Đức Hồng Y Bo của Myanmar phát biểu với Thông tín viên Fides nhân chuyến viếng mộ thánh Phêrô và Phaolô tại Roma rằng: Với chủ nghĩa cực đoan, Giáo Hội Công Giáo đang gióng lên tiếng nói thay cho những kẻ cùng đinh.
Ngày 10/5/2018 vừa qua bà Deborah Lubovin đã phỏng vấn Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng giám mục Yangon, Myanmar. Sau đây là cuộc phỏng vấn:
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của Thông tấn xã Zenit, Đức Hồng Y Bo đang có mặt tại Vatican nhân chuyến viếng thăm và gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô trong tuần này. Nhân dịp này Zenit đã hỏi Đức Hồng Y Bo về chuyến viếng thăm với Đức Giáo Hoàng năm 2017 vừa qua và những dư âm của chuyến thăm này cũng như tình trạng đối thoại liên tôn trong nước và nhiều vấn đề khác nữa.
Myanmar khét tiếng về nền cai trị quân sự độc đoán trong nhiều thập kỷ qua cho tới khi đảng Liên Hợp Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2015 vừa qua.
Người Hồi giáo thiểu số Rohingyas được LHQ coi là một trong những người bị bức hại nhiều nhất. Theo dữ liệu từ Dự án Arakan, một tổ chức nhân đạo bảo vệ quyền lợi người Rohingyas thì từ năm 2010, có khoảng 100.000 người thiểu số này đã trốn chạy khỏi Miến Điện (Myanmar) bằng đường biển. Bạo lực giữa những nhóm Phật giáo cực đoan và người Rohingyas từ năm 2012 đã cướp đi hơn 200 sinh mạng con người và làm cho 140.000 người phải di tản.
ZENIT: Thưa Đức Hồng Y, chuyến viếng thăm Ad limina của Hội đồng Giám mục Myanmar tại Vatican này chỉ diễn ra sau chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Myanmar mới vài tháng. Thưa Đức Hồng Y, ngài có đề cập tới chuyến viếng thăm này trong các cuộc thảo luận của ngài với Đức Thánh Cha không?
Đức Hồng Y Bo: Chúng tôi đã đề cập tới nhiều lần. Chúng tôi cảm ơn Đức Thánh Cha vì chuyến viếng thăm lịch sử này, đặc biệt sự quan tâm của Ngài đối với toàn dân Myanmar, không loại trừ một ai. ĐTC đã gặp vị tướng tối cao của quân đội, tiếp kiến với các nhân viên trong chính quyền và đặc biệt với bà Aung San San Suu Kyi, gặp gỡ các thiền sư, các vị lãnh đạo các tôn giáo, tiếp xúc với những người trẻ và mọi thành phần dân chúng. Ngài đã để lại một thông điệp hòa bình, một sứ điệp tình thương và hoà giải. Đức Thánh Cha cảm ơn chúng tôi trước sự tiếp đón nồng hậu và hiếu khách của dân nước chúng tôi.
ZENIT: Đức Giáo Hoàng đã để lại những dấu ấn, hoa trái nào cho Giáo hội Myanmar, trong những năm dẫy đầy thương đau vừa qua?
Hoa trái ngay lập tức mà chúng tôi có thể nói tới là chúng tôi đã thực hiện được một tình liên đới trực tiếp giữa chính quyền và quân đội. Sự liên đới này dẫn tới con đường đối thoại. Đức Thánh Cha đã để lại cho chúng tôi rất nhiều chương trình hành động cho quê hương đất nước chúng tôi nhất là chương trình hòa bình và hoà giải. Mặc dù tình hình vẫn còn phức tạp, nhưng chúng tôi tin chắc rằng chúng tôi đang tiến bước trên con đường hướng tới hòa bình.
ZENIT: Hôm nay, mới sau một vài tháng, làm thế nào Đức Hồng Y có thể chứng minh cho Đức Giáo Hoàng thấy được những thành quả qua một vài con số của người dân của đất nước của Đức Hồng Y?
Trước chuyến viếng thăm của ĐTC rất nhiều người không Công Giáo trong đất nước chúng tôi không hề hay biết hay nghe về Đức Thánh Cha. Bây giờ thì ngược lại. Người dân Myanmar có đầy sự tôn kính và mến yêu dành cho Đức Thánh Cha cũng như sự tương kính và tôn trọng dành cho Giáo Hội Công Giáo. Họ ngưỡng mộ các nỗ lực kiến tạo hòa bình và xây dựng đất nước của Giáo hội.
Thanh Quản sdb
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét