Ý cầu nguyện tháng

- Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10:

Cầu cho sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội:
Xin cho các Kitô hữu giáo dân, cách riêng là phụ nữ, khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, có thể tham gia nhiều hơn vào các cơ quan hữu trách của Giáo Hội.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Báo động đỏ về bộ phim mới cuả Netflix: '13 Reasons Why' có thể dẫn tới phong trào tự tử

Cảnh báo quan trọng: Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc một người bạn cuả bạn đang bị dằn vặt bởi những tư tưởng tự tử, xin hãy tìm giúp đỡ từ một ai đó mà bạn có thể tin tưởng và/hoặc gọi Lifeline tại số 1-800-273-8255 (24 giờ mỗi ngày).

Nếu là Công Giáo, xin liên lạc với linh mục địa phương của bạn, với giáo phận hoặc chi nhánh Catholic Charities tại địa phương.


Tác giả Mary Rezac 

Denver, Colorado, 21 tháng tư năm 2017 / 05:23 pm (CNA). - Bộ phim chỉ mới phát sóng có vài màn đầu tiên, nhưng '13 Reason Why' (13 Lý Do Tại Sao) cuả mạng Cable TV Netflix đã cho thấy đây là một bộ phim 'sốt dẻo' làm cho giới thanh thiếu niên say mê.

Dựa trên cuốn tiểu thuyết dành cho thanh niên năm 2007, câu truyện kể về một nhân vật tên là Hannah Baker, một thiếu nữ 17 tuổi, trong cơn bối rối đã kết liễu cuộc sống của mình.

Không giống như các vụ tự tử khác là để lại một lá thư tuyệt mạng, Hannah để lại 13 băng cassette, giải thích 13 lý do tại sao cô ấy đã lấy đi mạng sống của mình - và theo cô ta thì mỗi lý do là một người, hoặc đã làm một cái gì đó, hoặc đã không làm đủ cho cô ta.

Những người làm phim cuả hãng Netflix cũng phát hành một follow-up video giải thích rằng chủ ý cuả bộ phim '13 Reason Why' là muốn giúp ích cho xã hội - mang lại cuộc đàm thoại quan trọng về các chủ đề nghiêm trọng như bắt nạt, tự tử và hành hung, và thúc đẩy khán giả bàn cãi về các giải pháp trước các ám ảnh cuả tự tử.

Tuy nhiên, các cơ quan và đoàn thể đề phòng tự tử và nhiểu nhà lãnh đạo thanh thiếu niên đã tỏ ra lo lắng bởi vì bộ phim đang ăn khách một cách đặc biệt với các khán giả vị thành niên, mà giới vị thành niên lại là thành phần rất dễ bị tổn thương.

Tự tử là lý do thứ ba gây tử vong trong số những người trẻ từ 10 đến 24 tuổi, theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention Trung tâm phòng chống bệnh tật). Các nghiên cứu còn cho thấy việc công bố công khai một vụ tự tử cũng có thể kích hoạt một hiệu ứng dây chuyền là tạo thêm một số tự tử trong cộng đồng.

Bộ phim cũng bị các chuyên gia sức khỏe tâm thần đả kích, cho rằng các người làm phim đã không tuân thủ một số "lời khuyên khi báo cáo về tự tử," đó là một danh sách hướng dẫn dành cho giới truyền thông, được phát triển bởi các chuyên gia phòng chống tự tử và các nhà báo. Đặc biệt là các lời khuyên tránh các tiêu đề giật gân hoặc mô tả chi tiết một vụ tự sát, nghiên cứu cho thấy những sự đó có thể dẫn đến những vụ tự tử "bắt chước".

Hội Suicide Awareness Voices of Education (Nâng cao nhận thức giáo dục về tự sát), một hội phi lợi nhuận phòng chống tự tử, cũng cho biết rằng bộ phim có thể "gây hại nhiều hơn tốt." 

Life Teen (Cuộc sống thiếu niên), một chương trình mực vụ quốc tế cho thanh niên, đã phát hành một video và một bức thư ngỏ cho giới trẻ, cảnh báo về những điểm kích hoạt (tự tử) trong bộ phim và về những thiếu sót cuả bộ phim khi đề cập tới vấn đề tự tử và sức khỏe tâm thần.

Bà Leah Murphy cuả Life Teen đưa ra cảnh báo về cách mà bộ phim mô tả cuộc tự tử cuả nhân vật Hannah, đơn giản là đổ lỗi cho những người xung quanh cô.

"Trong bộ phim không hề có sự thảo luận vể bệnh tâm thần hoặc việc chữa trị, và khán giả được cho biết là những người xung quanh Hannah Baker phải chịu trách nhiệm về cái chết của cô, bới vì một hành động nào đó cuả họ hoặc sự thiếu sót không hành động nào đó", bà viết. 

"Dĩ nhiên những sự việc như bắt nạt, làm ngơ khi bạn nhìn thấy dấu hiệu trầm cảm hay tự tử, và tấn công tình dục là những vấn đề nghiêm trọng và có thể xô đẩy một người đi đến tự sát, nhưng thực tế thì chỉ vì tình cảm mà thôi mà tự sát là hiếm. Báo cáo cho thấy 90% của tất cả các vụ tự tử là bởi những người đã được chẩn đoán là có bệnh tâm thần. Đại đa số các vụ tự tử có liên hệ tới vấn đề sức khỏe, chứ không chỉ vì bị bắt nạt hoặc gặp chuyện đau buồn. Trong thực tế, vấn đề sức khỏe và bệnh tâm thần cần nhiều hơn là sự hiện diện của một người bạn tốt hay tránh được các vấn đề khó nghĩ hoặc không phài đấu tranh - điều họ cần là một sự trợ giúp chuyên môn nghiêm chỉnh."

Sự việc bộ phim không hề đề cập đến những vấn đề trên là một vấn đề, bà Murphy nói, bởi vì Hannah được miêu tả như là một loại "liệt sĩ Anh hùng" để lại một bài học và một di sản cho hậu thế.

Bà Murphy kêu gọi bất cứ ai đang trải qua những suy nghĩ tự tử cần phải thố lộ ra và cần tìm sự giúp đỡ.

Một người tự tử "không trở thành anh hùng, nắm quyền điều khiển hoặc thu được bất kỳ quyền lực nào bằng cách đổ lỗi cho những người xung quanh," bà Murphy viết.

"Tự sát luôn luôn là vô cùng tai hại cho vô số cá nhân, nhưng bi thảm nhất vẫn là người bị mất cuộc sống của mình - một cuộc sống mà ý nghĩa là để tiếp tục, tự nó đã là đầy đủ ý nghĩa, mục đích và có giá trị vô hạn."

Bà Chelsea Voboril, giám đốc giáo dục tôn giáo tại Good Shepherd Catholic Church ở Smithville, Missouri, đã nói với CNA là bà đã coi bộ phim và bàn với nhóm thanh thiếu niên của mình. Bà đã lo lắng khi thấy rằng hầu hết các thanh thiếu niên cuả bà nghĩ rằng 13 lý do cuả Hannah là các lý do chính đáng để kết thúc cuộc sống.

Bà Voboril cho biết chúng cũng có thảo luận về điểm mà Hannah đã không bao giờ cho cha mẹ hoặc một bác sĩ hoặc nhà tâm lý biết về sự cô đơn và đau khổ mà cô đã trải qua. Voboril cũng đã thảo luận về sức khỏe tâm thần và trách nhiệm cuả tội lỗi với nhóm, và chúng đã có hỏi nếu tất cả mọi người tự tử phải xa hoả ngục.

Khi xem các loại phim như thế, bà Voboril nói bà cố gắng dùng phương cách 'cỏ lùng và luá', tức là cách phân biệt cái tốt trong số những cái xấu - một phương pháp vay mượn từ một diễn giá Công Giáo, ông Christopher West.

Bộ phim có vẻ cố gắng đi theo một la bàn Đạo Đức, bà Voboril cho biết, và 'đám luá' cuả nó bao gồm những thông điệp tốt thư: "hiếp dâm là sai, tự tử gây đau buồn, mỗi người đều có thánh giá riêng cuả họ," bà nói.

"Nhưng cũng có nhiều cỏ dại nguy hiểm. Và tinh vi. Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, ma túy, tự do vô giới hạn, đó là chưa kể vấn đề lớn là làm thế nào để nói về tự tử một cách an toàn."

Kết thúc các cuộc thảo luận, bà Voboril nói rằng bà đã van xin các thanh thiếu niên cuả bà nên xem bộ phim với một phụ huynh hoặc một người lớn, nếu các em còn muốn tiếp tục xem.

Nhưng "(với) một người mà căn bản giáo lý chưa được đầy đủ, hoặc những người dễ bị lung lạc bởi bất kỳ vấn đề lớn nào nói trên, thì tôi hy vọng họ tránh không xem."

Ông Owen Stockden, phát ngôn viên cuả chương trình Living Works, một cơ quan chuyên đào tạo các khóa học ngăn ngừa tự sát, nói với CNA rằng mối quan tâm lớn nhất của ông với "13 Reasons Why" là miêu tả sự đáp ứng thiếu thốn và vô ích cuả những người lớn, đặc biệt là cuả các cố vấn và giáo viên ở trường học.

"Trong chương trình, nhân viên tư vấn của Hannah có một phản ứng rất không hiệu quả với những suy nghĩ tự tử của cô, " Stockden nói với CNA.

"Chúng tôi đã đào tạo nhiều nhân viên tư vấn và giáo viên trên toàn thế giới để đáp ứng một cách nhân ái và hiệu quả cho các ám ảnh về tự tử. Luôn luôn là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, và một nghiên cứu gần đây... cho thấy rằng trường học sẽ có lợi hơn khi có thêm sự đào tạo nhân viên để tăng gia sự can thiệp về tự tử, tuy nhiên trong phần lớn trường hợp ngày nay, những giáo viên và nhân viên tư vấn cũng đã rất cảnh tỉnh và nhạy cảm với các nhu cầu của học sinh của mình, "ông nói.

"Sẽ là một bi kịch nếu '13 Reasons Why' làm cho giới trẻ tin rằng những ưu tư cuả chúng sẽ bị bỏ qua khi chúng thố lộ với một người lớn có trách nhiệm."

Có một chương trình ăn khách là có một tiềm năng cho một cuộc hội thoại hữu ích để giải quyết các vấn đề tự tử, "nhưng chỉ được như vậy nếu nó được thảo luận một cách chu đáo và có trách nhiệm," ông Stockden nói thêm.

Với bà Barbara Nicolosi, một giáo sư và là người viết kịch bản cho nhiều phim Công Giáo, thì một vấn đề khác với bộ phim là không có một nhân vật nào trong phim có một cảm giác hay có lần đề cập đến một đấng siêu nhiên hay yêu thương là Thiên Chúa, một cái gì mà bà nói rằng các học sinh của bà cũng đang thiếu.

"Bộ phim muốn đổ lỗi tất cả các vấn đề của thanh thiếu niên là do truyền thông xã hội và sự bắt nạt, nhưng từ chối không xem xét rằng những điều đó chỉ là triệu chứng chứ không phải là nguyên do. Sự mất mát Đức Tin, niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương, sự mất mát của một cảm giác về sự bất tử, tất cả những điều này làm cho tự sát trở thành một phản ứng hợp lý cho đau khổ. Trẻ em của chúng ta không đến nỗi ngu ngốc như thế đâu," bà nói với CNA.

Bà Nicolosi nói bà ta nhìn thấy một số giá trị trong thông điệp chống bắt nạt của bộ phim, nhưng bà cũng lo lắng nó có thể đổ thêm dầu vào mồi lửa tự tử. 

“... Tôi lo ngại thấy rằng nhân vật Hannah được gán cho một số quyền lực trong việc trả thù những kẻ làm hại cô qua việc tự tử. Cuối cùng thì, tôi nghĩ rằng bộ phim là 'vô thưởng vô phạt', " bà nói. 

Tiến sĩ Jim Langley, một nhà tâm lý học cuả hãng tư vấn St. Raphael Counseling ở Denver, đã đọc cuốn sách và coi nhiều màn của "13 Reasons Why."

Vì có nội dung người lớn ở nhiều cấp độ - ngôn ngữ, tình dục, các chủ đề tự sát và hãm hiếp - ông nói ông không thoải mái để giới thiệu bộ phim hoặc cuốn sách cho bất cứ ai không phải là người lớn và có tinh thần vững mạnh.

Ông nói rằng có một số điều mà câu chuyện nói đúng - như là một người, bạn có thể mong đợi cuộc sống của bạn không trớ thành nguy cơ tự tử và tác động tàn phá lên nhiều người trong cuộc sống của bạn.

Tuy nhiên, câu chuyện trớ thành sai trái khi nó có xu hướng lãng mạn hoá ý tưởng tự sát và không đề cập đầy đủ đến các tác động cuả sức khỏe tâm thần khi Hannah quyết định kết thúc cuộc sống của cô.

Tiến sĩ Langley nói ông lo lắng vì bộ phim đi quá xa trong việc gợi ý rằng những người chung quanh Hannah là có lỗi cho việc tự tử. Đe doạ, cưỡng hiếp và tấn công là những điều khủng khiếp xảy ra với bất cứ ai, và có một số lợi ích để chứng tỏ rằng hành động của bạn "có thể gây hại và ảnh hưởng đến người khác."

"Trên một mức độ nào đó, tất cả chúng ta có trách nhiệm với người khác, nhưng trong một số vấn đề thì bộ phim đi quá xa, và làm cho nó có vẻ như chúng ta hoàn toàn có trách nhiệm cho người khác. Chúng ta chịu trách nhiệm về những người khác và phải đối xử tốt với họ. Nhưng những người làm tổn thương cô Hannah không phải chịu trách nhiệm về việc lựa chọn tự sát cuả cô ta."

"Hầu hết những người tự sát đều có một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Và bộ phim không mô tả cô gái này là có vấn đề về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng như thông thường những người bị ám ảnh tự tử luôn luôn có,"ông nói.

Dấu hiệu cảnh báo cho tự tứ bao gồm sự trầm cảm nghiêm trọng, liên tục và tự cô lập ra khỏi xã hội. Một người muốn tự tử có thể đề cập đến một cái gì đó về mong muốn kết thúc cuộc sống, hoặc bắt đầu cho đi đồ đạc của họ như là quà tặng tình cảm. Một dấu hiệu cảnh báo là một người đang chán nản sâu sắc bỗng nhiên có vẻ rất hạnh phúc, là một cảm giác đột ngột được tự do khi họ đã quyết định tự sát.

Cái thông điệp chủ yếu của bộ phim là tất cả mọi người cần phải đối xử với người khác trong cuộc sống của họ tốt hơn, đó là một thông điệp tích cực, nhưng không đi xa đủ trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần, tiến sĩ Langley nói.

Một trong những điều quan trọng nhất mà người lớn có thể làm, tiến sĩ Langley nói, là nói chuyện với con em về bộ phim và về tự tử và các vấn đề khác.

"Tôi nghĩ rằng đặc biệt với thanh thiếu niên, chúng nó tiếp xúc với rất nhiều việc trong nền văn hóa ngày hôm nay. Là phụ huynh và nhà giáo, công việc cuả chúng ta là cung cấp thông tin thực tế, chính xác và cung cấp cho chúng với sự thật," ông nói.

Người lớn thường lo lắng rằng những cuộc đàm thoại như thế làm cho con cái bị phô trần thái quá, nhưng thực ra, thì internet và các phương tiện truyền thông xã hội và văn hóa rộng lớn có đã làm điều đó rồi, tiến sĩ Langley ghi nhận.

"Vì vậy, là cha mẹ và nhà giáo dục, chúng ta đang không phô trần con cái bằng cách nói chuyện về các vấn đề, chúng ta cần giúp chúng xử lý và phân biệt được sự thật trong đó. "Và tôi nghĩ rằng thực sự là tốt khi nói chuyện về các vấn đề sức khỏe tâm thần với thanh thiếu niên."

Một điều "thiếu sót nổi bật" cuả cuốn sách và bộ phim, tiến sĩ Langley nói, là cha mẹ của Hannah, có vẻ yêu thương, nhưng đồng thời hầu như không để ý đến những gì xảy ra cho Hannah tại trường học và ở trong chính gia đình của mình. 

"Vì vậy, là rất quan trọng cho phụ huynh đóng một vai trò thực sự hoạt động trong cuộc sống của con em họ, mặc dù ưu tiên số một của một thiếu niên là phát huy cá tính, bậc cha mẹ vẫn nên tham gia và nói chuyện với chúng và cho chúng biết rằng bạn quan tâm và rằng bạn đang đầu tư vào chúng. Đừng có những bậc cha mẹ 'vắng mặt' kiểu trong bộ phim"

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc một người bạn cuả bạn đang bị dằn vặt bởi những tư tưởng tự tử, xin hãy tìm giúp đỡ từ một ai đó mà bạn có thể tin tưởng và/hoặc gọi Lifeline tại số 1-800-273-8255 (24 giờ mỗi ngày). 

Nếu là Công Giáo, xin liên lạc với linh mục địa phương của bạn, với giáo phận hoặc chi nhánh Catholic Charities tại địa phương.

Trần Mạnh Trác
Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/221215.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét