WGPSG -- Buổi hội thảo về “Bảo vệ Môi trường” (BVMT) - do Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc (ĐTGM Phaolô) giao cho Ban Caritas tổ chức - đã diễn ra vào sáng thứ Sáu 20-3-2015 tại phòng họp lầu hai của Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn.
Tham dự buổi hội thảo có: ĐTGM Phaolô; các linh mục: Giuse Phạm Bá Lãm, Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Gioan Lê Quang Việt, Đaminh Ngô Quang Tuyên, Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giuse Vũ Hữu Hiền và Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng; nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Ngọc Thủy; các ông: Vương Đình Chữ và Mai Đức Lập; các chuyên viên BVMT: Nguyễn Thị Vân Hà, Doãn Hồng Anh, Phạm Thị Diễm Phương và Nguyễn Thị Ngân Hà.
Khai mạc
Sau phút thánh hóa lúc 8g35, buổi hội thảo đã bắt đầu với lời khai mạc của ĐTGM Phaolô. Ngài nhắc đến Ngày Ăn chay cầu nguyện cho việc BVMT (13/3/2015) theo gợi ý của “Tổ chức Công giáo quốc tế về Biến đổi khí hậu (BĐKH)” và mong rằng buổi thảo luận hôm nay sẽ tìm ra những cách thức giúp mọi người trong giáo phận quan tâm nhiều hơn đến vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách này.
Sau khi linh mục trưởng ban Caritas Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng giới thiệu các tham dự viên, linh mục chưởng ấn Giuse Đỗ Mạnh Hùng đã trình chiếu một video clip diễn tả mối quan tâm của ĐTGM Phaolô về ô nhiễm môi trường cùng sự biến đổi khí hậu.
Thuyết trình
Đúng 9g00, tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hà bắt đầu phần thuyết trình với video clip do IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change: Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH) thực hiện. Video clip nói về BĐKH năm 2014 cùng với những những tác động khủng khiếp, những tổn thương và những nỗ lực thích nghi.
Sau đó, thuyết trình viên Vân Hà định nghĩa: “BĐKH là hiện tượng thay đổi ‘xu thế chung của thời tiết’ do các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người ngoài sự thay đổi khí hậu của tự nhiên”. BĐKH là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái (môi trường sống), sức khỏe, tài nguyên nước và nông nghiệp (an ninh lương thực). Các biểu hiện của BĐKH: nhiệt độ thời tiết tăng dị thường, mực nước biển dâng lên, thiên tai (hạn hán, giá rét, bão lũ…) xảy ra dồn dập. Sự xâm thực của nước biển khiến sản lượng lương thực và lượng nước ngọt giảm mạnh. BĐKH đe dọa sự ổn định của thế giới, đồng thời trở thành thảm hoạ cho các thế hệ tương lai của mọi quốc gia.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của BĐKH là hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng này xẩy ra trong một ngôi nhà lồng bằng kính - hấp thụ nhiệt lượng khi mặt trời chiếu vào. Nhiệt lượng ở lại trong nhà kính và không thoát ra được nên nhà kính mỗi lúc một nóng lên. Điều này có lợi khi nông dân áp dụng để làm nhà kính trồng cây bên trong. Nhờ sức nóng, cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Tuy nhiên sẽ là tai họa khủng khiếp khi lớp khí quyển của trái đất trở thành một nhà kính (vì có quá nhiều khí CO2, N2O, CFCs, CH4… và hơi nước) hấp thụ nhiều nhiệt vào, rồi giữ lại mà ít tỏa nhiệt ra, khiến cho địa cầu mỗi ngày một nóng lên. Theo các nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, nếu nhiệt độ trái đất tăng lên quá 2 độ C so với mức trung bình của năm 1900, khí hậu địa cầu sẽ trở nên bất ổn. Những nguyên nhân tạo ra hiệu ứng nhà kính của trái đất là:
- Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, khoáng sản, than đá…) phục vụ công nghiệp và giao thông.
- Chôn lấp rác thải, lạm dụng phân bón, chăn thả gia súc quá mức...
- Khai thác rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy du canh du cư… phá hủy các hợp phần tự nhiên và hệ sinh thái rừng, làm cho rừng thưa suy giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính.
- Chôn lấp rác thải, lạm dụng phân bón, chăn thả gia súc quá mức...
- Khai thác rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy du canh du cư… phá hủy các hợp phần tự nhiên và hệ sinh thái rừng, làm cho rừng thưa suy giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính tạo ra BĐKH và BĐKH trước hết ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến di trú và tập tính của các loài sinh vật. Nước biển dâng làm thay đổi chất lượng nước. Các loài thực vật nổi - mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi - bị hủy diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế, trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm. Cá ở các rặng san hô đa phần bị tiêu diệt.
BĐKH khiến nước biển dâng làm thay đổi diện tích rừng ngập mặn. Phân bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển, tăng nguy cơ tiệt chủng của động thực vật và nguồn gien quí hiếm. BĐKH cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng và phát tán dịch bệnh.
BĐKH là một nguy cơ lớn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường thông qua các dạng thiên tai như hạn hán, sạt lở, lũ quét… tạo các dịch bệnh. Nhiều loại bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh lây truyền qua các trung gian (sốt rét và sốt xuất huyết do muỗi), các bệnh lây truyền qua thực phẩm (ngộ độc thực phẩm), bệnh lây truyền qua môi trường nước (các bệnh đường ruột), bệnh lây truyền từ động vật và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi…)
BĐKH làm tăng chi phí thông gió, chi phí làm mát hầm lò khai thác, đồng thời làm giảm hiệu suất và sản lượng của các nhà máy điện. BĐKH theo hướng gia tăng cường độ và lượng giông-sét-mưa-bão sẽ ảnh hưởng trước hết đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện, nhấn chìm cơ sở hạ tầng giao thông ven biển như đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, phá huỷ hạ tầng giao thông, tăng chi phí bảo trì, biến dạng đường sắt, hư hỏng thiết bị cảnh báo giao thông, tăng nguy cơ tai nạn.
BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghệ và xây dựng. Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục. BĐKH còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH…
Kết thúc phần trình bày về BĐKH, tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hà đặt câu hỏi: Trước những đe doạ và nguy hại của BĐKH, chúng ta phải làm gì?
Chị Hà đề nghị: Trước hết, mỗi người cần phải tự bảo vệ mình trước thiên tai:
- Trang bị các kỹ năng cần thiết như bơi lội, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.
- Hãy mang theo quần áo ấm khi có thông báo về các đợt không khí lạnh vì nhiệt độ không khí có thể hạ rất thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những ngày trời nắng nhớ đội mũ, khi ra đường nên bôi kem chống nắng để tránh tác hại của các tia nắng ban ngày.
- Khi đang đi ngoài đường, tuyệt đối không trú mưa dưới cây to, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt… vì có thể bị sét đánh.
- Khi có dịch bệnh tại nơi ở, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cập nhập thông tin và làm theo các hướng dẫn phòng bệnh.
- Trang bị các kỹ năng cần thiết như bơi lội, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.
- Hãy mang theo quần áo ấm khi có thông báo về các đợt không khí lạnh vì nhiệt độ không khí có thể hạ rất thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những ngày trời nắng nhớ đội mũ, khi ra đường nên bôi kem chống nắng để tránh tác hại của các tia nắng ban ngày.
- Khi đang đi ngoài đường, tuyệt đối không trú mưa dưới cây to, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt… vì có thể bị sét đánh.
- Khi có dịch bệnh tại nơi ở, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cập nhập thông tin và làm theo các hướng dẫn phòng bệnh.
Tiếp theo, thuyết trình viên Vân Hà nói, mọi người cần có những hành động góp phần giảm nhẹ BĐKH cho cộng đồng, đó là:
- Thay đổi hành vi tiêu dùng thực phẩm, mua sắm và du lịch. Khi mua thực phẩm hay mua sắm, hãy cân nhắc: sản phẩm đã được sản xuất như thế nào, ở đâu, đến được nơi này bằng cách nào, cần mua bao nhiêu để khỏi dư thừa. Lời khuyên khi tiêu dùng: Nên tận dụng không gian để trồng rau sạch trong vườn/nhà, nên mua sản phẩm địa phương, nên dùng hết thực phẩm để tránh dư thừa. Tìm cách kéo dài tuổi thọ của sản phẩm hoặc tái sử dụng.
- Bảo vệ môi trường qua việc trồng cây, xử lý nước và rác. Cây xanh không những có vai trò hấp thụ khí cácbon điôxit mà còn cung cấp ôxy cho môi trường, và hấp thụ bụi làm môi trường xanh, sạch, đẹp hơn đồng thời giảm tác động của BĐKH; vì thế, cần tạo mảng xanh trong nhà càng nhiều càng tốt; cần trồng rừng đước tạo vùng đệm chống sóng và nước biển dâng. Tiết kiệm nước bằng cách cho nước vào chậu để rửa tay, rửa mặt thay vì chỉ vặn vòi nước; tắt vòi nước khi đang đánh răng; nước thải có thể đùng để đổ vào bồn cầu; nước thải không có các chất tẩy rửa có thể dùng để tưới cây; tận dụng nước mưa trong sinh hoạt. Hạn chế phát sinh rác thải, hạn chế sử dụng túi ny lông; tham gia phân loại rác tại nguồn ở hộ gia đình, ở các siêu thị, các trung tâm thương mại, các công sở… nghĩa là tách riêng chất thải có thể tái sinh tái chế (chất thải vô cơ) và chất thải không thể tái chế (chất thải hữu cơ); như vậy sẽ tiết kiệm diện tích đất chôn lấp rác, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm chi phí xử lý rác, đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ban ngày nên mở các cửa sổ để sử dụng ánh sáng tự nhiên và cũng giúp cho phòng ở thông thoáng hơn. Đối với các thiết bị điện như tivi, điều hòa, nếu để ở trạng thái chờ, vẫn tốn điện, nên khi dùng xong các thiết bị điện hãy rút hẳn phích điện ra khỏi ổ điện. Điều hòa nhiệt độ là thiết bị gia đình tiêu tốn nhiều điện năng nhất, nếu dùng điều hòa nên để nhiệt độ khoảng 26ºC hoặc cao hơn. Không nên cắm bình nóng lạnh suốt ngày đêm; trước khi tắm 10 phút mới bật bình nóng lạnh để tiết kiệm điện, không nên tắm nước quá nóng, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa tốn năng lượng. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống ví dụ như sử dụng máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời, sử dụng bếp năng lượng mặt trời để đun nấu.
- Thay đổi hành vi giao thông. Tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe, vừa góp phần giảm nhẹ BĐKH. Hãy đi bộ khi quãng đường không xa. Hạn chế đi lại bằng các phương tiện xe gắn máy là góp phần hạn chế sử dụng xăng giúp giảm thiểu tác động của BĐKH. Nên tích cực sử dụng hệ thống giao thông công cộng, giảm sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. Lựa chọn tuyến đường ngắn, cùng nhau đi, hoặc đưa con đi học. Khi xe dừng đèn đỏ quá 20 giây, hãy tắt máy vì khi xe máy dừng, do nhiên liệu không được đốt triệt để, thải ra môi trường nhiều khí độc, khí nhà kính và gây lãng phí nhiên liệu.
- Truyền thông: Phổ biến rộng rãi những thông tin về BĐKH cho cộng đồng.
Góp ý
Sau phần thuyết trình của tiến sĩ Vân Hà, các tham dự viên đã có nhiều góp ý thiết thực, có thể tóm kết lại như sau:
- Các linh mục chính xứ có vai trò quan trọng trong việc giúp giáo dân ý thức tầm quan trọng của BVMT. Đây là bổn phận và nhiệm vụ phát sinh từ đức Tin và đức Ái, đồng thời cũng là công việc hết sức cấp bách cần làm ngay để cứu trái đất và giải cứu thế hệ mai sau khỏi những thảm hoạ môi trường. Các thông tin và tài liệu cần được chuyển đến văn phòng các giáo hạt và các giáo xứ. Các giáo xứ nên lập các "Ban Sạch Đẹp", "Ban Sạch Xanh", "Tổ Ve Chai", "Tổ Quần Áo Cũ", "Tổ Vật Dụng Cũ" để mọi người ý thức rằng việc bảo vệ môi trường và tái sử dụng đồ cũ là một trách nhiệm. Nên trồng thêm cây xanh chung quanh nhà thờ. Nên tổ chức "Ngày Môi Trường" chung cho mọi giáo xứ và làm gương khi thực hiện "Giờ Trái Đất" (tắt toàn thể đèn điện trong một hoặc hai giờ). Nên tổ chức các buổi thuyết trình giúp giáo dân biết cách tiết kiệm năng lượng, biết xử lý nước, làm những hầm chứa nước mưa và xử lý rác đúng cách.
- Ban Truyền Thông mong nhóm chuyên viên BVMT cung cấp những tư liệu, hình ảnh, video clips… về BVMT để có thể phổ biến bằng mọi phương tiện.
- Ban Gia Đình tổ chức các chương trình chuyên đề về BVMT.
- Ban Caritas Sài Gòn tổ chức thêm các cuộc hội thảo và tập huấn về đề tài này.
- Nên chăng thiết lập môn này (tổng quan) trong chương trình học của Đại Chủng viện và của Học viện Mục Vụ?
- Việc gây ý thức BVMT không cần đợi lệnh từ trên xuống mà mang tính đồng loạt do ý thức của toàn Dân Chúa, khởi đi từ những nơi có ý thức nhiều hơn để dần dần lan rộng mỗi ngày một lớn hơn trong xã hội và Giáo hội. Tuy nhiên, vẫn mong các Đấng Bản Quyền ra những chỉ thị rõ rệt về BVMT và khích lệ khen ngợi những giáo xứ đã làm tốt nhiệm vụ này.
- Nên có một nhóm, ví dụ Caritas, lãnh trách nhiệm tiếp tục và không ngừng thúc đẩy những hoạt động BVMT trong giáo phận.
- Ban Truyền Thông mong nhóm chuyên viên BVMT cung cấp những tư liệu, hình ảnh, video clips… về BVMT để có thể phổ biến bằng mọi phương tiện.
- Ban Gia Đình tổ chức các chương trình chuyên đề về BVMT.
- Ban Caritas Sài Gòn tổ chức thêm các cuộc hội thảo và tập huấn về đề tài này.
- Nên chăng thiết lập môn này (tổng quan) trong chương trình học của Đại Chủng viện và của Học viện Mục Vụ?
- Việc gây ý thức BVMT không cần đợi lệnh từ trên xuống mà mang tính đồng loạt do ý thức của toàn Dân Chúa, khởi đi từ những nơi có ý thức nhiều hơn để dần dần lan rộng mỗi ngày một lớn hơn trong xã hội và Giáo hội. Tuy nhiên, vẫn mong các Đấng Bản Quyền ra những chỉ thị rõ rệt về BVMT và khích lệ khen ngợi những giáo xứ đã làm tốt nhiệm vụ này.
- Nên có một nhóm, ví dụ Caritas, lãnh trách nhiệm tiếp tục và không ngừng thúc đẩy những hoạt động BVMT trong giáo phận.
Buổi hội thảo đã kết thúc lúc 11g sau khi Ban Thư ký đọc tóm tắt biên bản và lời cám ơn của Ban Tổ chức đến tất cả các thuyết trình viên cũng như tham dự viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét