fr.aleteia.org, Sylvain Dorient, 2016-11-03
Gặp linh mục Matthieu Dauchez, người ở trong các thành phố ổ chuột nghèo nhất thủ đô Phi Luật Tân. Các thành phố ổ chuột ở đây là các thành phố ghê gớm nhất thế giới, nơi hàng triệu người Phi Luật Tân sống trong cảnh khốn cùng đen tối nhất. Tuy thế linh mục Matthieu Dauchez thấy ở đó gương mặt của Chúa: “Khi tôi thấy một em bé nằm trong xó là tôi thấy Chúa Kitô nằm giữa đống rác”.
Ở đó có những em bé bị tổn thương, đôi khi các em bị chính gia đình mình bỏ rơi và đương nhiên là các em sẽ hận thù mọi người. Thường thường chỉ cần ở với các em, cho các em biết các em được yêu thương, để đến lượt các em, các em có thể tha thứ và yêu thương lại. Linh mục Dauchez tin chắc: «Nơi các em có một ý chí rất mạnh, các em không lấy ác báo ác, các em có một lực siêu nhiên». Chính trong thiện chí anh hùng này mà linh mục thấy bàn tay của Chúa, ở tận cùng đáy các đống rác ở Manila. Các em này chỉ cần một bầu khí gia đình yêu thương.
«Vấn đề vật chất là một vấn đề ngụy tạo»
Khi được hỏi tổ chức của cha cần gì để giúp các em này, cha trả lời: “Chúng tôi cần lời cầu nguyện”. Và cha không hối hận khi dám nói “vấn đề vật chất là vấn đề ngụy tạo”. Không ai có thể lên án cha coi thường nhu cầu thiết yếu của những em này. Với hội ANAK và sự hỗ trợ thường xuyên của Hội Raoul Follereau, họ cung cấp cho các em đủ ăn đủ mặc và giúp các em đến trường. Dù sao các tổ chức này sẽ không làm được gì nếu không có công việc nền tảng là săn sóc tâm hồn các em. Cho ăn, cho mặc, ngay cả cho đến trường nhưng các em không cảm nhận mình được yêu thương thì cũng như “băng một vết thương mưng mũ mà không tẩy trùng trước”, cha tin chắc như vậy.
Cha không thấy nguồn gốc căn bệnh khốn cùng của các em đâu khác hơn là não trạng đạo đức bị trệch, đặc biệt nơi thói ích kỷ của những người giàu nhất. Ở Phi Luật Tân, tình trạng người nghèo không được cải thiện, trong khi nước này có mức tăng trưởng kinh tế 4% mỗi năm. Nước Phi Luật Tân thiếu cơ hội cho những ai muốn tìm lại con đường đến trường. Nhưng trước khi làm được việc này thì phải kéo các em ra khỏi hè phố.
Ở trong các khu phố nghèo, trẻ em tham dự vào những việc buôn bán tệ hại nhất, các em đối diện với ma túy và nạn mãi dâm, nhưng một khi các em được nâng đỡ và giúp đỡ, các em sẽ trở nên bình thường như các trẻ em khác. Linh mục Dauchez bảo đảm, các em có tốc độ thích ứng rất lạ lùng, nhưng ngược lại cũng vậy, các em rơi vào hè phố lại cũng rất nhanh, các em tìm lại thói quen cũ! “Khi chúng tôi cố gắng đưa một em ra khỏi hè phố, chúng tôi có cảm giác như mình xây lâu đài cát, nó có thể sụp bất cứ lúc nào, và phải xây lại!”
“Mong tim của các em đập lại”
Một vài em phát triển rất tốt. Linh mục nhớ lại, đặc biệt có một em tạo được sự thán phục nơi các em khác khi em này thi đậu vào cảnh sát. Cha nói đùa: “Một nửa các em trai thích được làm cảnh sát”. Một em trai 11 tuổi khi thấy một anh lớn tuổi hơn mặc đồng phục mà em mơ, em nghiêm trang nói: “Vậy thì con cũng phải làm được như vậy”.
Ở hội ANAK, chắc chắn người ta tự hào về những thành công này, nhưng nó không được che giấu chuyện cốt yếu. Linh mục Dauchez cho biết, chỉ cần làm sao các em này biết yêu thương, «quả tim các em đập trở lại được.». Một kỷ niệm mạnh ghi khắc mãi trong lòng cha không phải là kỷ niệm của một em có năng khiếu đã đậu được bằng danh giá, nhưng là kỷ niệm của em Darwin, em bị bệnh đau cơ và chết khi em 17 tuổi. Em không bao giờ nói về bệnh của mình, nhưng về «sứ mệnh» của mình và em cầu nguyện cho hội. Cha cho biết, em có trình độ trưởng thành về mặt thiêng liêng rất cao và cha đang cùng làm việc với giám mục để mở hồ sơ xin phong chân phúc cho em.
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Nguồn: http://phanxico.vn/2016/11/16/tim-chua-trong-thung-rac-o-manila-phi-luat-tan/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét