ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu sự chết và sự lâm chung không có tiếng nói chung cục? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu, ngang qua sức mạnh của Thiên Chúa và theo như sự quan phòng của Ngài, thì “trời mới và đất mới được sinh ra? Sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết là vấn đề của chúng ta và như thể là thuyết hư vô là quan điểm rõ ràng duy nhất. Sau khi đã gặp Đức Kitô phục sinh, Thánh Phaolô thậm chí có thể chế nhạo sự chế: “Nọc độc của người ở đâu? Dưới ánh sáng của sự phục sinh, thực ra, chúng ta có thể bắt đầu nhìn thế giới này như một nơi của sự thai nghén, phát triển và trưởng thành đến một điều gì đó cao hơn, vĩnh cửu hơn, huy hoàng hơn.
Đây là bài học thứ hai rút ra từ biến cố phục sinh: các nhà chuyên chế biết rằng thời gian của họ sẽ hết. Hãy nhớ rằng thập giá là cách của người La Mã khẳng định thẩm quyền của họ. Các nhà cầm quyền La Mã tuyên bố rằng nếu bạn rơi vào sự đối đầu với hệ thống của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ tra tấn bạn cho đến chết một cách nhục nhã nhất có thể (ex cruce, từ thập giá) và rồi chúng tôi sẽ để cho thân xác bạn bị bỏ đi quăng cho các loại dã thú ngoài đồng. Mối đe doạ của thập giá là cách mà những nhà chuyên chế trải qua nhiều thế kỷ thăng trầm vẫn luôn khẳng định quyền bính của họ. Quyền lực làm cho đúng. Chúa Giêsu chịu đóng đinh đối với bất kì ai vốn đã chứng kiến biến cố khủng khiếp trên đồi Can-vê đều một lần nữa khẳng định nguyên tắc này: Sau cùng Ceasar luôn luôn thắng.
Nhưng khi Chúa Giêsu đã được sống lại từ cõi chết bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần, thì các Kitô Hữu đầu tiên biết rằng thời của Caesar đã được tính sổ. Chúa Giêsu đã mang lấy điều tồi tệ nhất mà thế giới có thể ném vào Ngài và Ngài trở lại, sống động và vinh thắng. Họ biết rằng Thiên Chúa của thế giới không phải là Caesar nữa, mà hơn thế là một ai đó mà Caesar đã giết nhưng là người mà Thiên Chúa đã cho sống lại từ cõi chết. Đây là lý do vì sao mà Đức Kitô phục sinh đã là nguồn động lực cho những phong trào chống lại trong nhiều thế kỷ thăng trầm. Trong thời đại của chúng ta, chúng ta đã thấy Đức Gioan Phaolô II đã khéo léo sử dụng sức mạnh của thập giá ở Ba Lan Cộng Sản. Mặc dù Ngài không có vũ khí hạt nhân hay xe tăng thiết giáp hay quân đội hùng mạnh, nhưng Đức Gioan Phaolô đã có sức mạnh của sự phục sinh, và điều đó cho thấy cách mạnh mẽ đủ để hạ bệ một trong những đế chế áp đặt nhất trong lịch sử của thế giới. Một lần nữa, phân khoa giải thích uể oải về sự phục sinh là một biến cố chủ quan hoặc thuần tuý là một biểu tượng cách chính xác là điều mà những nhà chuyên chế muốn, vì nó áp đặt không một sự đe doạ thực sự nào trên họ.
Bài học lớn thứ ba về sự phục sinh là con đường cứu độ đã được mở ra cho mọi người. Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng “mặc dù Ngài là Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Thay vào đó, Ngài đã hạ mình và mang lấy thân nô lệ...chấp nhận ngay cả sự chết, và chết trên thập giá”. Tắt một lời, Chúa Giêsu đã hoàn toàn đi xuống, đi vào trong nỗi đau, sự tuyệt vọng, sự xa lạ, và ngay cả bị bỏ mặc bởiThiên Chúa. Ngài đi xa đến mức mà bạn có thể rời xa khỏi Chúa Cha. Tại sao? Để chạm đến hết mọi người đã rời xa Thiên Chúa. Do đó, dưới ánh sáng của sự phục sinh, các Kitô Hữu tiên khởi đã nhận biết rằng, ngay cả khi chúng ta chạy thật nhanh có thể khỏi Chúa Cha, tất cả con đường đến sự bỏ mặc của Thiên Chúa, thì chúng ta đang chạy vào vòng tay của Chúa Con. Sự mở ra đời sống thánh giúp cho mọi người tự do đi vào trong lòng thương xót thánh. Và đây là lý do vì sao mà chính Chúa nói, “Khi Con Người được giương cao, thì Ngài sẽ cuốn hút mọi người về với Ngài”, và lý do vì sao mà Phaolô có thể khẳng định trong 1 Cô-rin-tô, Lúc muôn loài đã quy phục Đức Ki-tô, thì chính Người, vì là Con, cũng sẽ quy phục Đấng bắt muôn loài phải quy phục Người; và như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài”. Sự phục sinh cho thấy rằng Đức Kitô có thể qui tụ về cho Chúa Cha mọi người mà Ngài đã ôm lấy qua tình yêu đau khổ của Ngài.
Vì thế vào Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta đừng có thuần hoá thông điệp vẫn gây kinh ngạc và phiền toái của sự phục sinh. Hơn thế, chúng ta hãy để cho thông điệp ấy không làm cho chúng ta sợ hãi, biến đổi chúng ta, làm cho chúng ta bừng cháy lên.
ĐGM Robert Barron – GM Phụ Tá TGP Los Angeles
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
Nguồn: http://muoianhsang.com/tinh-than/doi-song-duc-tin/su-that-gay-phien-toai-cua-su-phuc-sinh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét