Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Bà Marie-Hélène Valdant, hề của Chúa Nhân Lành


diocese-avignon.fr, 2017-12-15

Làm sao để khơi dậy, để rao giảng Tin Mừng với chiếc mũ đỏ, với bộ áo hề: bà Marie-Hélène Valdant là người phụ nữ trình diễn đầy sức sống, đầy niềm vui nhưng không mất một chút gì nghiêm túc.

Phỏng vấn bà trên kênh Truyền hình Công giáo Pháp Vaucluse 

Xin bà kể cho chúng tôi nghe quá trình dẫn bà đến con đường này?

Con đường này bắt đầu 24 năm trước đây khi chồng tôi qua đời; chúng tôi biết Chúa Nhân Lành một tháng trước khi chồng tôi qua đời.

Một cuộc trở lại sao?

Đúng, hoàn toàn và chớp nhoáng! Tôi không thấy gì hết, không nghe gì hết, nhưng một tình yêu vô tận chiếm lấy tôi trong từng sớ thịt với một niềm vui không tả được! Một cảm giác rất khó giải thích, nhưng chỉ trong tíc tắc là tôi hiểu trọn. Không cần đầu óc mới hiểu được, nhưng là quả tim. Khi đó ngay lập tức tôi muốn cầu nguyện, cùng với chồng tôi, chúng tôi trở về với Giáo hội…, chúng tôi chưa bao giờ cầu nguyện chung, chưa bao giờ giữ đạo! Anh trở lại trước tôi 4 giờ cùng ngày, khi chúng tôi gặp lại nhau, chúng tôi không nói gì, chỉ khóc vì chúng tôi biết mình đã hiểu! Chúng tôi bắt đầu cầu nguyện với Chúa Lòng Lành và như thế được một tháng!

Điều này đã cho bà một sức mạnh không tưởng tượng được để vượt lên?

Rõ ràng là như vậy, nếu không có chuyện này thì tôi không biết làm sao có thể vượt lên giai đoạn khó khăn này! Tôi có sáu đứa con để nuôi dạy, khi đó tôi khá trẻ, và đó là một cú sốc… sốc với tình yêu của Chúa và như thế kéo dài từ 24 năm nay.

Mới đầu tôi cũng tự hỏi, chuyện này có kéo dài không, nhưng trên thực tế, đúng là niềm vui Tin Mừng, “không có gì có thể lấy đi của tôi được”. 

Bà có an ủi được con cái không?

Tôi không biết, nhưng tôi nghĩ trẻ con sống và mình sống chung với nó; chúng không trở lại như tôi – và đó là niềm đau khổ lớn của tôi -, nhưng rồi chúng sẽ trở lại vì tôi có cầu xin! Tin Mừng đã nói, “hãy tin thì sẽ được!” Ngày đó sẽ đến! có thể tôi không được thấy, nhưng chắc chắn sẽ đến! 

Bà có giữ được sự hiện diện của chồng bà?

Có chứ, luôn luôn! Tình yêu không bao giờ chết. Đó không phải là kỷ niệm của một tình yêu, nhưng là một tình yêu hiện diện, một tình yêu sống. Chồng tôi là trụ cột trên trời, còn tôi chèo chống ở trần gian này! Anh giúp chúng tôi, còn tôi thì hiệp thông với anh không ngừng… như với Chúa Kitô: chúng ta không thấy Chúa, nhưng Chúa ở đó! 

Như vậy bà luôn được bảo bọc?

Đúng, tôi được chồng tôi, Chúa Kitô và Mẹ Maria… như thế có ba người ở bàn ăn! Và họ lại không ăn nhiều, tốt cho tôi vì tôi nấu ăn không giỏi!

Chỉ sau khi chồng bà qua đời người ta mới đề nghị bà theo học khóa làm hề!

Đúng, chỉ một tuần sau khi chôn nhà tôi, tôi đồng ý ngay vì khóa này ở gần Dijon và tôi thích ngay lập tức! Tôi thấy đây đúng là con đường của tín hữu kitô: con đường tự do, con đường để tìm lại trái tim trẻ con của mình, niềm vui sống với các cảm xúc, không sợ nói lên cảm nhận của mình, được khóc, được cười như một đứa bé. Khi tôi đến bệnh viện, không phải ngày nào cũng màu hồng: trước một em bé ở giai đoạn cuối cuộc đời, hề của Chúa không phải là con rối: phải nói những gì mình sống, những gì mình cảm nhận, không được làm ra vẻ. Như thế đòi hỏi phải thay đổi tất cả và người tín hữu phải như vậy! Mình phải là mình mới đón nhận người khác được. Phải tìm tâm hồn trẻ thơ, bản chất và sự tự do của em bé.


Mới đầu bà vào bệnh viện?

Đúng, mới đầu chúng tôi dựng chương trình “Cỏ ba lá với 4 hề” ở thành phố Dijon và chương trình kéo dài đã được 24 năm. 

Nhưng tổ chức đã tiến triển?

Đúng, vì trong bệnh viện mình không thể nói về Chúa. Nhưng ngược lại, rất nhanh chóng người ta xin tôi nói về những gì đã xảy ra và vì tôi có con đường của Chúa song song với việc làm hề, nên dần dần tôi nhảy từ chuyện này qua chuyện kia. Từ từ trong vòng 20 năm, tôi xây dựng được “buổi trình diễn”… nhưng tôi không thích chữ trình diễn, đúng hơn là buổi trò chuyện với khán giả: trẻ con, người lớn, các linh mục, các hiệp hội…


Nhiều người yêu cầu?

Đúng; mỗi buổi sáng tôi đọc lời cầu nguyện của chân phước Charles de Foucauld: Con xin phó thác vào Chúa Nhân Lành, xin Ngài làm cho con theo như Ngài muốn! Chúa là Thầy của tôi và với Ngài mình không bao giờ thất nghiệp! 

Bà chuẩn bị buổi làm việc của bà như thế nào?

Tôi bắt đầu bằng cầu nguyện; dĩ nhiên khi nào cũng có một chủ đề đã được chọn, nhưng với tôi, cầu nguyện là điều chính. Tôi, tôi không tìm gì hết vì tôi không có mục đích thương mại; tôi không làm vì tôi; tôi muốn mang niềm vui của Chúa cho tất cả những ai ở đó vì đó là động lực của tôi, với đôi đũa thần tôi thích mang đức tin đến cho mọi người! Thật là thích thú và đó là niềm vui rao giảng Tin Mừng! 

Khán giả cười nhiều trong các buổi trình diễn của bà?

Họ cười hay khóc tùy! Còn tôi thì có khi tôi khóc trên sân khấu! Vì hề là thật, họ nói những gì họ sống, họ sống những gì họ nói… và vì vậy đã có khi tôi khóc trên sân khấu, rồi cười! Nhưng đó là cuộc sống: mình không thể nào cất đi đau khổ, có cả đau khổ và cả hạnh phúc! 

Bà dựng buổi trình diễn của bà như thế nào? Bà có mang đời sống của mình lên sân khấu không?

Có và không: Tôi đến với đời tôi và đời tôi thì đủ chuyện, với một dụng cụ: một thập giá lớn, các gói của tôi thì trên con quỷ (vì thế có thập giá cũng như có quỷ!); và cũng có Chúa Thánh Thần, trái tim của Chúa. Tôi dựa trên dụng cụ như trò chơi, trực quan và đầy màu sắc này, tôi theo chủ đề và nó sẽ đi theo cảm nhận của tôi, những gì tôi đang thấy trong phòng. Và khi có phản ứng của khán giả, lập tức tôi nắm ngay những gì vừa nghe: hề là lúc nào cũng sống với giây phút hiện tại.

Không phải khi nào tôi cũng đi ra ngoài ‘dụng cụ’ của tôi. Tôi giải thích làm thế nào mà con người làm việc: với quả tim, với thân thể, với bộ óc và theo chủ đề đã vạch, tôi sẽ nghiêng về điểm này hoặc điểm kia. Dần dần tôi bắt đầu để một chút hương vị của đời tôi vào, và đó cũng là hương vị cuộc đời của mọi người. 

Bà đến diễn ở các trường học, mỗi nơi một chút?

Đúng, trong trường học, trong các tổ chức đủ loại như ngày kỷ niệm 40 năm thành lập tổ chức Đức tin và Ánh sáng (Foi et Lumière) hay Lộ Đức với người trẻ. 

Và cả với các sinh viên ở các trường lớn?

Đúng, ở Angers cách đây 2 năm ở Cung Hội nghị (Palais des Congrès) và tựa đề là: “Từ buồn bã đến phúc thật”. Tôi rất thích chủ đề này. Các chủ đề quay chung quanh niềm vui, niềm vui Tin Mừng, niềm vui kết nối với Chúa, với trên trời! Và tôi nghĩ tôi đã truyền được niềm vui, vì tôi thực sự sống với nó. Không phải như trong vở kịch mình đóng. Tôi không đóng kịch, tôi như vậy, tôi thật sự sống với những gì tôi nói! 

Và bà mặc y phục hề?

Ở bệnh viện, bộ y phục làm bung dáng vẻ bề ngoài để từ trái tim này đến trái tim kia. Y phục có nhiều màu sắc và tôi rất thích màu sắc; nó làm cho vui như trò chơi. Khi mình là hề thì quả tim mở ra… kể cả khi tôi đặt mũi vào tay lái! 


Bà có hai ăng-ten nhỏ trên mũ?

Đúng, đó là quả tim của Mẹ Maria và của Chúa Giêsu!

Và bà đặt tên cho bà là “hề của Chúa Nhân Lành!”

Đúng, tôi cũng muốn tìm tên khác nhưng cuối cùng là tên đó: nhận biết sự nhỏ bé của mình, là kitô hữu biết mình là kẻ có tội nhưng cùng một lúc, mình cũng nhận ra sự cao cả của mình khi mình té và mình đứng dậy, vì không có gì là mất đi, và mình khởi đi rồi lại bị té… đó là cuộc sống chúng ta! 


Bà làm như vậy trong mục đích nào?

Tôi, tôi chỉ có một ước muốn: khán giả tìm được niềm vui mà tôi có. Tôi không thể hoán cải tất cả mọi người bằng đôi đũa thần, nhưng tôi muốn thức tỉnh, khơi dậy niềm vui nơi những người tôi gặp. Nơi tất cả những người xem tôi, chắc chắn sẽ có người trở nên không tốt, mà nếu cuối đời của họ, họ nhớ lại có một quả tim hồng và Chúa Nhân Lành ở trong quả tim hồng, như thế là tôi đã giành được ít nhất là một người… cũng có thể hơn!

Marta An Nguyễn dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét