Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

ĐGM Robert Barron - Phim Khiêu Dâm Và Lời Nguyền Của Sự Tự Do Tình Dục

Số gần đây nhất của Tạp Chí Time Magazine có đưa trên trang bìa một bài viết gây kinh ngạc và có vấn đề nặng về sự thịnh hành của phim ảnh khiêu dâm trong nền văn hoá của chúng ta. Tiêu điểm của bài viết là về thế thệ thanh niên trẻ hiện đang đến tuổi, thế hệ đầu tiên của những người được lớn lên cùng với một khả năng truy cập không giới hạn vào phim khiêu dâm hạng nặng trên mạng lưới Internet. Thống kê về điểm này hoàn toàn gây sửng sốt. Hầu hết người trẻ bắt đầu việc sử dụng phim ảnh khiêu dâm ở tuổi 11; có xấp xỉ 107 triệu lượt truy cập hàng tháng vào các trang mạng dành cho người lớn ở đất nước này; 12 triệu giờ mỗi ngày được sử dụng cho việc cho phim khiêu dâm trên toàn cầu trên các trang có chứa phim khiêu dâm; 40% các bạn nam ở Anh Quốc nói rằng các bạn thường coi phim ảnh khiêu dâm – và tương tự.
Tất cả mọi việc xem có tính dâm đãng các bộ phim khiêu dâm hành động trực tiếp này đã tạo ra, nhiều người tranh cãi, một đạo binh các cánh mày râu mất đi khả năng hoạt động tình dục bình thường và thoả mãn tình dục với người bình thường. Nhiều người cỡ tuổi đôi mươi làm chứng rằng khi họ có cơ hội để có mối quan hệ tình dục với vợ hoặc bạn gái của mình, họ không thể hành động. Trong đại đa số trường hợp gây choáng ngợp, thì đây không phải là một vấn đề về tâm lý, vốn được chứng minh bởi sự thật là họ vẫn có thể trở nên được kích thích dễ dàng bởi các hình ảnh trên một màn hình máy tính. Sự thật đáng buồn là đối với những người trẻ này, sự kích thích tình dục không phải gắn liền với con người bằng xương bằng thịt, mà với những hình ảnh kích thích với người hoàn hảo về mặt thể lý trong một thực tế ảo. Hơn thế, bởi vì họ bắt đầu từ khi quá trẻ, nên họ đã bị thôi thúc, khi họ lớn lên, để hướng về phim khiêu dâm mang tính hoang dã và bạo lực hơn nữa để đạt tới sự cực khoái mà họ mong muốn. Và do đó điều này làm cho họ mất khả năng tìm thấy tình dục không kì quái và bình thường ngay cả thích thú cách mơ hồ.
Tình trạng này đã dẫn một lượng lớn đàn ông từ thế hệ bị ảnh hưởng đến việc dẫn dắt một cuộc thay đổi để giải thoát những người đồng trang lứa của họ khỏi lời nguyền của phim khiêu dâm. Noi theo nhiều chương trình chống nghiện ngập khác nhau, họ đang lập nên những nhóm thể thao, nói về các mối nguy của phim khiêu dâm, cổ võ việc ngăn chặn những trang web có nội dung người lớn, đưa những người nghiện vào các mối quan hệ với những người hỗ trợ là những người sẽ thách đố họ, v.v. Và tất cả điều này, dường như đối với tôi, là tốt. Nhưng điều thực sự đánh động tôi trong bài viết đăng trên Tạp Chí Time là cả tác giả hoặc bất kì ai mà ông ta phỏng vấn hoặc tham khảo lại không nói đến việc sử dụng phim ảnh khiêu dâm như là một điều gì đó bị phản đối về mặt đạo đức. Bài đó rõ ràng gây sự chú ý của nền văn hoá chỉ vì phim kiêu dâm tạo nên kết quả là rối loạn chức năng cương dương! Giáo Hội Công Giáo – và thực ra toàn bộ xã hội ngay chính cho đến 40 năm về trước – coi phim khiêu dâm như là, trước hết và trên hết, một sự phá vỡ đạo đức, một sự méo mó sâu sắc của tính dục con người, một sự vật thể hoá vô lương tâm của những người chưa bao giờ được đối xử như là bất kì điều gì hơn cho bằng là những đối tượng. Việc méo mó đạo lý này tạo nên vô số vấn đề, cả về thể lý lẫn tâm lý, là không cần phải bàn cãi, nhưng sự xác quyết của Giáo Hội Công Giáo là những hậu quả thứ yếu này sẽ không được nói đến cách đầy đủ trừ khi vấn đề tiềm ẩn được giải quyết.
Rõ ràng ở điểm này mà chúng ta đối diện với một rào cản văn hoá. Mặc dù lý thuyết về tâm lý của Freud đa phần đã bị mất đi độ tin cậy, nhưng một giả định căn bản của Freud vẫn còn hoàn toàn là nguyên lý nền tảng cho nền văn hoá của chúng ta. Tôi muốn nói đến sự xác quyết là đa số khổ đau về tâm lý của chúng ta là kết quả từ việc áp chế những khao khát tình dục. Một khi chúng ta được giải thoát khỏi những định kiến xưa khi nói về tình dục, thì dòng tranh luận này cũng sẽ biến mất, chúng ta sẽ vượt thắng được những rối loạn thần kinh và rối loạn về tâm thần vốn quá làm cho chúng ta gặp nhiều rắc rối. Điều vốn từng là một lãnh vực tâm lý đặc biệt của một bác sĩ tâm thần người Áo nở hoa vào những năm 1960, ít nhất là ở Phương Tây, và rồi đi vào mọi ngóc ngách của nền văn hoá. Quá thường chúng ta nghe kiểu tranh luận này: chừng nào bạn thôi không làm tổn thương bất kì một ai nữa, thì bạn sẽ được phép thực hiện bất cứ điều gì làm cho bạn hài lòng trong lãnh vực tình dục. Điều mà bài viết trên tạp chí Time đưa ra khi nói đến một vấn đề cụ thể của phim ảnh khiêu dâm, thực ra, là khá rõ ràng về mặt thời gian: Freud đã sai. Sự tự do tình dục hoàn toàn không làm cho chúng ta khoẻ mạnh hơn về mặt tâm lý, mà chỉ có trái lại. Nó đã làm bệnh hoạn sâu sắc xã hội của chúng ta. Việc đánh giá cao sự tự do không giới hạn khi nói về tình dục – rõ ràng bởi vì nó hư hỏng về mặt đạo đức- cho thấy cả về sự suy nhược tâm lý nữa.
Trong khi Freud, theo cách của những nhà tư tưởng hiện đại nhất, đã chính thức đề cao sự tự do, thì Giáo Hội lại đề cao tình yêu, có thể nói, muốn điều tốt lành cho người khác. Cũng giống như những người thời hiện đại có xu hướng làm giảm mọi thứ xuống tới mức tự do, thì Giáo Hội lại giảm mọi sự tới tình yêu, mà qua đó tôi muốn nói, Giáo Hội đặt mọi sự vào trong mối liên hệ với tình yêu. Tình dục, theo các bài đọc Thánh Kinh, thực ra là tốt, nhưng sự tốt lành của nó là một chức năng của điều phụ thuộc của nó trước đòi hỏi của tình yêu. Khi nó đánh mất sự lệ thuộc ấy  như nó nhất thiết làm thế khi sự tự do được tôn vinh như là giá trị tối hậu – thì nó biến thành một điều gì đó khác đi so với điều mà nó phải là. Lề luật điều khiển hành vi tính dục, điều mà học thuyết Freud có thể hiểu chỉ như là “những điều cấm kị và lời mời gọi trước sự áp chế, thì thực ra là cách thế mà trong đó mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu duy trì. Và trên cơ sở của mối quan hệ ấy tuỳ thuộc vào sức khoẻ tâm lý và thậm chí thể lý của chúng ta nữa. Điều đó đối với tôi là bài học sâu nhất của bài viết trên tạp chí Time.
ĐGM Robert Barron – Giám Mục Phụ Tá TGP Chicago
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
Nguồn: http://muoianhsang.com/gap-go/goc-nhin/dgm-barron-phim-khieu-dam-va-loi-nguyen-cua-su-tu-do-tinh-duc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét