Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Khi nào đức tin biến mất?

Khi Friedrich Nietzsche (nhà triết học người Phổ) tuyên bố rằng: “Thiên Chúa đã chết” ông đã thêm một câu hỏi rằng: “Loại bọt biển nào có thể lau sạch toàn bộ một chân trời?”
Tôi thường thắc mắc câu hỏi đó, bởi vì chỉ tính trong khoảng thời gian sống của tôi, đã có sự suy giảm chưa từng có về con số những người đến nhà thờ cách thường xuyên, và gần đây hơn một sự tăng đột biến số người tuyên bố đã từ bỏ hoàn toàn đức tin và bây giờ ở phần phân loại tôn giáo trên các giấy tờ, người ta ghi là “Không”.
Nhóm sau này (những người khi được hỏi về tôn giáo của họ trên giấy điều tra dân số họ trả lời bằng từ “không”) đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, và ngày nay ở Canada và Mỹ, số đó chiếm hơn 30% dân số. Những con số này cũng tương tự ở Châu Âu và các vùng thế tục hóa khác của thế giới.
Nhưng những cá nhân này có thật sự đã mất đức tin? Khi chúng ta dùng từ “không” để ám chỉ đến tín ngưỡng tôn giáo, người ta thường giải thích với những câu có nội dung thế này: Tôi không tin nữa. Điều đó không có ý nghĩa gì với tôi nữa. Tôi đã mất đức tin vào tôn giáo và nhà thờ. Tôi không thể giả vờ thêm nữa. Tôi đã mất đức tin vào những tín ngưỡng đó. Tôi không chắc liệu có hay không việc tôi tin vào Thiên Chúa.
Điểm chung giữa những cụm từ đó là khái niệm “sự tin tưởng” hay “niềm tin”: “Tôi chỉ không tin vào điều đó nữa”. Nhưng là đang ngừng tin vào một vài điều gì đó tương tự như việc mất đi đức tin của một người. Không cần thiết! Nó có thể là một điều gì đó không còn là tin vào một điều gì, nhưng nó có thể là một vài thứ hoàn toàn khác biệt việc mất đức tin của một người. Để chấm dứt niềm tin vào một tập các lời tuyên bố đức tin, không nhất thiết đồng nghĩa với việc mất đức tin. Thực vậy, việc mất hệ thống tín ngưỡng của một người, thường là điều kiện cho một đức tin được thanh tẩy.
Niềm tin khác với đức tin như thế nào? Bình thường, thuật ngữ để nói rằng chúng tôi tin vào một điều gì đó là đúng, có nghĩa là chúng tôi có thể chắc chắn sự thật đó bằng sự tưởng tượng của chúng tôi, đó là chúng tôi có thể bằng cách nào đó hạn chế nó theo cách tưởng tượng, để nó có ý nghĩa đối với chúng tôi. Ngược lại, nếu chúng ta không thể hình dung điều gì đó có ý nghĩa, thì đó là một bước ngắn để nói rằng điều đó không phải là sự thật. Tín ngưỡng của chúng ta được xác định trên những cái mà chúng ta có thể khẳng định với trí tưởng tượng và suy nghĩ của chúng ta.
Nhưng nhiều đối tượng đức tin của chúng ta, về bản chất và theo định nghĩa, không thể tưởng tượng, không thể miêu tả và vượt xa khái niệm hóa. Vì thế trong lĩnh vực đức tin, để nói tôi không tin điều này hay điều kia, thường là dấu hiệu của sự hạn chế về trí tưởng tượng và sức mạnh lí trí của chúng ta, hơn là sự mất đức tin. Tôi tin rằng chúng ta không tin tưởng về niềm tin của mình, nhiều hơn là chúng ta không tin vào Chúa, điều này thì không phải là mất đức tin.
Đức tin thì sâu hơn niềm tin, và nó thì không luôn luôn là những thứ chúng ta có thể vẽ nên bằng cách tưởng tượng trong tâm trí chúng ta. Cho ví dụ, một vài điều trong Kinh Tin Kính các Tông Đồ: Không thể tưởng tượng chúng như thật, trong việc mô tả chúng như thực tế. Chúng là thật, nhưng hình ảnh của chúng ta về chúng chỉ là những biểu tượng. Nó cũng là thật với những điều trong kinh Tin Kính của các tín hữu và nhiều học thuyết đức tin được viết của chúng ta. Như đã nói, chúng đơn thuần chỉ là những hình ảnh và những từ ngữ chỉ cho chúng ta về một điều gì đó mà chúng ta không thể hình dung được, bởi vì nó vượt xa trí tưởng tượng chúng ta.
Ví dụ: điều đầu tiên, cái cần để nói về Chúa luôn là việc Chúa thì không thể diễn tả hết được, là việc Chúa vượt quá mọi khái niệm hóa, vượt quá mọi trí tưởng tượng, vượt quá việc có thể hình dung, vượt quá sự nắm bắt trong bất kỳ cách thức thích ứng nào bằng ngôn ngữ. Điều này cũng đúng cho sự hiểu biết của chúng ta về Chúa Kitô – Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Giêsu là con Thiên Chúa. Nhưng làm thế nào để có thể tưởng tượng hay hình dung điều đó? Đó là điều không thể! Làm thế nào Một Thiên Chúa có thể có Ba Ngôi? Điều này không phải là toán học mà là Mầu nhiệm, là điều gì đó không thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, chúng ta tin điều đó, và hàng triệu hàng triệu người trong hai ngàn năm qua đã liều mạng sống và tinh thần của mình cho sự thật không thể tưởng tượng đó. Đức tin là sự hiểu biết về một điều gì đó vì sự to lớn và vô tận của nó, không thể hình dung cách tương ứng bằng cách tưởng tượng lên. Những từ ngữ của chúng ta biểu lộ đức tin của chúng ta, và những từ ngữ đó dẫn đến sự thật, nhưng chúng không phải là sự thật.
Việc bác bỏ một tác phẩm nghệ thuật đặc trưng, không có nghĩa là chúng ta bác bỏ vẻ đẹp. Vì vậy, khi một vài người nói, tôi không thể tin điều này nữa, người đó đang bác bỏ có hiệu lực một tập các lời tuyên bố, một bộ các biểu tượng cụ thể và một học thuyết về nghệ thuật (thần học), thậm chí thực sự bác bỏ niềm tin vào Thiên Chúa, người đó đang từ chối điều đó, bởi vì cách chính xác, người đó không thể tưởng tượng được hình ảnh của những điều mà trên thực tế, điều đó không thể hình dung được.
Người ta nói rằng, người vô thần chỉ là một cái tên khác để nói về những người không thể hiểu được phép ẩn dụ. Có lẽ điều đó quá đơn giản, nhưng nó gợi ý rằng việc bác bỏ tập những lời tuyên bố thần học thì không giống như việc mất đi đức tin của một người.
Mary Nguyễn chuyển ngữ từ ronrolheiser.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét