Đức Tổng giám mục Charles Maung Bo
Được biết, đề nghị của ông Thein Sein xuất phát từ thư thỉnh nguyện của một phong trào gồm các nhà sư Phật giáo;thỉnh nguyện này đã thu thập được hơn 1,3 triệu chữ ký với mục đích “bảo vệ chủng tộc và tôn giáo của quốc gia có đa số người Phật giáo”. Nhóm vận động được biết với tên gọi “Phong trào 969”, chủ trương bạo lực và bất khoan dung.Phong trào này đã tổ chức các cuộc biểu tình đầy hận thù và bạo lực chống lại người Hồi giáo Miến Điện trong nhiều tháng, và đã bị cáo buộc là một mối đe dọa cho đất nước
Dự luật sắp được đưa ra thảo luận đã gặp phải những bất đồng quan điểm về chính trị và tôn giáo. Bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh của “Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ”, đã chỉ trích dự luật này, bà nói rằng nó phân biệt đối xử đối với phụ nữ cũng như vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cá nhân.
Trao đổi với Fides, Đức cha Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon cho biết ngài phản đối dự luật này và yêu cầu nhà nước “không can thiệp vào quyền của cá nhân được lựa chọn tôn giáo của chính mình”. Ngài nói, pháp luật “hạn chế tự do tôn giáo tại Myanmar vào thời điểm mà người dân trong các khu vực khác được hưởng tự do. Cải đạo là một vấn đề lương tâm, không ai có thể ép buộc”.
Luật hạn chế hôn nhân khác đạo “sẽ khiến cho người phụ nữ không còn đủ mạnh mẽ trong quyết định tự do xây dựnggia đình”. Nhắc lại những thành kiến và chiến dịch hận thù chống lại người Hồi giáo Miến Điện, Đức Tổng giám mụcMaung Bo hô hào cần phải có hoà hợp tôn giáo. Hiến pháp Myanmar công nhận Phật giáo có một một “vị trí đặc biệt”,là niềm tin của đa số người dân, nhưng cũng công nhận các tôn giáo khác như Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Vậthồn giáo (animism - quan niệm vạn vật đều có hồn).
(Agenzia Fides, 11-04-2014)
Minh Đức
Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/myanmar-va-du-luat-moi-ve-ton-giao/5951.57.7.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét