Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Mầu nhiệm Ba Ngôi, nền tảng của Thần học về Gia đình

Bức tâm thư gửi các gia đình của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1994) là một bài suy niệm rất dài, đầy những chất thần học và triết học (siêu hình). Có những dư luận khác nhau về bức tâm thư, người thì cho là quá khó, nhưng đa số những người tri thức thì khen. Dư luận cho rằng khó cũng đúng. Khó vì là nội dung sâu sắc. Nhiều người khen hay vì đáp ứng được sự chờ đợi của nhân loại trong thời đại chúng ta. Thao thức về gia đình, về ý nghĩa và giá trị của nó, về việc xây dựng và phát triển gia đình cách lành mạnh là thao thức chung của mọi người.
Suy tư triết học trong bức tâm thư không phải là một thứ triết học kinh viện khô khan, mà là triết học về Ngôi Vị (Personalisme). Một đôi chỗ phản ánh sự vững chắc của Tôma (Finis ultimus…), những chỗ khác rất gần gũi với con người vì chứa đầy những chất hiện sinh (hữu thần).
Thần học rất phong phú, xoay quanh 3 Mầu nhiệm lớn là: “Mầu Nhiệm Tạo dựng, Mầu Nhiệm Ba Ngôi và Mầu Nhiệm Nhập Thể.
Nhưng điều độc đáo và sâu xa nhất trong bức tâm thư là sự kết hợp hài hòa “triết học về Ngôi Vị” với “thần học Ba Ngôi” dựa trên (qua trung gian) Mầu Nhiệm Tạo Dựng. Nhờ đó đã xây dựng được một thần học vững chắc về gia đình (nguồn gốc và ý nghĩa gia đình, vừa rất rõ rệt, vừa rất sâu xa).
I. “Chìa khóa” được dùng để giải thích là ý tưởng “con người được tạo dựng theo hình ảnh, như họa ảnh của Thiên Chúa” (x. St 1,26). (image + ressemblance).
“Ta hãy làm nên con người theo hình ảnh Ta, như họa ảnh Ta”. Đức Thánh Cha đã giải thích đoạn Sáng thế chương 1 câu 26-27, dưới ánh sáng Tân Ước.
Nguồn gốc
a. Trước khi tạo dựng con người, Đấng Tạo Hóa như trở về với chính mình để tìm nơi chính mình “khuôn mẫu” và “nguồn hứng”, trở về với huyền nhiệm của chính mình. Huyền nhiệm ấy là huyền nhiệm của cái “chúng ta Thần linh” (Nous Divin), là “Mầu Nhiệm Ba Ngôi”. Thiên Chúa tạo dựng nhờ Lời và Quyền Năng của Người. Lời của Thiên Chúa không là một lời nói trống không, nhưng chính là Ngôi Lời Hằng Sống. Quyền Năng của Thiên Chúa không phải là một sức mạnh vô chủ vị, nhưng cũng là Ngôi Vị. Ngôi Vị ấy vừa là sức mạnh, vừa là tình yêu. Con người sinh ra (được dựng nên) từ Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thần Linh ấy, từ cái “chúng ta Thần Linh” (theo như ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng).
b. Dưới ánh sáng Tân Ước, chúng ta thấy rằng phải tìm “Khuôn Mẫu đầu tiên” (modèle org), cho gia đình nơi chính Thiên Chúa, nơi sự sống Ba Ngôi của Thiên Chúa.
* Cái “chúng ta Thần linh” không những là nguồn gốc, mà là khuôn mẫu vĩnh hằng cho cái “chúng ta nhân loại” (le nous humain). Trước hết là khuôn mẫu cho cái chúng ta của đôi bạn nam và nữ (le nous conjugal).
Thiên Chúa tạo dựng con người có nam và có nữ; cả hai đều được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, tương tự như Người. Không phải cá nhân con người nam hay nữ là hình ảnh của Thiên Chúa, mà quan trọng hơn là có một sự giống nhau (tương tự) giữa sự hiệp nhất các Ngôi Vị Thần Linh và sự hiệp nhất giữa các con cái Thiên Chúa trong tình yêu và chân lý (x. St 2, 24).
* Tư cách làm cha mẹ của con người không phải là sự truyền sinh giống như động vật nhưng có một sự tương tự nào đó (resemblance) với Thiên Chúa (Cộng Đồng Yêu Thương). Chính vì sự giống Thiên Chúa mà gia đình được coi như cộng đồng những ngôi vị kết hiệp với nhau trong tình yêu (Hiệp Thông các ngôi vị). Cách hiện hữu và cách sống chung của những người trong gia đình là hiệp thông, quy chiếu về khuôn mẫu “chúng ta Thần Linh”. Chỉ các ngôi vị mới có thể sống hiệp thông.
II. Hiệp thông đôi bạn và giao ước hôn nhân
a. Gia đình nảy sinh từ hiệp thông đôi bạn (communion conjugale) mà Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng Và Hy Vọng” gọi là giao ước. Trong sự hiệp thông này, người nam và người nữ trao thân cho nhau và đón nhận lẫn nhau (x. St 2, 24), và hai người trở nên một.
b. Cùng với Phaolô, chúng ta quỳ gối xuống trước mặt Chúa Cha là nguồn gốc mọi tình Phụ Tử và Mẫu Tử (x. Ep 3,14-15). Sự kiện làm cha, làm mẹ là biến cố làm cho “gia đình” đã được thiết lập bằng giao ước hôn nhân, được hình thành cách đầy đủ và đúng nghĩa.
* Sự hiệp thông đôi bạn làm nảy sinh cộng đồng gia đình. Chính vì thế, cộng đồng này phải thấm nhuần tình yêu hiệp thông (tương quan cha mẹ với con cái = hiệp thông). Những đứa con được sinh ra củng cố giao ước hôn nhân giữa người cha và người mẹ được sâu xa hơn. Ngay từ đầu, phải hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, để tư cách là cha và là mẹ có sức mạnh đổi mới không ngừng tình yêu.
* Tình yêu đôi bạn, tình yêu gia đình chỉ có thể bảo toàn bằng Tình yêu được đổ tràn trong chúng ta nhờ Thánh Thần (x. Rm 5,5).
c. Sự kết hợp các ngôi vị trong gia đình, trong tình yêu và chân lý là “họa ảnh” của sự kết hợp các Ngôi Vị Thần Linh. Điều cơ bản và sâu thẳm nhất nơi con người, dù là nam hay nữ là “khả năng sống trong tình yêu và chân lý”, là “đòi hỏi” (nhu cầu) sống trong tình yêu và chân lý. Đó là điều cốt yếu trong đời sống của ngôi vị. Nhu cầu tình yêu và chân lý khai mở tâm hồn con người ra với Thiên Chúa và với các thụ tạo khác, hướng con người tới cuộc sống hiệp thông, nhất là trong hôn nhân và gia đình.
d. Sự duy nhất giữa hai người + hoa quả của nó.
Theo một nghĩa định, sự hiệp thông giữa các ngôi vị bắt nguồn từ Mầu Nhiệm Ba Ngôi (Le Nous Trinitaire), Hiệp thông đôi bạn cũng gắn liền với Mầu nhiệm này. Trong hôn nhân, người nam và người nữ kết hợp với nhau cách mật thiết đến nỗi trở thành “một xương một thịt” (x. St 2, 24). Là người nam và là người nữ về phương diện thể lý, hai nhân vị này, dù khác biệt nhau về thể xác, đều chia sẻ cách đồng đều khả năng sống trong tình yêu và chân lý (chiều kích tinh thần và thể xác của sự kết hợp). Sự kết hợp giữa đôi bạn không dừng lại nơi đôi bạn, nhưng hướng về một đời sống mới, một nhân vị mới. Với tư cách là cha và là mẹ, họ có khả năng không những sinh ra một con người giống họ bằng xương bằng thịt, mà còn là hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, nghĩa là một ngôi vị (x. St 5,3).
III. Yêu thương là cho đi và đón nhận điều mà người ta không thể mặc cả hay mua bán, đó là “ngôi vị” con người yêu thương là “ngôi vị tự hiến cho ngôi” (trao thân cho nhau). Sự trao thân gởi phận này biểu lộ đặc tính lứa đôi cho tình yêu.
Trong hôn nhân, người nam và người nữ trao thân cho nhau và đón nhận lẫn nhau để trở nên cùng một xương một thịt, cái “logique” của sự tự hiến vô vị lợi đi vào cuộc đời họ. Không có nó, hôn nhân trở thành vô nghĩa. Sự hiệp thông ngôi vị và xây dựng trên đó, trở thành hiệp thông giữa cha và mẹ; hoa quả cụ thể của tình yêu vợ chồng là đứa con được sinh ra.
* Vượt trên mọi thực tại căn bản khác, gia đình là môi trường trong đó con người có thể sống cho chính mình bằng cách tự hiến vô vị lợi… gia đình là cung thánh của sự sống.
* Một con người chào đời (x. Ga 6, 21) là một dấu chỉ vượt qua: Ý thức về sự tự hiến phải được bảo đảm và đổi mới không ngừng.
Nguồn: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20140909/27609

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét