Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Lễ hội Pchum-bân và nét hội nhập văn hóa của Giáo hội Công giáo tại Kampuchia

Bon Pchum-bân (បុណ្យភ្ជុំបិណ្ឌ) là lễ hội lớn và quan trọng trong truyền thống văn hóa Khmer. Hai ý nghĩa chính của lễ hội (Bon) được nói đến ngay ở tên gọi: Pchum và Bân. “Pchum” mang ý nghĩa cuộc gặp gỡ, hội ngộ. Người Khmer tin rằng có sự liên hệ gắn bó giữa tổ tiên và con cháu, kẻ sống và người đã khuất có thể gặp gỡ nhau qua những nghi thức đặc biệt. Do đó trong một năm, theo lịch Khmer, có 15 ngày tưởng nhớ tổ tiên và cầu nguyện cho thân nhân và các vong hồn. Từ “bân” nói tới việc rải cơm cho các cô hồn “ăn”. Người Khmer tin rằng các cô hồn đói thường về chùa để ăn. Từ sáng sớm, người ta mang cơm rải trong sân chùa. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người không thực hành việc rải cơm vì cho đó là lãng phí, cơm đó có thể dành cho người nghèo.
Pchum-bân tại 1 chùa ở Battambang
 Pagoda (1)Pagoda (2)Pagoda (3)Pagoda (4)Pagoda (5)Pagoda (6)Pagoda (7) Pagoda (9)
Với ý nghĩa lễ hội như vậy, hằng năm dịp lễ Pchum-bân, người Khmer thường trở về gia đình để dự lễ với thân nhân và bà con trong làng. Tùy công việc, có nơi cho nhân viên nghỉ từ 3 đến 10 ngày. Ngày cuối cùng dịp lễ là chính hội. 14 ngày trước đó gọi là ngày “Căn-vên”, nghĩa là theo phiên. Trong mỗi làng, mỗi ngày có các gia đình họ hàng hay thân quen nhận 1 phiên chuẩn bị của ăn, của lễ. Đến ngày Pchum-bân, các gia đình người Khmer mặc đẹp, nô nức tới chùa với các món đồ ăn được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau khi của lễ được các thầy chùa chúc lành, mọi người cùng ăn chung với nhau.
Nét văn hóa truyền thống lễ Pchum-bân được Giáo hội Công giáo tại xứ Kam đón nhận và cử hành phù hợp theo đức tin Công giáo. Có hai điều có thể ghi nhớ trong sinh hoạt đức tin của giáo hội vào dịp lễ này.
1 là: ĐGH Phao-lô VI đã chuẩn cho Giáo hội Kampuchia cử hành lễ Các Đẳng vào ngày thứ 14 của lễ hội, ngày áp lễ; và cử hành lễ các Thánh Nam Nữ vào ngày chính lễ Pchum, ngày thứ 15 (theo lịch Khmer, năm nay ngày Pchum rơi vào ngày 23/9). Tên gọi của lễ hội cũng được chuyển thành Bon Pchum (បុណ្យភ្ជុំ), nhắm tới sự gặp gỡ, hiệp thông trong Giáo hội. Từ “bân” (បិណ្ឌ) được bỏ đi vì ám chỉ việc rải cơm cho các vong hồn về ăn, điều này không phù hợp với đức tin Công giáo.
Kính các thánh Nam Nữ tại Battambang
BTB Church (1)BTB Church (2)BTB Church (3)BTB Church (4)BTB Church (5)BTB Church (6)
2 là: Trong mỗi giáo xứ, trong 14 ngày đầu, ai có thời gian thì đến nhà thờ tham dự thánh lễ và dùng cơm bánh chung sau lễ. Các gia đình thân quen họp nhau, cùng nhận 1 ngày Căn-vên để chuẩn bị đồ ăn cho mọi người đến tham dự thánh lễ và xin lễ cầu cho linh hồn tiên nhân và thân nhân. Có nơi dành 1 ngày cầu cho linh hồn các linh mục và tu sĩ và 1 ngày cầu cho các linh hồn “mồ côi”. Trong 2 ngày này, thường là ngày Chúa nhật, không có bữa ăn sau lễ.
1 ngày Căn-vên ở gx Dòng Tên St. Francis Xavier, Sisophon
1 (1) 1 (2)1 (3)1 (4)
Đối với anh em Dòng Tên phục vụ tại xứ Kam, dịp lễ Pchum-bân bận rộn nhất là những anh em lo mục vụ giáo xứ. Đây còn là dịp nghỉ lễ của nhiều nhân viên và cộng tác viên của Jesuit Mision, mà đa phần trong số họ là Phật tử, nên anh em Dòng Tên dùng thời gian này đi giảng tĩnh tâm hay nghỉ ngơi để chuẩn bị cho công việc sắp tới.
Như thế, Giáo hội Công giáo trên đất nước Kampuchia, tuy nhỏ bé và trẻ so với truyền thống văn hóa Ấn giáo và Phật giáo lâu đời tại xứ Kam, nhưng luôn được Chúa soi sáng để hiện diện sống động với dân tộc Khmer trong đức tin và văn hóa.
A.M.D.G
Nguồn: http://dongten.net/noidung/41284

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét