Xin cha giải thích rõ về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi mà Giáo Hội mừng kính trong Chúa Nhật này.
Trả lời:
Cách đây hơn bốn năm, sau khi Bản Nghi Thức Thánh Lễ mới được Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam công bố cho thi hành trên toàn quốc, nhiều ý kiến khác nhau đã được bày tỏ liên quan đến nội dung dịch thụât và một số từ ngữ thần học và phụng vụ được sử dụng trong Bản Nghi Thức mới này.
Trước hết là phần mở đầu Thánh Lễ , Chủ tế làm dấu thánh giá với công thức :
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Công thức này đã được dùng lại từ Bản Nghi Thức cũ xuất bản năm 1969 nhưng khác với công thức của Bản thứ 2 ban hành năm 1992 như sau:
Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần
Lý do thay đổi được đưa ra là để tránh sự lầm lẫn về “Ba Chúa” (Trithéisme) có thể gây ra trong công thức của Bản 1992 tức là muốn nhấn mạnh đến sự kiện chỉ có Một Thiên Chúa với Ba Ngôi Vị “đồng một bản thể (consubstantialis) và uy quyền như nhau ” đúng như Giáo Hội tuyên xưng trong Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicene (325 A.D).
Chi tiết quan trọng này rất thích hợp để chúng ta suy niệm về Mầu Nhiêm Chúa Ba Ngôi (The Holy Trinity) mà Giáo Hội cử hành Chúa Nhật tuần này.
Có thể nói : Chúa Ba Ngôi là một Mầu Nhiệm lớn nhất của Đạo Công Giáo được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Thánh Tông Đồ cách nay trên 2000 năm.
Xưa kia, các Thánh Giáo Phụ (Church Fathers) , đặc biệt Thánh Augustinô (354-430), đã suy niệm rất nhiều về Mầu Nhiệm này nhưng các ngài đã không thể tìm ra được lời giải đáp thuần lý nào ngoài xác tín đó là Mầu Nhiệm phải tin mà thôi.
Trước hết, Mầu Nhiệm này đã không được mặc khải trong Kinh Thánh Cựu Ước có lẽ để tránh bối rối cho Dân Do Thái vốn quen với não trạng “độc thần = monotheism” theo đó họ chỉ biết tôn thờ một Thiên Chúa Yaweb là Cha của các Tổ Phụ Abraham , Isaac và Jacob và cũng là Thiên Chúa đã giải phóng họ, qua bàn tay ông Môisen , khỏi ách thống khổ bên AiCập, được an toàn trở về quê hương. Nghĩa là họ không biết gì về Chúa Kitô, Đấng đã xuống trần gian làm Con Người để cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết vì tôi. Cũng như không biết Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý, là Đấng ban sự sống, đã khai sinh Chúa Giêsu trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã phục sinh Chúa Giêsu-Kitô từ cõi chết sau ba ngày nằm trong mồ đá.
Vì thế sau khi đưa dân Do Thái an toàn vượt qua Biển đỏ và tiến vào hoang địa để ở đó trong 40 năm chờ ngày vào chiếm hữu vùng Đất Hứa, ông Môisen, trong thời gian này, đã nhắc lại cho Dân ghi nhớ và suy niệm rằng “ trên trời cao cũng như dưới đất thấp , chính CHÚA là Thiên Chúa chứ không có thần nào khác nữa. Anh em hãy giữ các thánh chỉ và mệnh lệnh của Người mà hôm nay tôi truyền cho anh em , như vậy anh em và con cháu anh em sau này sẽ được hạnh phúc , được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA , Thiên Chúa của anh em vĩnh viễn ban cho anh em.”(Đnl 4, 39-40). Đó là Thiên Chúa mà dân Do Thái tôn thờ từ thời Cựu Ước cho đến nay.
Ngược lại, trong Kinh Thánh Tân Ước mà anh em Do Thái không nhìn nhận và đọc chung với chúng ta, thì Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi đã được mặc khải rõ ràng cho nhân loại lần đầu tiên qua trình thuật Chúa Giêsu nhận phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả trong sông Jordan (x Mt 3,13-17; Mc 1,9-11;Lc 3,21-22), nơi đây “Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu” và tiếng nói của Chúa Cha lần đầu được nghe từ trời cao phán ra :“ Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con” (Lc 3:22).
Tiếng Chúa Cha lại được nghe thêm một lần nữa khi Chúa Giêsu Biến Hình trên núi Tabor trước mắt ba Tông Đồ Phêrô, Gioan và Gia Cô Bê : “ Đây là Con Ta yêu dấu hằng đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. (Mt 17: 5) Đặc biệt trong Tin Mừng Thánh Matthêu , Chúa Giêsu đã minh nhiên nói đến Ba Ngôi Thiên Chúa khi Người truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng Cưú Độ và rửa tội cho muôn dân “nhân danh Cha , và Con và Thánh Thần,”. Những lời này của Chúa Giêsu đã vén mở cho chúng ta biết về Ba Ngôi Thiên Chúa đồng bản thể trong Một Thiên Chúa duy nhất mà Giáo Hội long trọng mừng Lễ hôm nay.
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thực không thể giải thích cách thuần lý nào cho con người hiểu được. Nhưng, là tín hữu Công Giáo, chúng ta phải tuyên xưng và sống với mọi chiều kích của Mầu Nhiệm này để không bị rối đạo (heretical). Tuy nhiên, để giúp cho các em nhỏ và người lớn học giáo lý hiểu về Mầu Nhiệm này, ta có thể dùng hình ảnh một ngọn đèn điện hay đèn dầu. Mọi đèn này đều có 3 yếu tố không thể tách rời nhau được : Một là hình dáng (shape) của đèn như dài ngắn, tròn hay vuông, to hay nhỏ... Yếu tố thứ hai là ánh sáng (light) phát ra khi đèn được bật hay đốt lên. Yếu tố thứ ba là sức nóng (heat) sẽ phát ra từ đèn sau một thời gian ngắn được thắp sáng lên. Thiếu một trong 3 yếu tố trên thì không thể có đèn điện hay đèn dầu được, vì không có đèn nào mà lại không phát ra ánh sáng, sức nóng trong một hình dáng cụ thể mà người ta trông thấy được.
Cũng vậy, tuy với Ba Ngôi Vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng cùng Một Thiên Chúa duy nhất thánh thiện, uy quyền và đầy yêu thương. Chính tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa đã đưa đến kết quả “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa..” (St 1,27) và “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tim 2,4).
Mặt khác, Mầu Nhiệm BA trong MỘT cũng diễn tả cách siêu hình cho chúng ta biết về bản chất của Giáo Hội là tuy có nhiều trong thành phần nhưng chỉ qui kết về một đích điểm : đó là cùng một Đức Tin, một Phép Rửa , một Thiên Chúa duy nhất là Đấng đã dựng lên và cứu chuộc con người chỉ vì yêu thương và tha thứ… Do đó, tuyên xưng và sống Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi cũng mạnh mẽ đòi hỏi chúng ta phải san bằng mọi dị biệt, mọi bất đồng và mọi trở ngaị để trở nên MỘT trong cùng một niềm tin, trong yêu thương, bác ái và an hoà với nhau như Ba Ngôi trong Một THIÊN CHÚA của Tình Thương, Công minh, An bình và Hiệp nhất.
Ước mong giải đáp này thỏa mãn phần nào câu hỏi được đặt ra.
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Cách đây hơn bốn năm, sau khi Bản Nghi Thức Thánh Lễ mới được Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam công bố cho thi hành trên toàn quốc, nhiều ý kiến khác nhau đã được bày tỏ liên quan đến nội dung dịch thụât và một số từ ngữ thần học và phụng vụ được sử dụng trong Bản Nghi Thức mới này.
Trước hết là phần mở đầu Thánh Lễ , Chủ tế làm dấu thánh giá với công thức :
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Công thức này đã được dùng lại từ Bản Nghi Thức cũ xuất bản năm 1969 nhưng khác với công thức của Bản thứ 2 ban hành năm 1992 như sau:
Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần
Lý do thay đổi được đưa ra là để tránh sự lầm lẫn về “Ba Chúa” (Trithéisme) có thể gây ra trong công thức của Bản 1992 tức là muốn nhấn mạnh đến sự kiện chỉ có Một Thiên Chúa với Ba Ngôi Vị “đồng một bản thể (consubstantialis) và uy quyền như nhau ” đúng như Giáo Hội tuyên xưng trong Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicene (325 A.D).
Chi tiết quan trọng này rất thích hợp để chúng ta suy niệm về Mầu Nhiêm Chúa Ba Ngôi (The Holy Trinity) mà Giáo Hội cử hành Chúa Nhật tuần này.
Có thể nói : Chúa Ba Ngôi là một Mầu Nhiệm lớn nhất của Đạo Công Giáo được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Thánh Tông Đồ cách nay trên 2000 năm.
Xưa kia, các Thánh Giáo Phụ (Church Fathers) , đặc biệt Thánh Augustinô (354-430), đã suy niệm rất nhiều về Mầu Nhiệm này nhưng các ngài đã không thể tìm ra được lời giải đáp thuần lý nào ngoài xác tín đó là Mầu Nhiệm phải tin mà thôi.
Trước hết, Mầu Nhiệm này đã không được mặc khải trong Kinh Thánh Cựu Ước có lẽ để tránh bối rối cho Dân Do Thái vốn quen với não trạng “độc thần = monotheism” theo đó họ chỉ biết tôn thờ một Thiên Chúa Yaweb là Cha của các Tổ Phụ Abraham , Isaac và Jacob và cũng là Thiên Chúa đã giải phóng họ, qua bàn tay ông Môisen , khỏi ách thống khổ bên AiCập, được an toàn trở về quê hương. Nghĩa là họ không biết gì về Chúa Kitô, Đấng đã xuống trần gian làm Con Người để cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết vì tôi. Cũng như không biết Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý, là Đấng ban sự sống, đã khai sinh Chúa Giêsu trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã phục sinh Chúa Giêsu-Kitô từ cõi chết sau ba ngày nằm trong mồ đá.
Vì thế sau khi đưa dân Do Thái an toàn vượt qua Biển đỏ và tiến vào hoang địa để ở đó trong 40 năm chờ ngày vào chiếm hữu vùng Đất Hứa, ông Môisen, trong thời gian này, đã nhắc lại cho Dân ghi nhớ và suy niệm rằng “ trên trời cao cũng như dưới đất thấp , chính CHÚA là Thiên Chúa chứ không có thần nào khác nữa. Anh em hãy giữ các thánh chỉ và mệnh lệnh của Người mà hôm nay tôi truyền cho anh em , như vậy anh em và con cháu anh em sau này sẽ được hạnh phúc , được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA , Thiên Chúa của anh em vĩnh viễn ban cho anh em.”(Đnl 4, 39-40). Đó là Thiên Chúa mà dân Do Thái tôn thờ từ thời Cựu Ước cho đến nay.
Ngược lại, trong Kinh Thánh Tân Ước mà anh em Do Thái không nhìn nhận và đọc chung với chúng ta, thì Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi đã được mặc khải rõ ràng cho nhân loại lần đầu tiên qua trình thuật Chúa Giêsu nhận phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả trong sông Jordan (x Mt 3,13-17; Mc 1,9-11;Lc 3,21-22), nơi đây “Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu” và tiếng nói của Chúa Cha lần đầu được nghe từ trời cao phán ra :“ Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con” (Lc 3:22).
Tiếng Chúa Cha lại được nghe thêm một lần nữa khi Chúa Giêsu Biến Hình trên núi Tabor trước mắt ba Tông Đồ Phêrô, Gioan và Gia Cô Bê : “ Đây là Con Ta yêu dấu hằng đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. (Mt 17: 5) Đặc biệt trong Tin Mừng Thánh Matthêu , Chúa Giêsu đã minh nhiên nói đến Ba Ngôi Thiên Chúa khi Người truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng Cưú Độ và rửa tội cho muôn dân “nhân danh Cha , và Con và Thánh Thần,”. Những lời này của Chúa Giêsu đã vén mở cho chúng ta biết về Ba Ngôi Thiên Chúa đồng bản thể trong Một Thiên Chúa duy nhất mà Giáo Hội long trọng mừng Lễ hôm nay.
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thực không thể giải thích cách thuần lý nào cho con người hiểu được. Nhưng, là tín hữu Công Giáo, chúng ta phải tuyên xưng và sống với mọi chiều kích của Mầu Nhiệm này để không bị rối đạo (heretical). Tuy nhiên, để giúp cho các em nhỏ và người lớn học giáo lý hiểu về Mầu Nhiệm này, ta có thể dùng hình ảnh một ngọn đèn điện hay đèn dầu. Mọi đèn này đều có 3 yếu tố không thể tách rời nhau được : Một là hình dáng (shape) của đèn như dài ngắn, tròn hay vuông, to hay nhỏ... Yếu tố thứ hai là ánh sáng (light) phát ra khi đèn được bật hay đốt lên. Yếu tố thứ ba là sức nóng (heat) sẽ phát ra từ đèn sau một thời gian ngắn được thắp sáng lên. Thiếu một trong 3 yếu tố trên thì không thể có đèn điện hay đèn dầu được, vì không có đèn nào mà lại không phát ra ánh sáng, sức nóng trong một hình dáng cụ thể mà người ta trông thấy được.
Cũng vậy, tuy với Ba Ngôi Vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng cùng Một Thiên Chúa duy nhất thánh thiện, uy quyền và đầy yêu thương. Chính tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa đã đưa đến kết quả “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa..” (St 1,27) và “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tim 2,4).
Mặt khác, Mầu Nhiệm BA trong MỘT cũng diễn tả cách siêu hình cho chúng ta biết về bản chất của Giáo Hội là tuy có nhiều trong thành phần nhưng chỉ qui kết về một đích điểm : đó là cùng một Đức Tin, một Phép Rửa , một Thiên Chúa duy nhất là Đấng đã dựng lên và cứu chuộc con người chỉ vì yêu thương và tha thứ… Do đó, tuyên xưng và sống Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi cũng mạnh mẽ đòi hỏi chúng ta phải san bằng mọi dị biệt, mọi bất đồng và mọi trở ngaị để trở nên MỘT trong cùng một niềm tin, trong yêu thương, bác ái và an hoà với nhau như Ba Ngôi trong Một THIÊN CHÚA của Tình Thương, Công minh, An bình và Hiệp nhất.
Ước mong giải đáp này thỏa mãn phần nào câu hỏi được đặt ra.
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Nguồn: http://baoconggiao.com/vi/news/Song-Dao/Giai-thich-ro-ve-Mau-Nhiem-Chua-Ba-Ngoi-ma-Giao-Hoi-mung-kinh-trong-Chua-Nhat-nay-3648/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét