Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Hoàn cảnh người Rohingya ở Myanmar rất thảm thương, nhưng giáo hội đành bó tay


Pyay (Agenzia Fides 12/01/2017) - Với một dân số khoảng 1,2 triệu người tập trung ở bang Rahkine phía tây Myanmar (Miến Điện,) hàng ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn sang Bangladesh vì một lý do: Chính phủ Miến Điện không bao giờ coi họ là công dân, mà chỉ là "những người nhập cư bất hợp pháp", không có quyền lợi gì cả. 

Tình trạng phân biệt như thế đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, nhưng những năm gần đây thì xấu hẳn đi: kể từ năm 2012, bắt đầu có những căng thẳng xã hội và tôn giáo và các nhóm quốc gia Phật giáo đòi hỏi chính phủ phải trục xuất người Rohingya ra khỏi nước, đưa đến tình trạng bạo lực và khủng bố chống lại họ. 

Theo Liên Hiệp Quốc, sau khi quân đội Myanmar phát động một cuộc tấn công chống "nổi loạn" ở bang phía bắc của Rakhine, thì ít nhất có 100.000 người Rohingya đã phải tìm nơi ẩn náu ở các nước láng giềng, riêng trong tuần vừa qua đã có 22.000 người phải bỏ đi . Những bạo lực do quân đội gây ra bị các tổ chức NGO tố cáo là những "tội ác chống lại loài người".

Ngày nay các trại tị nạn hiện đang chứa 150.000 thường dân Rohingya, sống hoàn toàn nhờ vào sự hỗ trợ nhân đạo. 

Cha Stephen Chit Thein, thuộc Giáo phận Công Giáo Pyay, là Giáo phận bao gồm bang Rahkine, cho biết : "Có nhiều khó khăn để có thể giao tiếp với họ, vì họ không biết ngôn ngữ Myanmar", ngài nói, được biết cha Chit Thein có nguyên quán ớ gần Settwe, là nơi trú ẩn cuả người Rohingya. "Chúng tôi rất quan tâm đến họ, nhưng hiện nay trong toàn dải đất ấy không có bóng một tu sĩ hay một linh mục Công Giáo nào, chỉ toàn là Phật tử. Chúng tôi hiểu rằng tình hình nhân đạo là nghiêm trọng, chúng ta cần phải bày tỏ tình đoàn kết, nhưng thật là rất khó khăn."

Giáo Hội Công Giáo, với các tổ chức từ thiện như Caritas - gọi là "Karuna" ở Myanmar - thì không thể hoạt động: "Chính phủ không cho phép chúng tôi đi vào lãnh thổ hoặc vào các trại tị nạn. Cấm mọi tổ chức dựa trên đức tin. Chỉ có một vài tổ chức phi chính phủ quốc tế là có thể mang lại những hỗ trợ nhân đạo ", theo lời Cha Nereus Tun Min, giám đốc "Karuna" trong giáo phận Pyay. "Chúng ta," Cha Tun Min nói tiếp, "chỉ là những khán giả của cuộc khủng hoảng này."

Vị giám đốc "Karuna" kết luận: "Trong lúc vị đặc sứ về Nhân quyền cuả LHQ là bà Yanghee Lee (Hàn quốc) đang hiện diện ở Myanmar hiện nay, thì những gì chúng ta có thể đòi hỏi là chính phủ mới phải hợp tác để ngăn chặn sự leo thang bạo động và giúp quản lý tình trạng bi thảm hiện nay, cố gắng tìm một giải pháp có sự tôn trọng các quyền và phẩm giá của mỗi con người". 

Trong quá khứ, các Giám mục Miến Điện cũng đã nhiều lần đề cập đến những thử thách liên quan đến người Rohingya . Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, trong khi nói về những kỳ vọng mới của nền dân chủ mới được nẩy sinh trong nước, cũng lên án "sự lây lan của hận thù và vi phạm nhân quyền." Đối với tình hình hiện nay và những tình huống khó khăn và xung đột xã hội khác, Ngài đưa ra nhận xét là người Công Giáo Miến Điện "có nhiệm vụ mang lại lòng thương xót và công bố lòng thương xót.

Xavier Nguyễn Đông
Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/212805.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét