Khách hành hương xếp hàng cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Măng Đen
được dựng năm 1972 trên một ngọn đồi ở huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
Ảnh: Anna Nguyen
Một giám mục Việt Nam vừa kêu gọi hàng ngàn khách hành hương tại thánh địa Đức Mẹ hãy bảo vệ môi trường sau khi chính quyền thừa nhận ô nhiễm đã tới ngưỡng “không chịu thêm được nữa”.
“Xin cho chúng ta biết nhận ra những tội hủy hoại môi trường và tội không tôn trọng môi trường chúng ta đang sống”, Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị của giáo phận Kontum nói với trên 25.000 khách hành hương.
Ngài nói với họ trong Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được tổ chức trong hai ngày 8-9/12 tại Măng Đen ở huyện miền núi Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
Ngài nói với họ trong Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được tổ chức trong hai ngày 8-9/12 tại Măng Đen ở huyện miền núi Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
Ngài mời gọi mọi người tránh sử dụng túi ni long, phân loại rác thải để tái chế và sử dụng lại hoặc sửa chữa những đồ đạc hơn là bỏ đi.
Ngài cũng kêu gọi họ hãy đi bộ, đạp xe đạp hoặc sử dụng các phương tiện công cộng và hạn chế đi xe máy, phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam. Mọi người cũng nên tiết kiệm điện và nước.
Đáp lại lời mời gọi của Đức Giám mục, khách hành hương đã thu dọn và làm sạch sẽ thánh địa trước khi ra về.
“Ô nhiễm môi trường đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa”, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói trước Quốc hội mới đây.
Ông bộ trưởng đề nghị kéo giảm các nguồn phát tán ô nhiễm và sau cùng là chấm dứt tất cả các dự án, nhà máy gây ô nhiễm.
Ông thừa nhận tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam là thấp hơn các nước và cho biết chính quyền sẽ điều chỉnh vấn đề này.
Theo các báo cáo của chính quyền, các khu công nghiệp và làng nghề gây ô nhiễm không khí, đất và nước. Những nơi này xả hóa chất, chất thải rắn, bụi và nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Ví dụ như trên 100 trong số 183 khu công nghiệp của nước này chưa có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Từ năm 2009, người dân ở thị trấn An Bài trong tỉnh Thái Bình đã không dám sử dụng nước mưa bởi vì nước mưa bị ô nhiễm bởi bụi do gần 70 lò vôi xả ra.
Nguồn: http://vietnam.ucanews.com/2016/12/16/nguoi-cong-giao-viet-nam-duoc-moi-goi-bao-ve-moi-truong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét