Thế giới đang chứng kiến sự đàn áp hàng loạt và diệt chủng dân Kitô giáo Iraq. Đáng buồn thay, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ rất ít sự quan tâm đến số phận của họ, chỉ một vài nhóm đến viện trợ họ. Sự biến mất của các cộng đồng Kitô hữu tại Iraq đưa ra một mối đe dọa cho nhân loại. Ai sẽ là người tiếp theo?
Các Kitô hữu cuối cùng đã rời khỏi Mosul, sau khi Nhà nước Hồi giáoIraq và Syria (ISIS) đã bắt họ lựa chọn giữa việc cải sang đạo Hồi, đóng thuế nặng, lưu vong, hoặc là chết. Đây là lần đầu tiên kể từ thế kỷ 15 không còn một Kitô hữu nào ở Mosul.
Năm 2003, trước khi cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq, đã có hơn một triệu người Kitô hữu sống ở Iraq-khoảng 600.000 ở Baghdad và 60.000 ở Mosul.
Những Kitô hữu chọn rời khỏi Mosul không có chỗ để sinh sống, trở thành những người tị nạn. Không thể trả được những khoản thuế áp đặt không thực tế, những người ở lại và không cải sang Hồi giáo đã bị sát hại.
Hiện nay những người Kitô hữu tại thành phố mỏ dầu giàu có Kirkuk đang lo lắng rằng họ sẽ là người tiếp theo, khi các phần tử Hồi giáo cực đoan chỉ sống cách họ một vài dặm.
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq, phản ứng với tình trạng đàn áp tôn giáo của cộng đồng quốc tế trở nên yếu ớt và không thể chấp nhận được. Liên Hiệp Quốc không hề lên tiếng gì về những điều xảy ra tại Mosul cho đến khi người Kitô hữu cuối cùng phải ra đi. Chúng ta chỉ có thể tự hỏi xem tại sao thế giới lại thờ ơ vô cảm như vậy?
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc từ ngày 20 tháng 7 có đoạn: “Tổng thư ký khẳng định rằng bất kỳ sự tấn công có hệ thống vào thường dân, hoặc một nhóm dân nào đó, vì dân tộc, vì niềm tin tôn giáo hay vì đức tin của họ đều được coi là một tội ác chống lại nhân loại, mà những người gây ra phải chịu trách nhiệm.”
Hơn nữa, trong một thông cáo báo chí đề ngày 21 tháng 7, LHQ lên án, “bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất về sự đàn áp có hệ thống những người thuộc các dân tộc thiểu số và những người khước từ ý thức hệ cực đoan của ISIS và các nhóm vũ trang có liên quan.”
Ở thế kỷ 21 này, có cần phải chờ cho xảy ra tội ác chống lại nhân loại rồi cộng đồng quốc tế mới hành động không? Chúng ta không thể học được gì từ những bài học của quá khứ hay sao? Hãy giúp chúng tôi kiến nghị Liên hợp quốc và Liên đoàn Ả Rập can thiệp ngay lập tức để chấm dứt sự tàn bạo mà ISIS đang gây ra. Chúng ta không được im lặng khi nạn diệt chủng đang diễn ra. Hãy lên tiếng để chấm dứt nạn diệt chủng có hệ thống các Kitô hữu tại Iraq.
Sống ở thế kỷ 21, cộng đồng thế giới không thể vô cảm để cho nạn diệt chủng xảy ra. Chúng ta phải thúc đẩy cộng đồng quốc tế hành động thay mặt cho các Kitô hữu tại Iraq. Sự sống còn của họ phụ thuộc vào hành động của chúng ta!
(Hiếu Minh, VRNs 23.08.2014)
Nguồn: http://baoconggiao.com/vi/news/Tin-Tuc-Giao-Hoi-The-Gioi/Hay-ky-ten-cuu-cong-dong-Kito-giao-tai-Iraq-4088/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét